[FLOATLEFT]
Ảnh minh họa: thamdinhduan.com[/FLOATLEFT]
TTO - Tôi có bằng cử nhân quản trị kinh doanh và đang làm nhân viên kinh doanh cho một công ty ở TP.HCM, nay tôi muốn chuyển sang lĩnh vực thẩm định giá bất động sản nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm về bất động sản. Xin tư vấn giúp tôi những cơ hội và thách thức của nghề này, công việc đòi hỏi những kiến thức gì, mức lương bình quân là bao nhiêu?
phuc_101@....
- Chào bạn!
Có thể định nghĩa thẩm định giá là việc ước tính hay xác định giá trị tài sản tại một thời điểm và một địa điểm nhất định.
Để làm được việc này, ngoài việc xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng tài sản (hình dạng thửa đất, kích thước ngôi nhà…) còn phải xem xét các yếu tố rủi ro vô hình (rủi ro gắn với khả năng sinh lời trong tương lai…) và những yếu tố luật pháp (quyền sở hữu, giấy phép...) ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
1. Những cơ hội và thách thức của ngành
* Cơ hội:
- Nền kinh tế chúng ta đang phát triển mạnh mẽ, đầu tư ở mọi lĩnh vực tăng trưởng mạnh. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều thừa nhận tiềm năng thành công khi đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam là rất lớn. Vì thế, cần có một tổ chức trung gian, độc lập, khách quan đưa ra những giá trị thị trường của bất động sản để phục vụ nhiều mục đích khác nhau: mua, bán, thanh lý, góp vốn, liên doanh, thế chấp…
- Ngành thẩm định giá ở Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên khá muộn so với các nước trên thế giới, nhưng hiện tại đã và đang phát triển về chiều sâu và rộng. Có thể coi thẩm định giá là một trong những công cụ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, của nền kinh tế, hạn chế thất thoát, tiêu cực, nâng cao khả năng cạnh tranh…
- Nhu cầu về cán bộ, chuyên viên thẩm định giá ở nước ta ngày càng tăng nhanh theo đà tăng trưởng kinh tế thị trường. Bạn có cơ hội lựa chọn việc làm theo năng lực cá nhân bởi có rất nhiều dịch vụ đa dạng cho khách hàng như thẩm định giá theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức nhà nước, thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.
* Thách thức:
- Về hành lang pháp lý: có thể thấy rằng với hệ thống hành lang pháp lý đã cơ bản đáp ứng được những vấn đề chung của nghề thẩm định giá. Song, do việc quản lý ngành thẩm định giá chưa được thống nhất, các cơ quan ban ngành khác nhau lại tự đưa ra những quy chuẩn về thẩm định giá đối với việc thẩm định các tài sản mang tính đặc thù của ngành đó; từ đó dẫn tới sự chồng chéo trong công tác quản lý, trong các văn bản pháp luật giữa các ngành.
- Về nhân lực cho ngành thẩm định giá: việc đào tạo mới chỉ được chú trọng trong thời gian gần nên nguồn nhân lực phục vụ công tác thẩm định giá còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng.
- Sự quản lý công tác thẩm định giá: hiện nay, các đơn vị thẩm định giá thiếu một sự quản lý chung, đặc biệt là quản lý về chất lượng của công tác thẩm định. Nhiều đơn vị trong quá trình thẩm định giá đã thực hiện chưa đúng các tiêu chuẩn đề ra theo yêu cầu của ngành.
- Về cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thẩm định giá: hiện nay, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thẩm định giá còn rất sơ sài và thiếu đồng bộ. Có thể thấy đây là thiếu sót lớn đối với ngành thẩm định giá Việt Nam. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, khả năng nâng cao năng lực trong ngành sẽ bị hạn chế.
2. Những kiến thức cơ bản:
Để có thể làm tốt công việc thẩm định giá bạn cần nắm vững những phương pháp thẩm định giá cơ bản sau:
- Phương pháp so sánh trực tiếp
- Phương pháp chi phí
- Phương pháp thu nhập
- Phương pháp thặng dư
- Phương pháp lợi nhuận
Bạn có thể tham khảo sách báo và các tư liệu khác để tìm hiểu thêm.
3. Mức lương:
Thu nhập của nhân viên thẩm định phụ thuộc nhiều yếu tố:
- Bằng cấp, chứng chỉ: ngoài bằng cử nhân chính quy, vị trí chuyên viên thẩm định cần yêu cầu thêm chứng chỉ thẩm định
- Kinh nghiệm công tác
- Quy mô/loại hình doanh nghiệp
Nếu bạn xác định đi theo lĩnh vực bất động sản, tôi nghĩ ngay từ bây giờ bạn nên đầu tư thời gian vào việc học tập và trau dồi kiến thức trong lĩnh vực này. Có như thế bạn mới có thể hòa nhập và bắt nhịp tốt khi chuyển sang nghề này.
Bên cạnh đó, để có được vị trí và mức lương tốt, lời khuyên của tôi dành cho bạn là nên chọn môi trường của những tập đoàn nước ngoài, công ty liên doanh để học hỏi kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.
Thông thường, mức lương cho vị trí này ở các công ty nước ngoài cùng khá tốt, khoảng 300-500 USD, và dĩ nhiên, yêu cầu bạn phải có trình độ ngoại ngữ xuất sắc cùng những kỹ năng mềm giỏi.
Chúc bạn thành công.
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
(Trưởng nhóm tư vấn tuyển dụng Kiemviec.com
Ảnh minh họa: thamdinhduan.com[/FLOATLEFT]
TTO - Tôi có bằng cử nhân quản trị kinh doanh và đang làm nhân viên kinh doanh cho một công ty ở TP.HCM, nay tôi muốn chuyển sang lĩnh vực thẩm định giá bất động sản nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm về bất động sản. Xin tư vấn giúp tôi những cơ hội và thách thức của nghề này, công việc đòi hỏi những kiến thức gì, mức lương bình quân là bao nhiêu?
phuc_101@....
- Chào bạn!
Có thể định nghĩa thẩm định giá là việc ước tính hay xác định giá trị tài sản tại một thời điểm và một địa điểm nhất định.
Để làm được việc này, ngoài việc xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng tài sản (hình dạng thửa đất, kích thước ngôi nhà…) còn phải xem xét các yếu tố rủi ro vô hình (rủi ro gắn với khả năng sinh lời trong tương lai…) và những yếu tố luật pháp (quyền sở hữu, giấy phép...) ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
1. Những cơ hội và thách thức của ngành
* Cơ hội:
- Nền kinh tế chúng ta đang phát triển mạnh mẽ, đầu tư ở mọi lĩnh vực tăng trưởng mạnh. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều thừa nhận tiềm năng thành công khi đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam là rất lớn. Vì thế, cần có một tổ chức trung gian, độc lập, khách quan đưa ra những giá trị thị trường của bất động sản để phục vụ nhiều mục đích khác nhau: mua, bán, thanh lý, góp vốn, liên doanh, thế chấp…
- Ngành thẩm định giá ở Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên khá muộn so với các nước trên thế giới, nhưng hiện tại đã và đang phát triển về chiều sâu và rộng. Có thể coi thẩm định giá là một trong những công cụ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, của nền kinh tế, hạn chế thất thoát, tiêu cực, nâng cao khả năng cạnh tranh…
- Nhu cầu về cán bộ, chuyên viên thẩm định giá ở nước ta ngày càng tăng nhanh theo đà tăng trưởng kinh tế thị trường. Bạn có cơ hội lựa chọn việc làm theo năng lực cá nhân bởi có rất nhiều dịch vụ đa dạng cho khách hàng như thẩm định giá theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức nhà nước, thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.
* Thách thức:
- Về hành lang pháp lý: có thể thấy rằng với hệ thống hành lang pháp lý đã cơ bản đáp ứng được những vấn đề chung của nghề thẩm định giá. Song, do việc quản lý ngành thẩm định giá chưa được thống nhất, các cơ quan ban ngành khác nhau lại tự đưa ra những quy chuẩn về thẩm định giá đối với việc thẩm định các tài sản mang tính đặc thù của ngành đó; từ đó dẫn tới sự chồng chéo trong công tác quản lý, trong các văn bản pháp luật giữa các ngành.
- Về nhân lực cho ngành thẩm định giá: việc đào tạo mới chỉ được chú trọng trong thời gian gần nên nguồn nhân lực phục vụ công tác thẩm định giá còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng.
- Sự quản lý công tác thẩm định giá: hiện nay, các đơn vị thẩm định giá thiếu một sự quản lý chung, đặc biệt là quản lý về chất lượng của công tác thẩm định. Nhiều đơn vị trong quá trình thẩm định giá đã thực hiện chưa đúng các tiêu chuẩn đề ra theo yêu cầu của ngành.
- Về cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thẩm định giá: hiện nay, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thẩm định giá còn rất sơ sài và thiếu đồng bộ. Có thể thấy đây là thiếu sót lớn đối với ngành thẩm định giá Việt Nam. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, khả năng nâng cao năng lực trong ngành sẽ bị hạn chế.
2. Những kiến thức cơ bản:
Để có thể làm tốt công việc thẩm định giá bạn cần nắm vững những phương pháp thẩm định giá cơ bản sau:
- Phương pháp so sánh trực tiếp
- Phương pháp chi phí
- Phương pháp thu nhập
- Phương pháp thặng dư
- Phương pháp lợi nhuận
Bạn có thể tham khảo sách báo và các tư liệu khác để tìm hiểu thêm.
3. Mức lương:
Thu nhập của nhân viên thẩm định phụ thuộc nhiều yếu tố:
- Bằng cấp, chứng chỉ: ngoài bằng cử nhân chính quy, vị trí chuyên viên thẩm định cần yêu cầu thêm chứng chỉ thẩm định
- Kinh nghiệm công tác
- Quy mô/loại hình doanh nghiệp
Nếu bạn xác định đi theo lĩnh vực bất động sản, tôi nghĩ ngay từ bây giờ bạn nên đầu tư thời gian vào việc học tập và trau dồi kiến thức trong lĩnh vực này. Có như thế bạn mới có thể hòa nhập và bắt nhịp tốt khi chuyển sang nghề này.
Bên cạnh đó, để có được vị trí và mức lương tốt, lời khuyên của tôi dành cho bạn là nên chọn môi trường của những tập đoàn nước ngoài, công ty liên doanh để học hỏi kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.
Thông thường, mức lương cho vị trí này ở các công ty nước ngoài cùng khá tốt, khoảng 300-500 USD, và dĩ nhiên, yêu cầu bạn phải có trình độ ngoại ngữ xuất sắc cùng những kỹ năng mềm giỏi.
Chúc bạn thành công.
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
(Trưởng nhóm tư vấn tuyển dụng Kiemviec.com
Bài tương tự bạn quan tâm
Chứng chỉ thẩm định giá là gì?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hành trang nghề thẩm định giá cho ai học trái ngành
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thẩm định giá là gì? Kết quả thẩm định giá?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thẩm định giá- công việc thách thức
- Thread starter phuongkt52
- Ngày bắt đầu
Suy nghĩ: Thẩm định viên trong tương lai
- Thread starter tuandungdp.vn
- Ngày bắt đầu
Danh sách các Công ty thẩm định giá tại Việt Nam 2011
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu