Điều này bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều trong các gia đình khi đem tiền đầu tư bất động sản. Áp lực lãi vay ngân hàng tăng cao, trong khi không bán được sản phẩm khiến nhiều người đứng trước nguy cơ “bể nợ”, gia đình tan tác.
Vay hơn 4 tỉ đồng để mua đầu tư đất và căn hộ, vợ chồng chị H (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) như “ngồi trên đống lửa” khi có khoản vay gần đến ngày đáo hạn nhưng chưa xoay được tiền. Được biết, hàng tháng gia đình chị chi trả khoảng 60 triệu đồng cho các khoản vay mua bất động sản trước đó. Hiện tại, có khoản vay hơn 1 tỉ đồng (vay đáo hạn 1 năm) gần đến ngày trả nhưng vợ chồng chị vẫn chưa biết xoay sở đâu. Được người bạn mách nước, chị H đang tính “vay nóng” lãi ngày để trả nợ.
Theo chia sẻ của chị H, vợ chồng lục đục, cãi nhau cũng vì nợ ngân hàng. Hiện gia đình chị sở hữu vài mảnh đất, căn hộ nhưng lại không có tiền mặt. Thời gian qua, chị cũng đã rao bán đất nhưng không có người mua. Gần như toàn bộ tài sản của chị đều nằm trong bất động sản. Khoản trả nợ hàng tháng đang áp lực lên cả hai vợ chồng.
Thực tế, tình cảnh như vợ chồng chị H không hiếm lúc này. Thị trường bất động sản “đứng”, lãi vay tăng, khiến nhiều người rơi vào cảnh khó khăn khi gồng tài chính. Thậm chí, có trường hợp vợ chồng lục đục rồi ly hôn vì các khoản nợ vay.
Ghi nhận cho thấy, nhiều nhà đầu tư ôm đất tỉnh hiện bán không được. Có trường hợp hạ giá sâu để thu dòng tiền nhưng vẫn không có người hỏi mua. Hầu hết các nhà đầu tư này có sử dụng đòn bẩy nhằm lướt sóng bất động sản. Khi thị trường hạ nhiệt, do chưa kịp ra hàng nên cố gắng “gồng”. Sau Tết, khi mức lãi suất tăng, nhiều nhà đầu tư “đuối sức” rõ rệt, muốn thoát hàng càng sớm càng tốt.
Theo chia sẻ của một một môi giới đất nền lâu năm, hiện tại thị trường đất nền đang chờ các động thái từ tín dụng, lãi suất là chính. Gần như giao dịch bất động. Có chăng xuất hiện vài giao dịch lẻ tẻ tại các khu vực giáp ranh Tp.HCM, rơi vào các sản phẩm “ngộp giá sâu”. Các mảnh đất nông nghiệp, đất thổ cư tại các khu vực như Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước… hiện khá khó khăn khi ra hàng.
Nhiều nhà đầu tư chấp nhận trả hàng thế chấp lại cho ngân hàng thanh lý, hoặc bán các tài sản giá trị như xe máy, ô tô… để trả lãi ngân hàng. Không ít trường hợp vay nóng lãi cao bên ngoài để đáo hạn khoản vay theo năm. Đây thực sự là các trường hợp gặp khó nhất khi thị trường lao dốc.
Theo chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang, các nhà đầu tư dùng đòn bẩy cao hiện đang cắt lỗ để né gồng ngân hàng. Mức giảm ở các sản phẩm này có thể lên đến 30-40%. Đây chủ yếu là những nhà đầu tư mới tham gia thị trường và dùng đòn bẩy hơn 50% giá trị sản phẩm. Khi thị trường lao dốc, các nhà đầu tư này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Những nhà đầu tư có dòng tiền sẵn thường nhắm vào các tài sản này để “xuống tiền”. “Khoảng sau quý 2/2023 thị trường bất động sản có có đợt giao dịch. Trong đó, có nhiều sản phẩm là hàng ngộp của nhà đầu tư đuối sức”, ông Quang nhấn mạnh.
Link bài gốc: Tháng trả 60 triệu tiền ngân hàng, nhà đầu tư bất động sản đi “vay nóng” khắp nơi đáo hạn
Vay hơn 4 tỉ đồng để mua đầu tư đất và căn hộ, vợ chồng chị H (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) như “ngồi trên đống lửa” khi có khoản vay gần đến ngày đáo hạn nhưng chưa xoay được tiền. Được biết, hàng tháng gia đình chị chi trả khoảng 60 triệu đồng cho các khoản vay mua bất động sản trước đó. Hiện tại, có khoản vay hơn 1 tỉ đồng (vay đáo hạn 1 năm) gần đến ngày trả nhưng vợ chồng chị vẫn chưa biết xoay sở đâu. Được người bạn mách nước, chị H đang tính “vay nóng” lãi ngày để trả nợ.
Theo chia sẻ của chị H, vợ chồng lục đục, cãi nhau cũng vì nợ ngân hàng. Hiện gia đình chị sở hữu vài mảnh đất, căn hộ nhưng lại không có tiền mặt. Thời gian qua, chị cũng đã rao bán đất nhưng không có người mua. Gần như toàn bộ tài sản của chị đều nằm trong bất động sản. Khoản trả nợ hàng tháng đang áp lực lên cả hai vợ chồng.
Thực tế, tình cảnh như vợ chồng chị H không hiếm lúc này. Thị trường bất động sản “đứng”, lãi vay tăng, khiến nhiều người rơi vào cảnh khó khăn khi gồng tài chính. Thậm chí, có trường hợp vợ chồng lục đục rồi ly hôn vì các khoản nợ vay.
Ghi nhận cho thấy, nhiều nhà đầu tư ôm đất tỉnh hiện bán không được. Có trường hợp hạ giá sâu để thu dòng tiền nhưng vẫn không có người hỏi mua. Hầu hết các nhà đầu tư này có sử dụng đòn bẩy nhằm lướt sóng bất động sản. Khi thị trường hạ nhiệt, do chưa kịp ra hàng nên cố gắng “gồng”. Sau Tết, khi mức lãi suất tăng, nhiều nhà đầu tư “đuối sức” rõ rệt, muốn thoát hàng càng sớm càng tốt.
Theo chia sẻ của một một môi giới đất nền lâu năm, hiện tại thị trường đất nền đang chờ các động thái từ tín dụng, lãi suất là chính. Gần như giao dịch bất động. Có chăng xuất hiện vài giao dịch lẻ tẻ tại các khu vực giáp ranh Tp.HCM, rơi vào các sản phẩm “ngộp giá sâu”. Các mảnh đất nông nghiệp, đất thổ cư tại các khu vực như Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước… hiện khá khó khăn khi ra hàng.
Nhiều nhà đầu tư chấp nhận trả hàng thế chấp lại cho ngân hàng thanh lý, hoặc bán các tài sản giá trị như xe máy, ô tô… để trả lãi ngân hàng. Không ít trường hợp vay nóng lãi cao bên ngoài để đáo hạn khoản vay theo năm. Đây thực sự là các trường hợp gặp khó nhất khi thị trường lao dốc.
Theo chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang, các nhà đầu tư dùng đòn bẩy cao hiện đang cắt lỗ để né gồng ngân hàng. Mức giảm ở các sản phẩm này có thể lên đến 30-40%. Đây chủ yếu là những nhà đầu tư mới tham gia thị trường và dùng đòn bẩy hơn 50% giá trị sản phẩm. Khi thị trường lao dốc, các nhà đầu tư này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Những nhà đầu tư có dòng tiền sẵn thường nhắm vào các tài sản này để “xuống tiền”. “Khoảng sau quý 2/2023 thị trường bất động sản có có đợt giao dịch. Trong đó, có nhiều sản phẩm là hàng ngộp của nhà đầu tư đuối sức”, ông Quang nhấn mạnh.
Link bài gốc: Tháng trả 60 triệu tiền ngân hàng, nhà đầu tư bất động sản đi “vay nóng” khắp nơi đáo hạn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ cuối tháng 7 Âm lịch là lúc 4 con giáp này may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mua nhà tặng kèm nhà, có nhà là có ô tô đi miễn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sang tháng 9, có 4 con giáp hết khổ, từ nay vận may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất ngân hàng nào đang cao nhất trong tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu