TIN MỚI
Gỡ "nút thắt" hạ tầng giao thông, đưa dự án trên giấy vào thực hiện
Theo Savills Việt Nam, có khoảng 47 dự án nhà ở tương lai với tổng quy mô 4.850ha tại Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch và nằm trong chuỗi đô thị mới, xung quanh bán kính 20km bao quanh sân bay Long Thành, tạo nên một "thành phố sân bay" sầm uất trong tương lai không xa.
Tiềm năng phát triển đô thị nơi đây ngày càng rõ nét khi hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm bước vào giai đoạn xây dựng, thị trường BĐS phía Đông TP.HCM nhộn nhịp hẳn lên, đang làm thay đổi bộ mặt đô thị nơi này. Không chỉ đất nền, khu vực này bắt đầu xuất hiện cả biệt thự, nhà phố sinh thái đáp ứng nhu cầu của cả nhà đầu tư lẫn người có nhu cầu ở thực, có thể kể đến như đại dự án Aqua City quy mô gần 1.000ha đang được rầm rộ triển khai, bên cạnh hàng loạt dự án BĐS đang ăn theo sự phát triển của hạ tầng giao thông tại đây.
Phía Đông TP.HCM đang được ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông để tháo gỡ các "nút thắt" tăng trưởng.
Quy hoạch giao thông tại Đồng Nai có tới 5 tuyến cao tốc chạy qua để liên kết vùng Đông Nam Bộ như cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương. Ngoài ra còn có đường vành đai 3 (điểm đầu ở cao tốc Bến Lức - Long Thành, và điểm cuối giao với cao tốc TP HCM - Trung Lương có tổng chiều dài gần 90 km) và vành đai 4 (điểm đầu ở cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và kết nối với điểm cuối ở khu vực cảng Hiệp Phước, TP.HCM).
Tuy nhiên, mới chỉ có tuyến TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là đã đi vào hoạt động nhưng hiện đã quá tải, lượng xe đã gấp đôi lưu lượng thiết kế hiện tại. Chính quyền địa phương đã đề xuất mở rộng cao tốc này trong giai đoạn tới. Còn lại, hầu hết đang xây dựng dở dang, chậm tiến độ hoặc vẫn còn trên giấy, chưa theo kịp sự phát triển năng động của các cụm cảng, khu công nghiệp, dự án nhà ở thương mại…
Để sớm đưa các dự án trọng điểm này vào giai đoạn triển khai xây dựng, đảm bảo tiến độ đề ra nhằm tăng kết nối liên vùng, đặc biệt là kết nối với sân bay Long Thành khi mà công trình trọng điểm quốc gia này đang được Trung ương cũng như địa phương rốt ráo thực hiện để đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng khởi công xây dựng vào tháng 10 tới.
Với cao tốc Bến Lức – Long Thành, Thủ tướng cũng vừa quyết định điều chỉnh gia hạn thời gian hoàn thành đến ngày 31/12/2023.
Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng đang được tỉnh Đồng Nai đề nghị Chính phủ hỗ trợ 5.000 tỷ đồng phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn tỉnh, để dự án sớm được triển khai xây dựng.
Ngoài ra, mới đây TP.HCM cũng đã đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 8 - 12 làn xe trong những năm tới, tổng kinh phí để thực hiện vào khoảng 9.800 tỷ, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu thông, kết nối vùng TP.HCM và đồng bộ với kế hoạch đầu tư sân bay Long Thành. Kết nối cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết cũng vừa được chuyển sang hình thức đầu tư công, dự kiến khởi công vào tháng 8/2020.
Bất động sản phía Đông hưởng lợi
Với những động thái trên, có thể thấy các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm qua Đồng Nai đang được đẩy mạnh công tác hoàn thiện các thủ tục để bắt đầu bước vào giai đoạn triển khai xây dựng và hoàn thiện. Đây là thông tin rất tích cực tới thị trường BĐS khu vực này. Theo nhận định của giới chuyên gia, việc hạ tầng giao thông ở Đồng Nai đang có chuyển biến mạnh sẽ là động lực không nhỏ cho các dự án BĐS nơi đây bứt phá, hưởng lợi lớn.
Gần đây, nhiều dự án BĐS ở phía Đông đang rầm rộ triển khai. Đáng chú ý nhất phải kể đến Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City của Novaland nằm trên trục đường Hương Lộ 2 đang được Đồng Nai ưu tiên xây dựng. Cũng trên tuyến đường này, Đồng Nai đã duyệt phương án đầu tư xây dựng mới cầu Vàm Cái Sứt với chiều dài gần 650m, tổng mức đầu tư trên 387 tỉ đồng để kết nối với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây nhằm giảm tải áp lực giao thông cho quốc lộ 51 hiện hữu.
Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City của Tập đoàn Novaland với quy mô gần 1.000ha, nằm tại tâm điểm kết nối giao thông liên vùng ở phía Đông TP.HCM.
Theo chiến lược của Novaland thì Aqua City được phát triển theo mô hình đô thị sinh thái thông minh nhờ lợi thế được bao bọc bởi các con sông lớn như sông Đồng Nai, sông Buông, Sông Trong và thiên nhiên hiện hữu tại phía nam Biên Hòa. Dự án được quy hoạch dành tới 70% diện tích cho mảng xanh, hạ tầng giao thông và hệ thống tiện ích nội khu cao cấp.
Dự kiến khu đô thị này khi đi vào vận hành năm 2023, cùng các hạ tầng giao thông hoàn thiện, từ vị trí của Aqua City cư dân chỉ mất khoảng 20 phút đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành, 15 phút là đến trung tâm đô thị Thủ Thiêm, 10 phút đến trung tâm Thành phố Biên Hòa.
Nhận định tiềm năng tăng trưởng của các dự án BĐS đô thị vệ tinh phía Đông, các chuyên gia cho biết, xu hướng dịch chuyển khẩu vị đầu tư và an cư vào các đô thị sinh thái thông minh là điều dễ hiểu. Đây là thời điểm chín muồi để thành công cho những dự án được quy hoạch đồng bộ, hoàn chỉnh tiện ích nhằm đón làn sóng những cư dân tân tiến và thu hút nguồn lao động chất lượng cao về phía Đông TP.HCM.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Thời của bất động sản sinh thái phía Đông TP.HCM
Gỡ "nút thắt" hạ tầng giao thông, đưa dự án trên giấy vào thực hiện
Theo Savills Việt Nam, có khoảng 47 dự án nhà ở tương lai với tổng quy mô 4.850ha tại Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch và nằm trong chuỗi đô thị mới, xung quanh bán kính 20km bao quanh sân bay Long Thành, tạo nên một "thành phố sân bay" sầm uất trong tương lai không xa.
Tiềm năng phát triển đô thị nơi đây ngày càng rõ nét khi hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm bước vào giai đoạn xây dựng, thị trường BĐS phía Đông TP.HCM nhộn nhịp hẳn lên, đang làm thay đổi bộ mặt đô thị nơi này. Không chỉ đất nền, khu vực này bắt đầu xuất hiện cả biệt thự, nhà phố sinh thái đáp ứng nhu cầu của cả nhà đầu tư lẫn người có nhu cầu ở thực, có thể kể đến như đại dự án Aqua City quy mô gần 1.000ha đang được rầm rộ triển khai, bên cạnh hàng loạt dự án BĐS đang ăn theo sự phát triển của hạ tầng giao thông tại đây.
Phía Đông TP.HCM đang được ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông để tháo gỡ các "nút thắt" tăng trưởng.
Quy hoạch giao thông tại Đồng Nai có tới 5 tuyến cao tốc chạy qua để liên kết vùng Đông Nam Bộ như cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương. Ngoài ra còn có đường vành đai 3 (điểm đầu ở cao tốc Bến Lức - Long Thành, và điểm cuối giao với cao tốc TP HCM - Trung Lương có tổng chiều dài gần 90 km) và vành đai 4 (điểm đầu ở cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và kết nối với điểm cuối ở khu vực cảng Hiệp Phước, TP.HCM).
Tuy nhiên, mới chỉ có tuyến TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là đã đi vào hoạt động nhưng hiện đã quá tải, lượng xe đã gấp đôi lưu lượng thiết kế hiện tại. Chính quyền địa phương đã đề xuất mở rộng cao tốc này trong giai đoạn tới. Còn lại, hầu hết đang xây dựng dở dang, chậm tiến độ hoặc vẫn còn trên giấy, chưa theo kịp sự phát triển năng động của các cụm cảng, khu công nghiệp, dự án nhà ở thương mại…
Để sớm đưa các dự án trọng điểm này vào giai đoạn triển khai xây dựng, đảm bảo tiến độ đề ra nhằm tăng kết nối liên vùng, đặc biệt là kết nối với sân bay Long Thành khi mà công trình trọng điểm quốc gia này đang được Trung ương cũng như địa phương rốt ráo thực hiện để đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng khởi công xây dựng vào tháng 10 tới.
Với cao tốc Bến Lức – Long Thành, Thủ tướng cũng vừa quyết định điều chỉnh gia hạn thời gian hoàn thành đến ngày 31/12/2023.
Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng đang được tỉnh Đồng Nai đề nghị Chính phủ hỗ trợ 5.000 tỷ đồng phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn tỉnh, để dự án sớm được triển khai xây dựng.
Ngoài ra, mới đây TP.HCM cũng đã đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 8 - 12 làn xe trong những năm tới, tổng kinh phí để thực hiện vào khoảng 9.800 tỷ, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu thông, kết nối vùng TP.HCM và đồng bộ với kế hoạch đầu tư sân bay Long Thành. Kết nối cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết cũng vừa được chuyển sang hình thức đầu tư công, dự kiến khởi công vào tháng 8/2020.
Bất động sản phía Đông hưởng lợi
Với những động thái trên, có thể thấy các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm qua Đồng Nai đang được đẩy mạnh công tác hoàn thiện các thủ tục để bắt đầu bước vào giai đoạn triển khai xây dựng và hoàn thiện. Đây là thông tin rất tích cực tới thị trường BĐS khu vực này. Theo nhận định của giới chuyên gia, việc hạ tầng giao thông ở Đồng Nai đang có chuyển biến mạnh sẽ là động lực không nhỏ cho các dự án BĐS nơi đây bứt phá, hưởng lợi lớn.
Gần đây, nhiều dự án BĐS ở phía Đông đang rầm rộ triển khai. Đáng chú ý nhất phải kể đến Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City của Novaland nằm trên trục đường Hương Lộ 2 đang được Đồng Nai ưu tiên xây dựng. Cũng trên tuyến đường này, Đồng Nai đã duyệt phương án đầu tư xây dựng mới cầu Vàm Cái Sứt với chiều dài gần 650m, tổng mức đầu tư trên 387 tỉ đồng để kết nối với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây nhằm giảm tải áp lực giao thông cho quốc lộ 51 hiện hữu.
Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City của Tập đoàn Novaland với quy mô gần 1.000ha, nằm tại tâm điểm kết nối giao thông liên vùng ở phía Đông TP.HCM.
Theo chiến lược của Novaland thì Aqua City được phát triển theo mô hình đô thị sinh thái thông minh nhờ lợi thế được bao bọc bởi các con sông lớn như sông Đồng Nai, sông Buông, Sông Trong và thiên nhiên hiện hữu tại phía nam Biên Hòa. Dự án được quy hoạch dành tới 70% diện tích cho mảng xanh, hạ tầng giao thông và hệ thống tiện ích nội khu cao cấp.
Dự kiến khu đô thị này khi đi vào vận hành năm 2023, cùng các hạ tầng giao thông hoàn thiện, từ vị trí của Aqua City cư dân chỉ mất khoảng 20 phút đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành, 15 phút là đến trung tâm đô thị Thủ Thiêm, 10 phút đến trung tâm Thành phố Biên Hòa.
Nhận định tiềm năng tăng trưởng của các dự án BĐS đô thị vệ tinh phía Đông, các chuyên gia cho biết, xu hướng dịch chuyển khẩu vị đầu tư và an cư vào các đô thị sinh thái thông minh là điều dễ hiểu. Đây là thời điểm chín muồi để thành công cho những dự án được quy hoạch đồng bộ, hoàn chỉnh tiện ích nhằm đón làn sóng những cư dân tân tiến và thu hút nguồn lao động chất lượng cao về phía Đông TP.HCM.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Thời của bất động sản sinh thái phía Đông TP.HCM
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mang Thai Có Nâng Mũi Được Không? Những Lưu Ý Quan...
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Thời của thanh toán quét mã QR
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chiêu thức “cọc loạt lô đất, thổi thông tin, lướt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đua nhau báo lỗ, công ty tài chính đã hết thời?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều trẻ 'học trước quên sau' thì ra vì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghỉ lễ dài ngày, tôi dành thời gian cho gia đình...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu