Theo số liệu mới nhất vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm hơn 95% khối lượng giao dịch) đã giảm về mức 5,49% vào ngày 9/2, từ mức 5,72% trong phiên trước đó và 6,21% ghi nhận vào cuối tuần trước. Cùng với kỳ hạn qua đêm, lãi suất các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng cũng đồng loạt giảm 0,26 – 1,12 điểm % so với cuối tuần trước.
Nguồn: SBV
Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh bất chấp hoạt động hút ròng thanh khoản kỷ lục của NHNN trong tuần qua.
Cụ thể, trong 5 phiên giao dịch gần nhất, Nhà điều hành đã liên tiếp phát hành lượng lớn tín phiếu 7 ngày với tổng giá trị đạt gần 85.000 tỷ đồng. Trong khi chỉ có 15.000 tỷ tín phiếu phát hành trong tuần trước đáo hạn. Tính chung, cơ quan quản lý tiền tệ đã rút ra khỏi hệ thống gần 70.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.
Lượng tín phiếu trúng thầu liên tục ở mức cao dù lãi suất trúng thầu có xu hướng giảm phần nào cho thấy thanh khoản hệ thống đã dồi dào hơn trong những ngày gần đây.
Trên kênh cầm cố giấy tờ có giá, NHNN vẫn tiếp tục hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn cho một vài ngân hàng có nhu cầu trong 4 phiên đầu tuần, song tổng quy mô đã giảm về còn hơn 8.406 tỷ so với mức hàng chục nghìn tỷ trong những tuần trước.
Đáng chú ý, đến phiên giao dịch cuối tuần qua 10/2, NHNN không còn phải hỗ trợ thanh khoản cho bất kỳ thành viên nào. Đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng qua không có ngân hàng nào vay nóng NHNN để bù đắp thanh khoản ngắn hạn.
Ở chiều ngược lại, có gần 80.819 tỷ đồng các khoản vay OMO đáo hạn trong tuần qua, tương ứng với số tiền các thành viên thị trường trả lại Nhà điều hành. Như vậy, tổng lượng tiền được rút ra khỏi hệ thống qua kênh OMO trong tuần qua là gần 72.413 tỷ đồng.
Tổng cộng trên cả hai kênh tín phiếu và OMO, NHNN đã hút ròng gần 142.413 tỷ đồng trong tuần qua - mức hút ròng cao nhất nhiều tháng trở lại đây.
Nguồn: SBV
Việc lãi suất liên ngân hàng giảm sâu bất chấp hoạt động hút ròng mạnh của Nhà điều hành cho thấy thanh khoản hệ thống đã dồi dào hơn nhiều so với giai đoạn trước. Dù vẫn cần thêm dữ liệu để khẳng định nguồn hỗ trợ thanh khoản hệ thống đến từ đâu, song nhiều khả năng hoạt động mua ngoại tệ của NHNN là một trong những nhân tố chính.
Trước đó, Nhà điều hành đã nối lại hoạt động chào mua ngoại tệ từ giữa tháng 12/2022 khi tỷ giá bắt đầu hạ nhiệt. Còn theo thông tin của Chứng khoán BIDV, NHNN bắt đầu mua vào ngoại tệ kể từ tháng 1/2023 và tính riêng trong tháng 1 đã mua thêm 2,78 tỷ USD (tương gần 65.200 tỷ VND).
Trước đó, giới phân tích cũng dự báo sẽ có nhiều yếu tố hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng trong năm 2023.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng các yếu tố có thể hỗ trợ thanh khoản của hệ thống gồm: 1) với áp lực tỷ giá giảm bớt, NHNN có thể tận dụng cơ hội để tích trữ ngoại tệ, đồng thời là cũng một kênh hỗ trợ thanh khoản tiền đồng; 2) tín dụng tăng chậm hơn, huy động vốn tích cực hơn; 3) tăng trưởng cung tiền sẽ có sự phục hồi nhờ đầu tư công cải thiện và định hướng tiếp tục hỗ trợ thanh khoản từ nhà điều hành; 4) áp lực trái phiếu đáo hạn cho năm 2023 vẫn còn rất lớn, tuy nhiên sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn từ các thành viên thị trường so với năm 2022.
Đồng quan điểm, Chứng khoán KB cho rằng, năm 2023 NHNN sẽ thực hiện lại nghiệp vụ mua USD trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ tốt đến từ thặng dư thương mại, kiều hối và FDI, vay nợ ròng nước ngoài, qua đó giúp tăng dự trữ ngoại hối và bơm một lượng tiền VND vào hệ thống các ngân hàng.
Link bài gốc: Vì sao lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh dù NHNN hút ròng hơn 142.000 tỷ?
Nguồn: SBV
Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh bất chấp hoạt động hút ròng thanh khoản kỷ lục của NHNN trong tuần qua.
Cụ thể, trong 5 phiên giao dịch gần nhất, Nhà điều hành đã liên tiếp phát hành lượng lớn tín phiếu 7 ngày với tổng giá trị đạt gần 85.000 tỷ đồng. Trong khi chỉ có 15.000 tỷ tín phiếu phát hành trong tuần trước đáo hạn. Tính chung, cơ quan quản lý tiền tệ đã rút ra khỏi hệ thống gần 70.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.
Lượng tín phiếu trúng thầu liên tục ở mức cao dù lãi suất trúng thầu có xu hướng giảm phần nào cho thấy thanh khoản hệ thống đã dồi dào hơn trong những ngày gần đây.
Trên kênh cầm cố giấy tờ có giá, NHNN vẫn tiếp tục hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn cho một vài ngân hàng có nhu cầu trong 4 phiên đầu tuần, song tổng quy mô đã giảm về còn hơn 8.406 tỷ so với mức hàng chục nghìn tỷ trong những tuần trước.
Đáng chú ý, đến phiên giao dịch cuối tuần qua 10/2, NHNN không còn phải hỗ trợ thanh khoản cho bất kỳ thành viên nào. Đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng qua không có ngân hàng nào vay nóng NHNN để bù đắp thanh khoản ngắn hạn.
Ở chiều ngược lại, có gần 80.819 tỷ đồng các khoản vay OMO đáo hạn trong tuần qua, tương ứng với số tiền các thành viên thị trường trả lại Nhà điều hành. Như vậy, tổng lượng tiền được rút ra khỏi hệ thống qua kênh OMO trong tuần qua là gần 72.413 tỷ đồng.
Tổng cộng trên cả hai kênh tín phiếu và OMO, NHNN đã hút ròng gần 142.413 tỷ đồng trong tuần qua - mức hút ròng cao nhất nhiều tháng trở lại đây.
Nguồn: SBV
Việc lãi suất liên ngân hàng giảm sâu bất chấp hoạt động hút ròng mạnh của Nhà điều hành cho thấy thanh khoản hệ thống đã dồi dào hơn nhiều so với giai đoạn trước. Dù vẫn cần thêm dữ liệu để khẳng định nguồn hỗ trợ thanh khoản hệ thống đến từ đâu, song nhiều khả năng hoạt động mua ngoại tệ của NHNN là một trong những nhân tố chính.
Trước đó, Nhà điều hành đã nối lại hoạt động chào mua ngoại tệ từ giữa tháng 12/2022 khi tỷ giá bắt đầu hạ nhiệt. Còn theo thông tin của Chứng khoán BIDV, NHNN bắt đầu mua vào ngoại tệ kể từ tháng 1/2023 và tính riêng trong tháng 1 đã mua thêm 2,78 tỷ USD (tương gần 65.200 tỷ VND).
Trước đó, giới phân tích cũng dự báo sẽ có nhiều yếu tố hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng trong năm 2023.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng các yếu tố có thể hỗ trợ thanh khoản của hệ thống gồm: 1) với áp lực tỷ giá giảm bớt, NHNN có thể tận dụng cơ hội để tích trữ ngoại tệ, đồng thời là cũng một kênh hỗ trợ thanh khoản tiền đồng; 2) tín dụng tăng chậm hơn, huy động vốn tích cực hơn; 3) tăng trưởng cung tiền sẽ có sự phục hồi nhờ đầu tư công cải thiện và định hướng tiếp tục hỗ trợ thanh khoản từ nhà điều hành; 4) áp lực trái phiếu đáo hạn cho năm 2023 vẫn còn rất lớn, tuy nhiên sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn từ các thành viên thị trường so với năm 2022.
Đồng quan điểm, Chứng khoán KB cho rằng, năm 2023 NHNN sẽ thực hiện lại nghiệp vụ mua USD trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ tốt đến từ thặng dư thương mại, kiều hối và FDI, vay nợ ròng nước ngoài, qua đó giúp tăng dự trữ ngoại hối và bơm một lượng tiền VND vào hệ thống các ngân hàng.
Link bài gốc: Vì sao lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh dù NHNN hút ròng hơn 142.000 tỷ?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu