KT-XH Vì sao máy bay thương mại thường phải bay cao hơn 10.000m trên bầu trời: Câu trả lời không phải ai cũng biết

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
Không nhiều người trong chúng ta có cơ hội được ngồi trên chiếc máy bay và lửng lơ giữa bầu trời. Dù vậy, những sự thật xoay quanh loại hình vận tải này vẫn thu hút rất nhiều sự tò mò từ dân mạng.

Trong số "1 vạn câu hỏi vì sao" về máy bay, nhiều người thắc mắc lý do mà những chiếc phi cơ luôn phải bay cao đến vậy, nhìn từ dưới đất đôi khi chỉ thấy một chấm bé xíu? Nếu bay thấp hơn, liệu sẽ có chuyện gì xảy ra? Giải thích cho câu hỏi này, có 3 lý do mà bạn nên biết dưới đây.

Vì sao máy bay thương mại thường phải bay cao hơn 10.000m trên bầu trời: Câu trả lời không phải ai cũng biết - Ảnh 1.

1. Di chuyển nhanh hơn, tiết kiệm chi phí nhiên liệu


Hiện tại, các máy bay thương mại thường di chuyển ở độ cao từ 10.000 - 12.800m trên không trung, thuộc khu vực tầng bình lưu của khí quyển. Ở đây, lực cản của không khí thấp khiến máy bay có thể di chuyển nhanh hơn, nhờ vậy cũng tiết kiệm được một phần nhiên liệu và chi phí cho hãng bay.

Vì sao máy bay thương mại thường phải bay cao hơn 10.000m trên bầu trời: Câu trả lời không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

2. Tránh được thời tiết xấu


Tình trạng thời tiết khi bạn nhìn qua ô cửa sổ ở độ cao hơn 10.000m rất khác với lúc chúng ta hạ cánh. Thông thường khi bay ở độ cao đó, máy bay sẽ tránh được phần lớn hiện tượng thời tiết xấu, dù bên dưới có mưa to gió lớn thế nào thì cũng không ảnh hưởng đến quá trình di chuyển. Dù vậy khi trời có bão to và sấm sét, các hãng hàng không thường sẽ hoãn hoặc huỷ chuyến để bảo đảm an toàn tối đa cho hành khách.

Vì sao máy bay thương mại thường phải bay cao hơn 10.000m trên bầu trời: Câu trả lời không phải ai cũng biết - Ảnh 3.

3. Tránh các vật cản trong không trung


Vật cản ở đây có thể là núi non, thậm chí cả những thứ bạn không ngờ đến như thiết bị bay không người lái (drone), các loài chim chóc, côn trùng, thậm chí là những loại phi cơ hạng nhẹ, trực thăng…

Nếu nghĩ máy bay lỡ va phải chim cũng chẳng sao thì bạn đã lầm to. Nhìn chung, một chiếc máy bay va vào một con chim gần như tương đương với tác động của một vụ nổ vỏ, cả máy bay và con chim đều không có cơ hội sống sót. Nhiều người cũng cho rằng chim không thể bay quá cao, đó cũng là sai lầm lớn.

Vì sao máy bay thương mại thường phải bay cao hơn 10.000m trên bầu trời: Câu trả lời không phải ai cũng biết - Ảnh 4.


Những gì xảy ra khi một chú chim lỡ va phải máy bay

4. Giúp phi công giải quyết được tình huống khẩn cấp


Bay ở độ cao hơn 10.000m, nếu như động cơ có bị hỏng hay bất kỳ phần nào của máy bay gặp trục trặc, phi công cũng có đủ thời gian để xử lý sự cố và tìm nơi hạ cánh an toàn. Đồng thời không để máy bay giảm tốc độ hoặc rơi quá nhanh khi tiếp đất, các cơ quan hàng không trên khắp thế giới, bao gồm Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh (CAA) và Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ đều áp dụng độ cao an toàn thấp nhất là 304m so với vật cố định cao nhất trong khu vực bay.

Vì sao máy bay thương mại thường phải bay cao hơn 10.000m trên bầu trời: Câu trả lời không phải ai cũng biết - Ảnh 5.


Nguồn: Tổng hợp

Máy bay nổ tung ở độ cao 10.000m, nữ tiếp viên vẫn thoát chết như phép màu, sau hàng chục năm lý do kinh ngạc mới được giải đáp


Link bài gốc: Vì sao máy bay thương mại thường phải bay cao hơn 10.000m trên bầu trời: Câu trả lời không phải ai cũng biết
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,146
Bài viết
63,367
Thành viên
86,251
Thành viên mới nhất
FPT Telecom Toàn Quốc

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN