KT-XH Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại "tách đôi": Đáp án khiến bạn ngạc nhiên!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Rất nhiều người cho rằng, các vùng biển là một khối thống nhất và chúng chỉ được người ta phân thành các đại dương để đặt tên. Tuy nhiên các đại dương thực tế lại có những ranh giới đầy sống động, bất ngờ.

Nếu đến vùng ranh giới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, bạn sẽ một phen "Ố á" vì hiện tượng thiên nhiên quá đỗi kỳ thú. Theo đó vùng nước giữa hai đại dương có đường ranh giới phân chia rõ rệt. Nhìn từ trên cao, du khách có thể thấy hai vùng nước không hòa lẫn vào nhau và có màu sắc khác biệt.

 Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại tách đôi: Đáp án khiến bạn ngạc nhiên! - Ảnh 1.

 Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại tách đôi: Đáp án khiến bạn ngạc nhiên! - Ảnh 2.


Thái Bình Dương và Đại Tây Dương nhìn từ trên cao.


Vậy vì sao nước của 2 vùng đại dương này lại tách đôi?

Câu trả lời là do cấu tạo nước của hai đại dương này khác nhau. Theo đó, nước của Thái Bình Dương có độ mặn, thành phần, mật độ và cấu trúc hóa học khác so với Đại Tây Dương. Phần đường ranh giới được gọi là vùng đệm của đại dương. Các chuyên gia gọi là Haloclin – hiện tượng làm ranh giới giữa các vùng nước có độ mặn khác nhau. Hiện tượng này xuất hiện giữa những dòng nước có độ mặn chênh nhau ít nhất 5 lần.

Trước đó, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cousteau (1910-1997) từng lặn xuống eo biển Gibraltar (eo biển hẹp nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương) và phát hiện thấy các lớp nước có độ mặn khác nhau giống như được phân chia bởi một lớp màng trong suốt. Không chỉ vậy, mỗi lớp nước lại có một hệ động thực vật riêng.

Trên thực tế, ngoài Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, trái đất còn có nhiều vùng biển khác xuất hiện hiện tượng kỳ thú này. Có thể kể đến biển Skagerrak và Kattegat với màu nước khác nhau và hoàn toàn tách biệt.

 Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại tách đôi: Đáp án khiến bạn ngạc nhiên! - Ảnh 3.


Nơi giao nhau giữa hai biển Skagerrak và Kattegat.


Ngoài ra còn có nước của hai dòng sông Negro và Amazon không hoà lẫn tạo nên hai mảng màu đen – nâu vàng riêng biệt.

 Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại tách đôi: Đáp án khiến bạn ngạc nhiên! - Ảnh 4.


Nước tại điểm giao của hai con sông Negro và Amazon.


Tại sao tất cả các thành viên hoàng gia Nhật Bản chỉ có tên mà không có họ?

Trí thức trẻ

Link bài gốc: Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại "tách đôi": Đáp án khiến bạn ngạc nhiên!
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

News

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,419
Bài viết
63,639
Thành viên
86,447
Thành viên mới nhất
vinhlv89

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN