Sinh viên thức khuya ...

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
Thức khuya đang là tình trạng chung xảy ra ở hầu hết sinh viên hiện nay ! Những người thức khuya là những người không ngủ trước 11h đêm, không cần biết họ có ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày hay không. Hành động thức khuya của sinh viên luôn chịu ảnh hưởng của hai yếu tố: khách quan và chủ quan.



Thức thâu đêm

L. Ng , sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế (TP.HCM) cho biết: “ Tớ thức tới 2, 3 giờ sáng là bình thường, thức hoài rồi cũng quen (cười)”. Khi được hỏi thức khuya thế để làm gì, Ng hồn nhiên trả lời: “Lên mạng chát chit với bạn bè, kiếm tài liệu và bao nhiêu là chuyện khác nữa”.

Xưa nay, sinh viên thức khuya là chuyện bình thường, nhưng thức khuya để học thì ít mà làm một số chuyện khác thì nhiều: chát với bạn bè, thức theo phong trào, nói chuyện phiếm với bạn bè trong phòng...Nếu có máy tính thì lướt nét đến tận gần sáng, có những sinh viên thức thâu đêm “nấu cháo” với bạn bè trên mạng.

Sinh viên nam thức đã đành, các chiến hữu nữ chúng ta cũng không kém. Ng. T.H, sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tâm sự: “Kí túc xá tụi mình không cho thức khuya nhưng thường thì bảy đứa trong phòng cứ phải 1 giờ sáng mới ngủ được, thường thì tắt điện cho khỏi bị phạt nhưng vẫn thức”.

Thức khuya trở thành một thói quen khó thay đổi ở sinh viên. Hầu như mọi người đều hiểu biết về tác hại của việc thức khuya nhưng không làm sao để thay đổi được thói quen xấu này, rất ít sinh viên chịu đi ngủ trước 11 giờ đêm, theo quan điểm bất hủ của giới sinh viên rằng “Nếu không thức khuya thì lại không phải sinh viên nữa”!

Nguyên nhân thức khuya

Một trong những yếu tố quan trọng trong điều kiện khách quan là lượng bài vở quá nhiều. Trong điều kiện học tập mới theo tín chỉ, việc tự học của sinh viên trở nên vô cùng quan trọng, để đạt một giờ trên lớp, SV phải tự làm việc ba giờ ở nhà. Vậy nên, số lượng bài vở cần giải quyết không ít buộc sinh viên phải thức khuya hơn để đảm bảo cho bài vở được hoàn thành.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của yếu tố tài chính đến việc thức khuya của sinh viên cũng đáng kể. Phần lớn sinh viên đều là con em đến từ các tỉnh thành trong cả nước, việc làm thêm để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình cũng là điều thường thấy ở sinh viên. Và điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến giờ giấc sinh hoạt của sinh viên. Đó là chưa kể đến sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, việc sống trong môi trường mà tất cả cùng thức khuya thì ta rất dễ theo xu hướng chung.

Yếu tố chủ quan cũng có ảnh hưởng nhất định. Đó có thể là thói quen đã được hình thành từ trước, hoặc cũng có thể do sống trong một môi trường năng động, nhu cầu giải quyết việc ở cường độ cao, áp lực từ nhiều phía làm cho thời gian nghỉ ngơi bị giảm lại đáng kể. Còn phải kể đến yếu tố kỹ năng sắp xếp công việc, sắp xếp thời gian biểu còn quá kém...

Ảnh hưởng của thức khuya đến sinh viên

Nếu xét ở khía cạnh nào đó thì thức khuya cũng mang lại lợi ích, tuy nhiên phần lớn thức khuya là có hại cho sức khỏe con người.

Mặt tích cực:
Đối với sinh viên, nhất là những sinh viên có gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn thì ngoài thời gian đi học vào ban ngày, những công việc làm thêm vào ban đêm giúp họ có thêm chi phí cho học hành, sinh hoạt. Hơn nữa, lượng kiến thức, bài vở của sinh viên là rất nhiều. Đặc biệt, vào những mùa thi thì sinh viên phải thức khuya mới có thể giải quyết hết công việc bài vở của mình được. Đây cũng là lí do tại sao tần số thức khuya của sinh viên khi học đại học lại nhiều hơn so với khi họ học ở bậc trung học phổ thông.

Ngoài ra, trong môi trường kí túc xá, do đông người, ồn ào nên sinh viên phải tranh thủ thời gian đêm khuya để học bài. Sau một ngày làm việc, học tập mệt nhọc và căng thẳng thì sinh viên thường chọn thời gian đêm khuya để giải trí, nghe nhạc, đọc truyện, nhắn tin…Đây cũng là cách làm giảm stress của sinh viên.

Mặt tiêu cực:
Nhắc đến thức khuya thì không thể không nói đến những mặt xấu do nó gây ra. Dù con người không muốn thì nó vẫn tồn tại. Có khi con người ý thức được tác hại của việc thức khuya nhưng bên cạnh công việc giải quyết được nhờ thức khuya thì họ sẵn sằng chấp nhận những tác động xấu mà nó gây ra.

Những ảnh hưởng xấu thường thấy sau khi thức khuya là mắt thâm quầng, da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nổi mụn, trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ dẫn tới ăn không ngon miệng, nguy cơ giảm sút trí nhớ rất cao, gấp 5 lần so với những người không thức khuya. Ngoài ra nó còn gây ra các tác động phụ như ù tai, chóng mặt, hay nóng nảy, khó tập trung, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút...

Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya. Các nhà khoa học của Đại học Tổng hợp về bảo hộ lao động của Nhật Bản đã tiến hành khám bệnh cho hơn 14000 nam công nhân thường xuyên làm ca đêm và kết quả cho thấy sự sản sinh chất Mêlatonin -là chất có khả năng ngăn cản, tiêu diệt nhanh chống các tể bào ung thư -chỉ sản sinh khi màn đêm buông xuống theo chiều hướng bất lợi, tạo điều kiện cho sự phát triển của các tế bào ung thư ở những người thường xuyên thức khuya. Khi điều tra về nguyên nhân làm bùng nổ bệnh ung thư vú trong những năm 30 của thế kỉ 20, giáo sư Richard Stevens thuộc Đại học Connecticut (Mỹ) đã tìm ra mối liên hệ giữa thức khuya với bệnh ung thư vú. Ở Đan Mạch, các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu bệnh ung thư đã phân tích dữ liệu của 7000 phụ nữ và thấy rằng những phụ nhữ phải làm việc ít nhất 6 tháng vào ban đêm có nguy cơ phát triển các khối u ở vú cao hơn.
Tác động lâu dài là làm giảm sức đề kháng. Vì khoảng thời gian từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch, cũng là lúc tiết ra nhiều hooc môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng. Do vậy, thức khuya làm đảo lộn đồng hồ sinh học, làm cơ thể mất cân bằng, là nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh khác.

Thức khuya, chúng ta có khả năng béo phì theo chiều hướng có hại. Ban đêm là lúc cơ thể chúng ta nghỉ ngơi và tiêu hóa hết lượng thức ăn còn lại. Thức khuya làm việc, đặc biệt là lao động trí óc kết hợp với “nạp” thêm các thức ăn, đồ uống phụ thì lượng thức ăn sẽ không tiêu hóa hết, tạo nên lượng mỡ dư thừa gây nên béo phì. Nó còn là nguy cơ cuả các chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp.

Một tác hại do thức khuya gây ra rất hay gặp ở các bạn sinh viên, đó là những căn bệnh về mắt. Nếu thức khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì hay dẫn tới cận thị. Một điều không thể tránh khỏi là khi học tập hay làm việc vào ban đêm thì mắt chúng ta tiếp xúc với ánh sáng trắng của bóng đèn làm cho mắt điều tiết nhiều hơn, do đó thị lực chúng ta giảm xuống. Ngoài ra còn gặp phải các bệnh về mắt như khô mắt, nhức mỏi mắt, đau mắt, loạn thị…Mà khi chúng ta không có đôi mắt tốt thì điều dĩ nhiên nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của bạn.

Nguy hiểm hơn là khi thức khuya mà bạn không biết điều chỉnh thời gian ngủ hợp lí, không bảo đảm ngày ngủ từ 7-8 tiếng thì sẽ phát sinh thêm nhiều bệnh. Thời gian ngủ ít hơn dẫn tới sự suy giảm của não bộ, nguy cơ bị bệnh tim cao hơn so với những người bảo đảm thời gian ngủ. Bác sỹ Najib Ayasm, chuyên gia về giấc ngủ tại bệnh viện Brigham &Women ở Boston đã phân tích số liệu của hơn 71000 phụ nữ. Kết quả cho thấy có mối liên hệ tương tự giữa sự phát triển của bệnh tim và thời lượng ngủ. So với những người ngủ từ 7-8 giờ thì số người bị cơn đau tim tăng 37% ở những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi ngày, tăng 18% ở những người chỉ ngủ 6 giờ, tăng 39% ở những người ngủ dưới 5 giờ mỗi ngày.

Nếu thức khuya trong thời gian dài mà không bảo đảm thời gian ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày thì cơ thể chúng ta sẽ bị suy sụp thấy rõ. Chúng ta sẽ không có được cơ thể khỏe mạnh, trạng thái minh mẫn để học tập và giải quyết các công việc.

Hạn chế thức khuya

Như vậy, việc thức khuya ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và công việc của con người, đặc biệt là sinh viên. Nếu không có một sức khỏe tốt, một đôi mắt tốt và tinh thần làm việc sảng khoái, minh mẫn thì bạn không thể hoàn thành công việc của bạn thật tốt, thật xuất sắc được. Không phải mọi người không ý thức được tác hại của việc thức khuya, nhưng nhận thức của con người luôn ở mức nhất định.

Do vậy, những mặt xấu của việc thức khuya nêu ra ở đây không phải là không quan trọng. Điều đáng nói ở đây là những tác hại đó có làm thay đổi được thói quen thức khuya của mọi nguời, đặc biệt là sinh viên hay không? Liệu sinh viên có thể cải thiện tình hình thức khuya của mình hay không? Đó mới là điều quan trọng.

Phương Nga (Thanh Hoá)
Theo Mực Tím
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,129
Bài viết
63,349
Thành viên
86,047
Thành viên mới nhất
gnn

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN