TIN MỚI
Đầu tháng 4, Hội đồng thành viên Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHBFC) bất ngờ ra Nghị quyết trình HĐQT ngân hàng mẹ SHB đề xuất thông qua ĐHĐCĐ về việc thoái vốn tại SHBFC cho đối tác chiến lược nước ngoài.
Chưa rõ SHB sẽ thoái vốn một phần hay toàn bộ nhưng thông tin này gây không ít bất ngờ, bởi trước đó, SHB đã có nhiều kế hoạch để phát triển mảng tín dụng tiêu dùng thông qua mở rộng mạng lưới công ty con này.
Trong khi đó, gần đây, Moody’s cũng đã xem xét về việc hạ tín nhiệm 3 công ty tài chính lớn tại Việt Nam. Theo đánh giá của Moody’s, cú sốc kinh tế do Covid-19 gây ra có thể tác động tiêu cực đến chất lượng tài sản, lợi nhuận và thanh khoản của các công ty tài chính này.
Những công ty tài chính tiêu dùng có các sản phẩm cho vay không đảm bảo và nhắm tới phân khúc khách hàng có thu nhập thấp, nhưng cũng là những người dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế. Sự gia tăng thất nghiệp, dự kiến sẽ làm suy yếu khả năng trả nợ của người vay trong phân khúc này, do nguồn thu nhập không ổn định và hạn chế.
Bởi vậy, không ít người nghi ngờ về khả năng đối mặt khó khăn bởi Covid-19 của các công ty tài chính và liệu tín dụng tiêu dùng có còn là lĩnh vực "gà đẻ trứng vàng" như những năm vừa qua hay không.
Bình luận về việc có công ty tài chính muốn thoái vốn, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, không quá quan ngại về điều đó. Nguyên nhân thoái vốn có thể là do ngân hàng thay đổi chiến lược kinh doanh, muốn tập trung vào lĩnh vực chính của mình. Hoặc họ muốn tái cấu trúc, gạt bỏ những rủi ro mà họ không chấp nhận được bởi lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng có thể nói là khá rủi ro, và gắn chặt với chu kỳ kinh tế. Và khi những ngân hàng này có cơ hội bán, có người mua với giá hợp lý thì thoái vốn có lời trong thời điểm cần tiền mặt, là đúng lúc. Bên cạnh đó, có thể họ bán, nhưng vẫn tham gia một phần dưới dạng cổ đông, hợp tác, liên kết.
Trong khi đó, LS. Trương Thanh Đức cũng cho rằng đây là chuyện bình thường, khi doanh nghiệp không làm tốt được hay không muốn làm nữa thì có quyền bán, giải thể theo quy định của pháp luật. Điều quan trọng là pháp nhân mới mua là ai, có tình hình tài chính như thế nào, có minh bạch không, có kinh doanh cho vay chuyên nghiệp không, tránh ẩn chứa sự thâu tóm, lợi dụng sân sau...
Ông Trương Thanh Đức cũng cho rằng, năm nay các công ty tài chính tiêu dùng sẽ gặp khó, nhưng những năm tới vẫn còn nhiều dư địa phát triển. "Năm nay dịch bệnh khó khăn, nhưng vài năm tới thì vẫn là con gà đẻ nhiều trứng vàng, trứng rất to", ông nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, công ty tài chính cũng như các doanh nghiệp khác cần có sự thay đổi hậu Covid-19.
Ông Cấn Văn Lực cho rằng, sau Covid, các doanh nghiệp và công ty tài chính đã đến lúc rà soát lại chiến lược kinh doanh của mình. Tư duy hiện tại đã rất khác vì nhiều xu hướng mới, thị hiếu mới xuất hiện và phải có những sản phẩm mới may đo phù hợp.
Các công ty tài chính cũng phải quan tâm hơn đến phát triển nền tảng công nghệ. Nhiều công ty hiện vẫn còn quản lý thủ công, tốn kém, dẫn đến buộc phải đẩy lãi suất cao lên. Bên cho vay cần cân đối giữa rủi ro và lãi suất, không mặc định tín dụng tiêu dùng thì lãi suất phải cao. Nếu quản lý hiệu quả, giảm được các gánh nặng trong vận hành thì vẫn đưa ra được mức lãi suất hợp lý cho người dân, tăng mối quan hệ bền vững với người dân.
Vị chuyên gia này cho rằng lĩnh vực này vẫn có nhiều tiềm năng nhưng khả năng thu hút đầu tư còn phụ thuộc vào quan điểm của Nhà nước. Ông Cấn Văn Lực cho rằng Nhà nước nên cởi mở hơn với các mô hình tín dụng mới nhưng có kiểm soát. Với kinh tế số, các mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả tín dụng số cũng phải như vậy.
"Một là chúng ta cần có khung pháp lý để kiểm soát ngay từ đầu. Hai là để nó tự do phát triển một thời gian sau đó sẽ điều chỉnh vào khuôn khổ. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức số 1, cho hoạt động thí điểm trong khuôn khổ khung pháp lý. Cái đó là cách thức tiếp cận cởi mở và phù hợp", vị chuyên gia cho biết. Ông cũng đồng thời cũng nhấn mạnh "Chúng ta đang trong một xu thế quan trọng: Kinh tế số, các mô hình kinh doanh số có đà phát triển cực mạnh sau đại dịch. Chúng ta không thể đi chệch thời đại".
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Tín dụng tiêu dùng có còn là "gà đẻ trứng vàng"?
Đầu tháng 4, Hội đồng thành viên Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHBFC) bất ngờ ra Nghị quyết trình HĐQT ngân hàng mẹ SHB đề xuất thông qua ĐHĐCĐ về việc thoái vốn tại SHBFC cho đối tác chiến lược nước ngoài.
Chưa rõ SHB sẽ thoái vốn một phần hay toàn bộ nhưng thông tin này gây không ít bất ngờ, bởi trước đó, SHB đã có nhiều kế hoạch để phát triển mảng tín dụng tiêu dùng thông qua mở rộng mạng lưới công ty con này.
Trong khi đó, gần đây, Moody’s cũng đã xem xét về việc hạ tín nhiệm 3 công ty tài chính lớn tại Việt Nam. Theo đánh giá của Moody’s, cú sốc kinh tế do Covid-19 gây ra có thể tác động tiêu cực đến chất lượng tài sản, lợi nhuận và thanh khoản của các công ty tài chính này.
Những công ty tài chính tiêu dùng có các sản phẩm cho vay không đảm bảo và nhắm tới phân khúc khách hàng có thu nhập thấp, nhưng cũng là những người dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế. Sự gia tăng thất nghiệp, dự kiến sẽ làm suy yếu khả năng trả nợ của người vay trong phân khúc này, do nguồn thu nhập không ổn định và hạn chế.
Bởi vậy, không ít người nghi ngờ về khả năng đối mặt khó khăn bởi Covid-19 của các công ty tài chính và liệu tín dụng tiêu dùng có còn là lĩnh vực "gà đẻ trứng vàng" như những năm vừa qua hay không.
Bình luận về việc có công ty tài chính muốn thoái vốn, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, không quá quan ngại về điều đó. Nguyên nhân thoái vốn có thể là do ngân hàng thay đổi chiến lược kinh doanh, muốn tập trung vào lĩnh vực chính của mình. Hoặc họ muốn tái cấu trúc, gạt bỏ những rủi ro mà họ không chấp nhận được bởi lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng có thể nói là khá rủi ro, và gắn chặt với chu kỳ kinh tế. Và khi những ngân hàng này có cơ hội bán, có người mua với giá hợp lý thì thoái vốn có lời trong thời điểm cần tiền mặt, là đúng lúc. Bên cạnh đó, có thể họ bán, nhưng vẫn tham gia một phần dưới dạng cổ đông, hợp tác, liên kết.
Trong khi đó, LS. Trương Thanh Đức cũng cho rằng đây là chuyện bình thường, khi doanh nghiệp không làm tốt được hay không muốn làm nữa thì có quyền bán, giải thể theo quy định của pháp luật. Điều quan trọng là pháp nhân mới mua là ai, có tình hình tài chính như thế nào, có minh bạch không, có kinh doanh cho vay chuyên nghiệp không, tránh ẩn chứa sự thâu tóm, lợi dụng sân sau...
Ông Trương Thanh Đức cũng cho rằng, năm nay các công ty tài chính tiêu dùng sẽ gặp khó, nhưng những năm tới vẫn còn nhiều dư địa phát triển. "Năm nay dịch bệnh khó khăn, nhưng vài năm tới thì vẫn là con gà đẻ nhiều trứng vàng, trứng rất to", ông nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, công ty tài chính cũng như các doanh nghiệp khác cần có sự thay đổi hậu Covid-19.
Ông Cấn Văn Lực cho rằng, sau Covid, các doanh nghiệp và công ty tài chính đã đến lúc rà soát lại chiến lược kinh doanh của mình. Tư duy hiện tại đã rất khác vì nhiều xu hướng mới, thị hiếu mới xuất hiện và phải có những sản phẩm mới may đo phù hợp.
Các công ty tài chính cũng phải quan tâm hơn đến phát triển nền tảng công nghệ. Nhiều công ty hiện vẫn còn quản lý thủ công, tốn kém, dẫn đến buộc phải đẩy lãi suất cao lên. Bên cho vay cần cân đối giữa rủi ro và lãi suất, không mặc định tín dụng tiêu dùng thì lãi suất phải cao. Nếu quản lý hiệu quả, giảm được các gánh nặng trong vận hành thì vẫn đưa ra được mức lãi suất hợp lý cho người dân, tăng mối quan hệ bền vững với người dân.
Vị chuyên gia này cho rằng lĩnh vực này vẫn có nhiều tiềm năng nhưng khả năng thu hút đầu tư còn phụ thuộc vào quan điểm của Nhà nước. Ông Cấn Văn Lực cho rằng Nhà nước nên cởi mở hơn với các mô hình tín dụng mới nhưng có kiểm soát. Với kinh tế số, các mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả tín dụng số cũng phải như vậy.
"Một là chúng ta cần có khung pháp lý để kiểm soát ngay từ đầu. Hai là để nó tự do phát triển một thời gian sau đó sẽ điều chỉnh vào khuôn khổ. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức số 1, cho hoạt động thí điểm trong khuôn khổ khung pháp lý. Cái đó là cách thức tiếp cận cởi mở và phù hợp", vị chuyên gia cho biết. Ông cũng đồng thời cũng nhấn mạnh "Chúng ta đang trong một xu thế quan trọng: Kinh tế số, các mô hình kinh doanh số có đà phát triển cực mạnh sau đại dịch. Chúng ta không thể đi chệch thời đại".
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Tín dụng tiêu dùng có còn là "gà đẻ trứng vàng"?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chiêu thức “cọc loạt lô đất, thổi thông tin, lướt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu