TIN MỚI
Một phụ huynh sống tại Đức đã từng bày tỏ với cô giáo của con trai 7 tuổi rằng chị mong muốn con mình được dạy thêm những kiến thức đặc biệt. Sau đó, chị đã bị cô giáo từ chối và nói chị nên giữ con mình có nhiều thời gian chơi và nghỉ ngơi giống như những đứa trẻ cùng tuổi. Tuy nhiên, phụ huynh này không vội từ bỏ; một tuần sau, chị mang theo giấy chứng nhận IQ trước tuổi của con mình tới gặp cô giáo và hi vọng cô giáo sẽ đồng ý dạy con mình. Nhưng lần này, chị cũng bị từ chối chẳng khác gì lần trước.
“Người lớn nên giữ lại không gian cho trí tưởng tượng của bọn trẻ được bay bổng. Khai thác trí lực của trẻ đôi khi không phải là một việc tốt bởi nhét đầy kiến thức vào đầu bọn trẻ dần chỉ khiến não chúng dần trở thành ổ cứng máy tính. Rồi sẽ đến ngày, chúng không còn muốn chủ động suy nghĩ hay tưởng tượng nữa”, cô giáo khuyên chị.
Chị có năn nỉ thế nào, cô giáo lại vỗ về an ủi chị cứ để cho bọn trẻ vừa học vừa chơi, các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng quá nhiều. Đi về mà lòng không an tâm, chị vẫn không thể hiểu nổi vì sao chính phủ Đức lại không cho trẻ học trước tuổi. Bản thân phụ huynh này nghĩ rằng nếu con được học trước thì con sẽ không bị bỡ ngỡ khi bắt đầu đi học chính thức trên trường.
Vì muốn tìm rõ ngọn ngành câu chuyện này, chị đã tìm đến lời khuyên của một số chuyên gia giáo dục của Đức. Kết quả là, họ khuyên chị đọc quyển Hiến pháp của nước Đức.
Trong quyển Hiến pháp, khoản 6 điều 7 trong đó quy định một cách rõ ràng rằng: “Cấm thành lập trường giáo dục trước độ tuổi đi học”. Thông qua các bộ luật của quốc gia, chính phủ Đức cấm khai thác trí lực của trẻ quá sớm.
Phụ huynh trên cũng nhận được lời khuyên của các chuyên gia giáo dục: “'Nhiệm vụ duy nhất' của trẻ trước khi vào lớp 1 là trưởng thành một cách vui vẻ”. Bởi bẩm sinh bọn trẻ thích chơi đùa, bố mẹ không nên làm trái với quy luật trưởng thành của trẻ.
Không chỉ ở Đức, mà ở hầu hết các nước châu Âu, mọi người đều nhận thức rằng, trẻ nhỏ có quy luật trưởng thành của riêng chúng. Trẻ nhỏ có những việc làm tương ứng với từng giai đoạn của chúng. Chẳng hạn, trước khi đi học chính thức, chúng được vui đùa thỏa thích. Dễ thấy, rất nhiều công viên, sân vui chơi dành cho trẻ nhỏ được đầu tư xây dựng xung quanh nơi có dân cư sống.
Những điều đáng kinh ngạc trong nền giáo dục của Đức
1. Giáo dục mầm non của Đức không phân lớp lớn nhỏ, tất cả các độ tuổi đều học cùng nhau.
2. Trường học của Đức đều chỉ áp dụng chương trình học nửa ngày. Buổi chiều trẻ không có bài tập về nhà, chỉ có các hoạt động ngoại khóa.
3. Tới lớp 3 trẻ em Đức mới bắt đầu học tiếng Anh.
4. Bậc tiểu học của Đức chỉ có 4 năm. Sau đó sẽ căn cứ vào giới thiệu của thầy cô, trẻ sẽ lên lớp và học những chuyên môn khác nhau theo sở trường của mình. Tuy tỷ lệ đỗ đại học ở Đức không cao như ở Việt Nam nhưng người Đức coi trọng những khóa học thực tiễn. Tiến độ môn toán học trừu tượng trong chương trình học của họ ít nhất là chậm 2 năm so với Việt Nam.
5. Vì sao 82 triệu người Đức lại chiếm một nửa giải Nobel của thế giới? Đáp án chính là: Đừng khai thác trí lực của trẻ khi còn quá sớm.
Ba phương diện trong trọng điểm "giáo dục"
1. Những kiến thức xã hội cơ bản như: Không được sử dụng bạo lực, không được nói chuyện lớn tiếng.
2. Khả năng làm việc của trẻ: Trong độ tuổi mầm non trẻ sẽ làm những công việc thủ công tùy theo sở thích của mình.
3. Bồi dưỡng năng lực cảm xúc, sự tự tin cho trẻ.
Trẻ em ở Việt Nam lại trái ngược hoàn toàn với trẻ em châu Âu. Hầu như các em đã được học xong những kiến thức của năm đầu bậc tiểu học khi đang học lớp mầm non bởi lẽ các bậc phụ huynh luôn lo lắng rằng con mình sẽ không bắt kịp các bạn khi vào lớp 1, nếu không bắt kịp các bạn, có thể con sẽ chán học và có thành tích không tốt.
Bề ngoài thì có vẻ như trẻ em châu Âu đã thua với trẻ nhỏ ở Việt Nam ngay từ vạch xuất phát. Nhưng đổi lại với sự lo lắng của các bậc phụ huynh Việt Nam, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức một cách bị động mà bỏ mất thói quen chủ động suy nghĩ trước một vấn đề. Hậu quả của những bộ não như chiếc ổ cứng là hủy đi tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ những đứa trẻ.
Giải Nobel Y học năm 2021 vinh danh hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian
Doanh nghiệp và tiếp thị
Link bài gốc: Vì sao người Đức đạt số giải Nobel nhiều top 3 thế giới?
Một phụ huynh sống tại Đức đã từng bày tỏ với cô giáo của con trai 7 tuổi rằng chị mong muốn con mình được dạy thêm những kiến thức đặc biệt. Sau đó, chị đã bị cô giáo từ chối và nói chị nên giữ con mình có nhiều thời gian chơi và nghỉ ngơi giống như những đứa trẻ cùng tuổi. Tuy nhiên, phụ huynh này không vội từ bỏ; một tuần sau, chị mang theo giấy chứng nhận IQ trước tuổi của con mình tới gặp cô giáo và hi vọng cô giáo sẽ đồng ý dạy con mình. Nhưng lần này, chị cũng bị từ chối chẳng khác gì lần trước.
“Người lớn nên giữ lại không gian cho trí tưởng tượng của bọn trẻ được bay bổng. Khai thác trí lực của trẻ đôi khi không phải là một việc tốt bởi nhét đầy kiến thức vào đầu bọn trẻ dần chỉ khiến não chúng dần trở thành ổ cứng máy tính. Rồi sẽ đến ngày, chúng không còn muốn chủ động suy nghĩ hay tưởng tượng nữa”, cô giáo khuyên chị.
Chị có năn nỉ thế nào, cô giáo lại vỗ về an ủi chị cứ để cho bọn trẻ vừa học vừa chơi, các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng quá nhiều. Đi về mà lòng không an tâm, chị vẫn không thể hiểu nổi vì sao chính phủ Đức lại không cho trẻ học trước tuổi. Bản thân phụ huynh này nghĩ rằng nếu con được học trước thì con sẽ không bị bỡ ngỡ khi bắt đầu đi học chính thức trên trường.
Vì muốn tìm rõ ngọn ngành câu chuyện này, chị đã tìm đến lời khuyên của một số chuyên gia giáo dục của Đức. Kết quả là, họ khuyên chị đọc quyển Hiến pháp của nước Đức.
Trong quyển Hiến pháp, khoản 6 điều 7 trong đó quy định một cách rõ ràng rằng: “Cấm thành lập trường giáo dục trước độ tuổi đi học”. Thông qua các bộ luật của quốc gia, chính phủ Đức cấm khai thác trí lực của trẻ quá sớm.
Phụ huynh trên cũng nhận được lời khuyên của các chuyên gia giáo dục: “'Nhiệm vụ duy nhất' của trẻ trước khi vào lớp 1 là trưởng thành một cách vui vẻ”. Bởi bẩm sinh bọn trẻ thích chơi đùa, bố mẹ không nên làm trái với quy luật trưởng thành của trẻ.
Không chỉ ở Đức, mà ở hầu hết các nước châu Âu, mọi người đều nhận thức rằng, trẻ nhỏ có quy luật trưởng thành của riêng chúng. Trẻ nhỏ có những việc làm tương ứng với từng giai đoạn của chúng. Chẳng hạn, trước khi đi học chính thức, chúng được vui đùa thỏa thích. Dễ thấy, rất nhiều công viên, sân vui chơi dành cho trẻ nhỏ được đầu tư xây dựng xung quanh nơi có dân cư sống.
Những điều đáng kinh ngạc trong nền giáo dục của Đức
1. Giáo dục mầm non của Đức không phân lớp lớn nhỏ, tất cả các độ tuổi đều học cùng nhau.
2. Trường học của Đức đều chỉ áp dụng chương trình học nửa ngày. Buổi chiều trẻ không có bài tập về nhà, chỉ có các hoạt động ngoại khóa.
3. Tới lớp 3 trẻ em Đức mới bắt đầu học tiếng Anh.
4. Bậc tiểu học của Đức chỉ có 4 năm. Sau đó sẽ căn cứ vào giới thiệu của thầy cô, trẻ sẽ lên lớp và học những chuyên môn khác nhau theo sở trường của mình. Tuy tỷ lệ đỗ đại học ở Đức không cao như ở Việt Nam nhưng người Đức coi trọng những khóa học thực tiễn. Tiến độ môn toán học trừu tượng trong chương trình học của họ ít nhất là chậm 2 năm so với Việt Nam.
5. Vì sao 82 triệu người Đức lại chiếm một nửa giải Nobel của thế giới? Đáp án chính là: Đừng khai thác trí lực của trẻ khi còn quá sớm.
Ba phương diện trong trọng điểm "giáo dục"
1. Những kiến thức xã hội cơ bản như: Không được sử dụng bạo lực, không được nói chuyện lớn tiếng.
2. Khả năng làm việc của trẻ: Trong độ tuổi mầm non trẻ sẽ làm những công việc thủ công tùy theo sở thích của mình.
3. Bồi dưỡng năng lực cảm xúc, sự tự tin cho trẻ.
Trẻ em ở Việt Nam lại trái ngược hoàn toàn với trẻ em châu Âu. Hầu như các em đã được học xong những kiến thức của năm đầu bậc tiểu học khi đang học lớp mầm non bởi lẽ các bậc phụ huynh luôn lo lắng rằng con mình sẽ không bắt kịp các bạn khi vào lớp 1, nếu không bắt kịp các bạn, có thể con sẽ chán học và có thành tích không tốt.
Bề ngoài thì có vẻ như trẻ em châu Âu đã thua với trẻ nhỏ ở Việt Nam ngay từ vạch xuất phát. Nhưng đổi lại với sự lo lắng của các bậc phụ huynh Việt Nam, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức một cách bị động mà bỏ mất thói quen chủ động suy nghĩ trước một vấn đề. Hậu quả của những bộ não như chiếc ổ cứng là hủy đi tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ những đứa trẻ.
Giải Nobel Y học năm 2021 vinh danh hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian
Doanh nghiệp và tiếp thị
Link bài gốc: Vì sao người Đức đạt số giải Nobel nhiều top 3 thế giới?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu