Tại hội nghị đại diện Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa đã trình bày đồ án Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Theo đó, đồ án có phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng hơn 228km2, dân số hiện trạng khoảng 605.000 người. Dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 780.000 người, đến năm 2040 khoảng 1 triệu người.
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nâng cao vai trò, vị thế của đô thị Thanh Hóa, là lõi của vùng đô thị trung tâm tỉnh Thanh Hóa thịnh vượng, giàu bản sắc, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu, phát huy truyền thống và lịch sử văn hóa đồng bằng sông Mã và văn hóa Đông Sơn.
Đô thị Thanh Hóa sẽ được phát triển theo hướng thông minh - văn minh - hiện đại, là trung tâm động lực, phát triển, là biểu tượng cho sự năng động của tỉnh Thanh Hóa. Đô thị Thanh Hóa đáp ứng vai trò đầu tàu kết nối, trung tâm động lực phát triển mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật và an ninh quốc phòng của tỉnh.
Về định hướng không gian trung tâm, đồ án hướng đến phát triển đô thị Thanh Hóa theo mô hình lấy trục đại lộ Lê Lợi kéo dài làm trục trung tâm, lấy sông Mã làm trục cảnh quan của đô thị; hình thành khung cấu trúc đô thị "3 trục phát triển - 6 trung tâm - 1 hành lang sinh thái tự nhiên".
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu làm rõ và bám sát định hướng của tỉnh Thanh Hóa nói chung và Thành phố Thanh Hóa nói riêng theo Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, để cụ thể hóa chủ trương, bảo đảm tích hợp đồng bộ vào quy hoạch vùng.
Đồ án quy hoạch tuân thủ các quy chuẩn về quy hoạch, bám sát nhiệm vụ quy hoạch Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg năm 2019. Tỉnh Thanh Hóa rà soát hiện trạng, có đánh giá chính xác về dân cư, hạ tầng kiến trúc - xã hội và các dự án đang triển khai trên địa bàn thành phố Thanh Hóa để đảm bảo tính pháp lý, phù hợp với quy hoạch. Đối với việc sát nhập toàn bộ huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cần rà soát lại các tiêu chí của đô thị loại I và hạ tầng xã hội của huyện Đông Sơn để bảo đảm điều kiện của đô thị loại I.
Bộ trưởng đồng thời đề nghị tỉnh Thanh Hóa đánh giá, phân tích lợi thế và hạn chế sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, đồng thời phải có sự so sánh đô thị Thanh Hóa với các đô thị khác trong cả nước về khả năng, cơ hội cạnh tranh. Tỉnh Thanh Hóa phải làm rõ quy mô dân số, đặt ngưỡng dân số phủ hợp với đô thị, đảm bảo có biện pháp đáp ứng cơ sở hạ tầng trong tương lai...
Về khả năng định hướng phát triển đô thị, Bộ trưởng đề nghị tỉnh bám sát nhiệm vụ quy hoạch, xác định lại tính chất cấu trúc đô thị; xác định rõ các khu vực phát triển, có thể phát triển thêm không gian ngầm, dịch vụ công cộng. Đối với quy mô đất trong phát triển đô thị, cần rà soát lại các loại đất cho phù hợp, bảo đảm định hướng phát triển, định hướng sử dụng đất dự trữ, đất cho du lịch, quốc phòng - an ninh. Các công trình, dự án quy mô phải có điểm nhấn về kiến trúc mang nét đặc trưng riêng của tỉnh Thanh Hóa...
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cũng đã đề nghị Văn phòng Chính phủ hỗ trợ, phối hợp để tỉnh Thanh Hóa hoàn thiện đồ án, sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch này.
Link bài gốc: Thông tin mới nhất về việc sát nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa?
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nâng cao vai trò, vị thế của đô thị Thanh Hóa, là lõi của vùng đô thị trung tâm tỉnh Thanh Hóa thịnh vượng, giàu bản sắc, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu, phát huy truyền thống và lịch sử văn hóa đồng bằng sông Mã và văn hóa Đông Sơn.
Đô thị Thanh Hóa sẽ được phát triển theo hướng thông minh - văn minh - hiện đại, là trung tâm động lực, phát triển, là biểu tượng cho sự năng động của tỉnh Thanh Hóa. Đô thị Thanh Hóa đáp ứng vai trò đầu tàu kết nối, trung tâm động lực phát triển mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật và an ninh quốc phòng của tỉnh.
Về định hướng không gian trung tâm, đồ án hướng đến phát triển đô thị Thanh Hóa theo mô hình lấy trục đại lộ Lê Lợi kéo dài làm trục trung tâm, lấy sông Mã làm trục cảnh quan của đô thị; hình thành khung cấu trúc đô thị "3 trục phát triển - 6 trung tâm - 1 hành lang sinh thái tự nhiên".
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu làm rõ và bám sát định hướng của tỉnh Thanh Hóa nói chung và Thành phố Thanh Hóa nói riêng theo Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, để cụ thể hóa chủ trương, bảo đảm tích hợp đồng bộ vào quy hoạch vùng.
Đồ án quy hoạch tuân thủ các quy chuẩn về quy hoạch, bám sát nhiệm vụ quy hoạch Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg năm 2019. Tỉnh Thanh Hóa rà soát hiện trạng, có đánh giá chính xác về dân cư, hạ tầng kiến trúc - xã hội và các dự án đang triển khai trên địa bàn thành phố Thanh Hóa để đảm bảo tính pháp lý, phù hợp với quy hoạch. Đối với việc sát nhập toàn bộ huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cần rà soát lại các tiêu chí của đô thị loại I và hạ tầng xã hội của huyện Đông Sơn để bảo đảm điều kiện của đô thị loại I.
Bộ trưởng đồng thời đề nghị tỉnh Thanh Hóa đánh giá, phân tích lợi thế và hạn chế sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, đồng thời phải có sự so sánh đô thị Thanh Hóa với các đô thị khác trong cả nước về khả năng, cơ hội cạnh tranh. Tỉnh Thanh Hóa phải làm rõ quy mô dân số, đặt ngưỡng dân số phủ hợp với đô thị, đảm bảo có biện pháp đáp ứng cơ sở hạ tầng trong tương lai...
Về khả năng định hướng phát triển đô thị, Bộ trưởng đề nghị tỉnh bám sát nhiệm vụ quy hoạch, xác định lại tính chất cấu trúc đô thị; xác định rõ các khu vực phát triển, có thể phát triển thêm không gian ngầm, dịch vụ công cộng. Đối với quy mô đất trong phát triển đô thị, cần rà soát lại các loại đất cho phù hợp, bảo đảm định hướng phát triển, định hướng sử dụng đất dự trữ, đất cho du lịch, quốc phòng - an ninh. Các công trình, dự án quy mô phải có điểm nhấn về kiến trúc mang nét đặc trưng riêng của tỉnh Thanh Hóa...
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cũng đã đề nghị Văn phòng Chính phủ hỗ trợ, phối hợp để tỉnh Thanh Hóa hoàn thiện đồ án, sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch này.
Thông tin mới nhất về việc sát nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa?
Ngày 17/1, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì hội nghị thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm tham dự Hội nghị, theo thông tin từ Báo Xây dựng.
cafef.vn
Link bài gốc: Thông tin mới nhất về việc sát nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘nóng’ về nguồn cát cho dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chiêu thức “cọc loạt lô đất, thổi thông tin, lướt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thông tin mới nhất về kế hoạch sử dụng đất năm 2023...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nút giao nghìn tỷ ở Nha Trang thông xe sau 6 năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sợ tai nạn giao thông, thị trấn dùng chiêu 'ma...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu