Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2023 và 6 tháng đầu năm 2023 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ của các doanh nghiệp nội địa đang sụt giảm. Nhiều mặt bằng đắc địa tại tuyến phố lớn bỏ trống, đồng loạt treo biển bán, tìm khách thuê,...
Trong đó, thời trang, nhà hàng, kinh doanh xe...có tỉ lệ trả mặt bằng cao hơn nhóm kinh doanh hàng hóa thiết yếu.
Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của người dân suy giảm, có xu hướng giảm chi tiêu dịch vụ xã hội. Hàng loạt doanh nghiệp lớn trong ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng liên tục báo lỗ, thậm chí phải đóng cửa, rút khỏi thị trường,...
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 6/2023, có 5.102 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 5.749 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 1.482 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 21,2% và giảm 12,2%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 60.200 doanh nghiệp (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước); 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng 28,9%); 8.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 2,8%). Như vậy sau nửa đầu năm 2023 đã có 100.000 doanh nghiệp đóng cửa (16.700 doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng).
Tuy nhiên trong chiều ngược lại, sau 6 tháng đầu năm, cả nước cũng có 113.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại thị trường.
Mặc dù vậy, bối cảnh khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, cắt giảm chi nhánh, dẫn đến nhu cầu thuê văn phòng, mặt bằng sụt giảm đáng kể.
Theo VARS, bất động sản văn phòng đối mặt với nguy cơ “khủng hoảng thừa“ bởi nguồn cung tăng trong khi nhu cầu giảm. Giá chào thuê trung bình tại một số khu vực có xu hướng giảm theo.
Báo cáo quý 2 của Savills cũng cho biết, ở phân khúc văn phòng, khách thuê thận trọng với các quyết định trong trung hạn.
Tại Hà Nội, do bối cảnh kinh tế không thuận lợi đã tác động tiêu cực tới giá thuê. Giá thuê gộp đạt 504.000 VNĐ/m2/tháng, giảm -2% theo quý và ổn định theo năm.
Còn tại TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2023, các giao dịch di dời chiếm tỷ trọng lớn nhất (34% diện tích thuê). Giá thuê ổn định theo quý và tăng 4% theo năm đạt 747.000 VNĐ/m2/tháng. Hạng A hoạt động tốt nhất trong các phân khúc với công suất 94% và giá thuê
đạt 1,4 triệu VNĐ/m2/tháng.
VARS dự báo, trong thời gian tới, bất động sản thương mại – văn phòng, bán lẻ tiếp tục được bổ sung nguồn cung từ các dự án đang triển khai với tổng diện tích ước tính 214.000m2. Trong khi đó, lực cầu lại có xu hướng giảm nhẹ tạm thời do những khó khăn chung của tình hình kinh tế.
Link bài gốc: Vì sao nhiều mặt bằng đắc địa tại tuyến phố lớn bỏ trống, đồng loạt treo biển bán, tìm khách thuê?
Trong đó, thời trang, nhà hàng, kinh doanh xe...có tỉ lệ trả mặt bằng cao hơn nhóm kinh doanh hàng hóa thiết yếu.
Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của người dân suy giảm, có xu hướng giảm chi tiêu dịch vụ xã hội. Hàng loạt doanh nghiệp lớn trong ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng liên tục báo lỗ, thậm chí phải đóng cửa, rút khỏi thị trường,...
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 6/2023, có 5.102 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 5.749 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 1.482 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 21,2% và giảm 12,2%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 60.200 doanh nghiệp (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước); 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng 28,9%); 8.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 2,8%). Như vậy sau nửa đầu năm 2023 đã có 100.000 doanh nghiệp đóng cửa (16.700 doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng).
Tuy nhiên trong chiều ngược lại, sau 6 tháng đầu năm, cả nước cũng có 113.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại thị trường.
Mặc dù vậy, bối cảnh khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, cắt giảm chi nhánh, dẫn đến nhu cầu thuê văn phòng, mặt bằng sụt giảm đáng kể.
Theo VARS, bất động sản văn phòng đối mặt với nguy cơ “khủng hoảng thừa“ bởi nguồn cung tăng trong khi nhu cầu giảm. Giá chào thuê trung bình tại một số khu vực có xu hướng giảm theo.
Báo cáo quý 2 của Savills cũng cho biết, ở phân khúc văn phòng, khách thuê thận trọng với các quyết định trong trung hạn.
Tại Hà Nội, do bối cảnh kinh tế không thuận lợi đã tác động tiêu cực tới giá thuê. Giá thuê gộp đạt 504.000 VNĐ/m2/tháng, giảm -2% theo quý và ổn định theo năm.
Còn tại TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2023, các giao dịch di dời chiếm tỷ trọng lớn nhất (34% diện tích thuê). Giá thuê ổn định theo quý và tăng 4% theo năm đạt 747.000 VNĐ/m2/tháng. Hạng A hoạt động tốt nhất trong các phân khúc với công suất 94% và giá thuê
đạt 1,4 triệu VNĐ/m2/tháng.
VARS dự báo, trong thời gian tới, bất động sản thương mại – văn phòng, bán lẻ tiếp tục được bổ sung nguồn cung từ các dự án đang triển khai với tổng diện tích ước tính 214.000m2. Trong khi đó, lực cầu lại có xu hướng giảm nhẹ tạm thời do những khó khăn chung của tình hình kinh tế.
Link bài gốc: Vì sao nhiều mặt bằng đắc địa tại tuyến phố lớn bỏ trống, đồng loạt treo biển bán, tìm khách thuê?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu