Theo nguồn tin từ báo Chính phủ, Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư và đấu thầu là 300 triệu đồng; lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100 triệu đồng và lĩnh vực quy hoạch là 500 triệu đồng.
Cụ thể, về thiết kế chương trình, dự án đầu tư công, Nghị định quy định phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Thiết kế chương trình, dự án không theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật không bảo đảm chất lượng; thiết kế vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức quy định.
Mức phạt từ 100-200 triệu đồng áp dụng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định; phạt tiền từ 200-300 triệu đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng.
Về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Nghị định quy định phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với hành vi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật bị phạt từ 200-300 triệu đồng.
Phạt tiền từ 70-100 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng các nội dung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Nghị định cũng quy định các mức phạt đối với các hành vi vi phạm về thành lập doanh nghiệp.
Theo đó, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật; không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
Hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị sẽ bị phạt từ 30-50 triệu đồng.
Mức phạt từ 50-100 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi sau: Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký; tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Hành vi kê khai khống vốn điều lệ bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng.
Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
Link bài gốc: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quy hoạch bị phạt tới 500 triệu đồng
Cụ thể, về thiết kế chương trình, dự án đầu tư công, Nghị định quy định phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Thiết kế chương trình, dự án không theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật không bảo đảm chất lượng; thiết kế vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức quy định.
Mức phạt từ 100-200 triệu đồng áp dụng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định; phạt tiền từ 200-300 triệu đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng.
Về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Nghị định quy định phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với hành vi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật bị phạt từ 200-300 triệu đồng.
Phạt tiền từ 70-100 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng các nội dung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Nghị định cũng quy định các mức phạt đối với các hành vi vi phạm về thành lập doanh nghiệp.
Theo đó, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật; không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
Hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị sẽ bị phạt từ 30-50 triệu đồng.
Mức phạt từ 50-100 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi sau: Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký; tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Hành vi kê khai khống vốn điều lệ bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng.
Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
Link bài gốc: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quy hoạch bị phạt tới 500 triệu đồng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu