Suốt ngày lên mạng tìm thông tin, gửi hồ sơ đến các công ty tuyển dụng nhưng vẫn bặt vô âm tín. Bốn tháng sau khi ra trường, đêm đêm Lam vẫn vạ vật đi quét rác thuê dù tốt nghiệp đại học loại khá.
Khốn khổ chờ việc
Ra trường, tìm được công việc ổn định để thoát khỏi cảnh ăn bám gia đình là niềm mong mỏi của rất nhiều sinh viên. Nhưng trong hoàn cảnh giá cả leo thang, để tìm được một công việc có mức thu nhập vừa tầm có thể tự trang trải cuộc sống ở một thành phố có mức sống khá cao như Hà Nội không phải chuyện dễ. Nhiều bạn sinh viên vừa ra trường rơi vào hoàn cảnh "về quê chẳng đành ở lại cũng không xong" khi giá cả cứ tăng ùn ùn mà vẫn chưa kiếm được việc làm.
Tốt nghiệp loại khá chuyên ngành kế toán của một trường Đại học khá danh tiếng ở quận Cầu Giấy, Hoàng Lam tin rằng mình có thể tìm được một công việc ổn định ở Hà Nội. Thế nhưng, bốn tháng sau khi ra trường Lam vẫn chưa tìm được việc làm dù đã gửi hồ sơ đi khắp nơi.
Không phải ai cũng kiếm được việc làm tốt ngay khi vừa ra trường - (Ảnh KT)
Bố mẹ ở quê đều là nông dân, chắt bóp đủ đường mới lo cho Lam học xong Đại học. Cả nhà đặt hi vọng vào Lam, rằng tấm bằng Đại học sẽ giúp Lam tìm được công việc tốt để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Thế nên khi Lam vừa ra trường, mọi người ở quê ai cũng phấn khởi.
Quyết tâm ở lại thành phố nên Lam phải nói dối gia đình đã tìm được việc làm ngay khi vừa ra trường để bố mẹ không phải lo lắng. Đến tháng sau, Lam không dám xin tiền bố mẹ nữa. Cũng may là Lam vẫn duy trì việc gia sư nên vẫn có thu nhập. Nhưng giá cả ngày càng leo thang, số tiền gia sư ít ỏi không đủ để Lam "cầm hơi" chờ tới ngày xin được việc.
Thế là Lam nhận quét rác thay cho một chị công nhân môi trường chuẩn bị nghỉ đẻ. Mỗi đêm 3 tiếng làm từ 23 giờ đến 2 giờ sáng, một tháng Lam kiếm thêm được 1,8 triệu đồng. Cộng với số tiền đi gia sư, chịu khó chắt bóp cũng đủ chi trả cho tiền thuê nhà và ăn uống.
Lam tâm sự: "Ở nhà mình còn 2 đứa em đi học nữa, ra trường rồi đáng ra phải gửi tiền về đỡ đần bố mẹ chứ nói gì đến việc xin thêm. Có việc làm thêm như thế là tốt rồi, đi đêm về hôm một tí nhưng mà thu nhập cũng tạm được. Chứ cái gì cũng tăng giá như thế này mà nhờ hết vào mấy đồng lương gia sư thì sao sống được".
Thân gái dặm trường không tránh khỏi những hiểm nguy rình rập. Lam không ngại thức khuya, không sợ làm việc một mình dưới màn đêm mà chỉ sợ "gặp người". "Mình không sợ ma, cũng không sợ mệt khi phải làm việc về đêm mà chỉ sợ gặp nghiện thôi. Có hôm làm việc xong về đến đầu ngõ thì gặp phải tên nghiện chặn đường. Cũng may là mình chạy được chứ không biết sẽ xảy ra chuyện gì", Lam chia sẻ.
"Chạy sô" vì đồng lương còi cọc
Ra trường và đi làm đã được hơn 1 năm nhưng mức lương của Trung Đức, nhân viên của một công ty truyền thông trên đường Nguyễn Phong Sắc vẫn chỉ dừng lại ở con số 2,5 triệu. Lúc mới đi làm thì mức lương ấy có thể chấp nhận được, nhưng ở thời điểm 'bão giá' này, đến ngày 20 hàng tháng là Đức đã phải "mặt mo" vay tiền đồng nghiệp.
Bố mẹ ở quê đã già, không thể mở miệng xin thêm "trợ cấp" từ gia đình nên Đức đành phải tìm việc làm thêm. Làm giờ hành chính ở công ty nên rất khó xin được việc trí óc làm về đêm. Đức đành xin làm phục vụ bàn ở một quán cafe cách chỗ làm hàng chục km. Cứ 5h30 tan sở, Đức lại vội vội vàng vàng phóng xe ra quán cafe, chỉ kịp ăn sơ cua cái bánh mì lót dạ. Hôm nào về đến nhà cũng gần 12 giờ đêm.
Đức chia sẻ: "Giá cả cứ tăng vù vù mà làm một năm rồi mình vẫn chưa được tăng lương. Cứ thế này mà không kiếm việc làm thêm thì chỉ có nước vỡ nợ. Nói chung là công việc nào cũng vất vả nhưng mình còn trẻ lại là con trai nên mệt một chút vẫn chịu được".
Tất tả kiếm việc làm thêm là cách chống đỡ với bão giá khi đồng lương còi cọc (Ảnh TP)
Cũng là "dân tỉnh lẻ" lên Hà Nội thuê trọ làm việc, Bùi Tiến Quyết (nhân viên thiết kế đồ họa) cũng phải 'hộc mặt' làm thêm để chống chọi với 'bão giá'. Vừa ra trường thì Quyết được nhận ngay vào một công ty thiết kế khá lớn. Nhưng oái oăm thay công ty này lại có quy định thử việc 1 tháng không lương với người vừa ra trường chưa có kinh nghiệm.
Khó có cơ hội vào được một công ty có điều kiện tốt như thế nên Quyết phải chấp nhận 1 tháng làm việc không lương. Trong khi đó, bố mẹ vẫn gửi tiền hỗ trợ nhưng khác với hồi còn là sinh viên. Và vì là nhân viên mới nên mỗi lần đi uống cafe với đồng nghiệp Quyết đều "biết ý" trả tiền.
Biết với số tiền bố mẹ gửi chỉ "cầm hơi" được đến giữa tháng, Quyết được người bạn giới thiệu cho làm bảo vệ trực đêm ở một kí túc xá. Ngày đi làm, tối đi trực, mỗi ngày anh chỉ tranh thủ chợp mắt được 2-3 tiếng.
"Mình chưa có kinh nghiệm nên đành phải chấp nhận điều kiện của người ta thôi. Lúc đầu thức đêm cũng không quen, ngày đến công ty cứ ngáp ngắn ngáp dài. Sau rồi cũng quen dần. Cố gắng thêm hơn tháng nữa, khi có lương chắc sẽ đâu vào đấy", Quyết thở dài.
"Đúng là đi làm rồi mới biết kiếm được đồng tiền không dễ chút nào. Giờ mới thấy quý đồng tiền hơn, thương bố mẹ nhiều hơn", Quyết nói thêm.
'Bão giá' ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi nhà, mọi gia đình. Với những sinh viên tỉnh lẻ vừa ra trường, kiếm được việc làm với mức lương vừa phải vẫn là vấn đề còn nhiều trăn trở.
(Theo Vietnamnet)
Khổ quá rùi!!
Khốn khổ chờ việc
Ra trường, tìm được công việc ổn định để thoát khỏi cảnh ăn bám gia đình là niềm mong mỏi của rất nhiều sinh viên. Nhưng trong hoàn cảnh giá cả leo thang, để tìm được một công việc có mức thu nhập vừa tầm có thể tự trang trải cuộc sống ở một thành phố có mức sống khá cao như Hà Nội không phải chuyện dễ. Nhiều bạn sinh viên vừa ra trường rơi vào hoàn cảnh "về quê chẳng đành ở lại cũng không xong" khi giá cả cứ tăng ùn ùn mà vẫn chưa kiếm được việc làm.
Tốt nghiệp loại khá chuyên ngành kế toán của một trường Đại học khá danh tiếng ở quận Cầu Giấy, Hoàng Lam tin rằng mình có thể tìm được một công việc ổn định ở Hà Nội. Thế nhưng, bốn tháng sau khi ra trường Lam vẫn chưa tìm được việc làm dù đã gửi hồ sơ đi khắp nơi.
Không phải ai cũng kiếm được việc làm tốt ngay khi vừa ra trường - (Ảnh KT)
Bố mẹ ở quê đều là nông dân, chắt bóp đủ đường mới lo cho Lam học xong Đại học. Cả nhà đặt hi vọng vào Lam, rằng tấm bằng Đại học sẽ giúp Lam tìm được công việc tốt để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Thế nên khi Lam vừa ra trường, mọi người ở quê ai cũng phấn khởi.
Quyết tâm ở lại thành phố nên Lam phải nói dối gia đình đã tìm được việc làm ngay khi vừa ra trường để bố mẹ không phải lo lắng. Đến tháng sau, Lam không dám xin tiền bố mẹ nữa. Cũng may là Lam vẫn duy trì việc gia sư nên vẫn có thu nhập. Nhưng giá cả ngày càng leo thang, số tiền gia sư ít ỏi không đủ để Lam "cầm hơi" chờ tới ngày xin được việc.
Thế là Lam nhận quét rác thay cho một chị công nhân môi trường chuẩn bị nghỉ đẻ. Mỗi đêm 3 tiếng làm từ 23 giờ đến 2 giờ sáng, một tháng Lam kiếm thêm được 1,8 triệu đồng. Cộng với số tiền đi gia sư, chịu khó chắt bóp cũng đủ chi trả cho tiền thuê nhà và ăn uống.
Lam tâm sự: "Ở nhà mình còn 2 đứa em đi học nữa, ra trường rồi đáng ra phải gửi tiền về đỡ đần bố mẹ chứ nói gì đến việc xin thêm. Có việc làm thêm như thế là tốt rồi, đi đêm về hôm một tí nhưng mà thu nhập cũng tạm được. Chứ cái gì cũng tăng giá như thế này mà nhờ hết vào mấy đồng lương gia sư thì sao sống được".
Thân gái dặm trường không tránh khỏi những hiểm nguy rình rập. Lam không ngại thức khuya, không sợ làm việc một mình dưới màn đêm mà chỉ sợ "gặp người". "Mình không sợ ma, cũng không sợ mệt khi phải làm việc về đêm mà chỉ sợ gặp nghiện thôi. Có hôm làm việc xong về đến đầu ngõ thì gặp phải tên nghiện chặn đường. Cũng may là mình chạy được chứ không biết sẽ xảy ra chuyện gì", Lam chia sẻ.
"Chạy sô" vì đồng lương còi cọc
Ra trường và đi làm đã được hơn 1 năm nhưng mức lương của Trung Đức, nhân viên của một công ty truyền thông trên đường Nguyễn Phong Sắc vẫn chỉ dừng lại ở con số 2,5 triệu. Lúc mới đi làm thì mức lương ấy có thể chấp nhận được, nhưng ở thời điểm 'bão giá' này, đến ngày 20 hàng tháng là Đức đã phải "mặt mo" vay tiền đồng nghiệp.
Bố mẹ ở quê đã già, không thể mở miệng xin thêm "trợ cấp" từ gia đình nên Đức đành phải tìm việc làm thêm. Làm giờ hành chính ở công ty nên rất khó xin được việc trí óc làm về đêm. Đức đành xin làm phục vụ bàn ở một quán cafe cách chỗ làm hàng chục km. Cứ 5h30 tan sở, Đức lại vội vội vàng vàng phóng xe ra quán cafe, chỉ kịp ăn sơ cua cái bánh mì lót dạ. Hôm nào về đến nhà cũng gần 12 giờ đêm.
Đức chia sẻ: "Giá cả cứ tăng vù vù mà làm một năm rồi mình vẫn chưa được tăng lương. Cứ thế này mà không kiếm việc làm thêm thì chỉ có nước vỡ nợ. Nói chung là công việc nào cũng vất vả nhưng mình còn trẻ lại là con trai nên mệt một chút vẫn chịu được".
Tất tả kiếm việc làm thêm là cách chống đỡ với bão giá khi đồng lương còi cọc (Ảnh TP)
Cũng là "dân tỉnh lẻ" lên Hà Nội thuê trọ làm việc, Bùi Tiến Quyết (nhân viên thiết kế đồ họa) cũng phải 'hộc mặt' làm thêm để chống chọi với 'bão giá'. Vừa ra trường thì Quyết được nhận ngay vào một công ty thiết kế khá lớn. Nhưng oái oăm thay công ty này lại có quy định thử việc 1 tháng không lương với người vừa ra trường chưa có kinh nghiệm.
Khó có cơ hội vào được một công ty có điều kiện tốt như thế nên Quyết phải chấp nhận 1 tháng làm việc không lương. Trong khi đó, bố mẹ vẫn gửi tiền hỗ trợ nhưng khác với hồi còn là sinh viên. Và vì là nhân viên mới nên mỗi lần đi uống cafe với đồng nghiệp Quyết đều "biết ý" trả tiền.
Biết với số tiền bố mẹ gửi chỉ "cầm hơi" được đến giữa tháng, Quyết được người bạn giới thiệu cho làm bảo vệ trực đêm ở một kí túc xá. Ngày đi làm, tối đi trực, mỗi ngày anh chỉ tranh thủ chợp mắt được 2-3 tiếng.
"Mình chưa có kinh nghiệm nên đành phải chấp nhận điều kiện của người ta thôi. Lúc đầu thức đêm cũng không quen, ngày đến công ty cứ ngáp ngắn ngáp dài. Sau rồi cũng quen dần. Cố gắng thêm hơn tháng nữa, khi có lương chắc sẽ đâu vào đấy", Quyết thở dài.
"Đúng là đi làm rồi mới biết kiếm được đồng tiền không dễ chút nào. Giờ mới thấy quý đồng tiền hơn, thương bố mẹ nhiều hơn", Quyết nói thêm.
'Bão giá' ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi nhà, mọi gia đình. Với những sinh viên tỉnh lẻ vừa ra trường, kiếm được việc làm với mức lương vừa phải vẫn là vấn đề còn nhiều trăn trở.
(Theo Vietnamnet)
Khổ quá rùi!!
Bài tương tự bạn quan tâm
Sinh viên luôn gặp nhiều khó khăn khi bị trường cao...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
'Đời xe ôm' của anh cử nhân thất nghiệp
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sử dụng ngôn ngữ "teen": Tốt hay Xấu!
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Kinh tế khó khăn 'đánh gục' 2 bằng đại học
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
15 điều khác biệt giữa 'kẹp nơ' và 'đầu đinh'
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khởi nghiệp từ rác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu