Theo thống kê của Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách/người/năm. Sinh viên, đối tượng lẽ ra phải đọc nhiều sách, hầu như không có thói quen này.
Sinh viên chỉ vào thư viện nhiều khi mùa thi đến và thường để làm hoặc học bài chứ không phải đọc sách, tài liệu nghiên cứu - Ảnh: Đào Ngọc ThạchKhông có… thời gian
Đó là câu trả lời chúng tôi nhận được từ sinh viên (SV) nhiều trường ĐH tại TP.HCM khi làm cuộc khảo sát ngẫu nhiên.
Nguyễn Kiều Oanh, SV ngành báo chí và truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết: “Không chỉ bây giờ, mà ngay từ bậc phổ thông mình đã không có thói quen đọc sách. Mình cũng hầu như không có thời gian đi nhà sách, chưa từng đến thư viện công cộng. Chỉ khi nào có bài tập cần làm thì mới vào thư viện trường để tìm tài liệu”. Giải thích lý do ít đọc sách của mình, Oanh cho biết: “Việc học ở trường quá nặng, ngoài thời gian trên lớp, mình còn phải làm nhiều bài tập, rồi đi thực tế bên ngoài để có kinh nghiệm viết lách. Mình không có thời gian để nghiền ngẫm một cuốn sách mà sách đó không liên quan đến ngành học”.
Oanh cũng cho rằng bạn bè xung quanh ít có thói quen đọc sách. Oanh nói: “Mình thấy SV hiện nay rất ít đọc sách. Nếu có đọc, SV cũng thường chọn những cuốn sách phục vụ nhu cầu giải trí đơn thuần như truyện tranh, tiểu thuyết tình cảm. Hoặc các bạn xem phim, giao lưu với bạn bè qua Facebook, chat…”.
Nguyễn Thị Thanh, SV Khoa Môi trường Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, từng có sở thích đọc sách lúc học phổ thông nhưng rồi cũng đánh mất thói quen này kể từ khi bước chân vào ĐH. Thanh thú nhận: “Nếu đổ lỗi hoàn toàn cho việc học để không có thời gian đọc sách là không phải. Thật ra, bên cạnh việc học SV còn nhiều thứ hấp dẫn hơn nhiều so với chuyện đọc sách, chẳng hạn các hoạt động ngoại khóa, đọc tin tức, xem phim, chơi game…”.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hường, Giám đốc thư viện Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, thông tin: “SV thường chỉ tìm đến thư viện trước kỳ thi giữa và cuối kỳ. Có những SV từ ngày nhập học đến khi ra trường không đăng ký làm thẻ thư viện, có những SV làm thẻ nhưng suốt 4 năm chỉ ghé thư viện một vài lần”.
Đọc gì và đọc như thế nào ?
PGS-TS Từ Diệp Công Thành, giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận định: “Tiếp xúc thường xuyên với SV, tôi thấy họ vẫn đang đọc và xem rất nhiều, thông qua mạng internet. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là họ đang đọc gì và đọc như thế nào?”.
Tiến sĩ Thành phân tích cụ thể: “Với sách chuyên ngành, SV rất lười đọc. Thậm chí tôi từng yêu cầu SV đọc ngay trên lớp hoặc giao về nhà, kết quả rất ít SV thực hiện. Trong khi đó, với các loại sách phát triển tâm hồn, dù không có thông tin khảo sát nhưng tôi nghĩ cũng không nhiều SV quan tâm. Điều này thể hiện qua lối sống, nhân cách, suy nghĩ, hành động… của một bộ phận giới trẻ hiện nay có nhiều lệch lạc, mất phương hướng. Họ dường như chỉ học cách sống qua phim ảnh nhiều hơn”.
Trước sở thích đọc truyện tranh của đông đảo SV, thạc sĩ Đặng Văn Thống, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm học liệu Trường ĐH Luật TP.HCM, khuyên: “Đa số các loại truyện tranh đều có giá trị giáo dục đích thực và việc đọc truyện tranh của SV cũng là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, SV không nên bỏ quá nhiều thời gian vào việc giải trí đơn thuần đó. SV nên dành thời gian đọc thêm các loại sách phát triển kỹ năng, văn học, chuyên ngành”.
Đánh giá nguyên nhân thực trạng SV không đọc sách, thạc sĩ Thống cho rằng: “Một yếu tố cực kỳ quan trọng tác động đến ý thức SV chính là phương pháp dạy và học hiện nay. Thay vì chỉ đọc làu làu cho SV chép từ sách, giảng viên nên định hướng, gợi ý và để SV tìm tài liệu đọc và học. Quan trọng hơn, bản thân SV cần ý thức được việc đọc sách giúp ích cho bản thân như thế nào để chủ động tìm đến với sách”. Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hường, khuyên: “Thói quen đọc sách cần được gia đình tạo dựng cho con trẻ ngay từ nhỏ. Cha mẹ cần giúp con cái thấy được giá trị của việc đọc sách và làm gương cho trẻ, có thể bắt đầu từ việc dạy trẻ biết quý trọng sách vở, dẫn đi nhà sách chọn lựa sách, đặc biệt là cùng trẻ dành thời gian đọc sách khi có thể”.
Đây cũng chính là kinh nghiệm đã được Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ trong buổi đối thoại với SV tại Trường ĐH Mở TP.HCM vừa qua. Giáo sư Châu đã kể: “Vợ chồng tôi ít xem truyền hình, hầu như không xem bao giờ. Có lẽ vì thế mà mấy đứa con của chúng tôi hoàn toàn không có sở thích đó, bố mẹ không cần cấm đoán hay hạn chế gì cả. Nếu có thời gian, chúng nó thích đọc sách hơn”.
(Sưu tầm và chia sẻ bởi Sinhvienthamdinh.Com)
Sinh viên chỉ vào thư viện nhiều khi mùa thi đến và thường để làm hoặc học bài chứ không phải đọc sách, tài liệu nghiên cứu - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đó là câu trả lời chúng tôi nhận được từ sinh viên (SV) nhiều trường ĐH tại TP.HCM khi làm cuộc khảo sát ngẫu nhiên.
Nguyễn Kiều Oanh, SV ngành báo chí và truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết: “Không chỉ bây giờ, mà ngay từ bậc phổ thông mình đã không có thói quen đọc sách. Mình cũng hầu như không có thời gian đi nhà sách, chưa từng đến thư viện công cộng. Chỉ khi nào có bài tập cần làm thì mới vào thư viện trường để tìm tài liệu”. Giải thích lý do ít đọc sách của mình, Oanh cho biết: “Việc học ở trường quá nặng, ngoài thời gian trên lớp, mình còn phải làm nhiều bài tập, rồi đi thực tế bên ngoài để có kinh nghiệm viết lách. Mình không có thời gian để nghiền ngẫm một cuốn sách mà sách đó không liên quan đến ngành học”.
Oanh cũng cho rằng bạn bè xung quanh ít có thói quen đọc sách. Oanh nói: “Mình thấy SV hiện nay rất ít đọc sách. Nếu có đọc, SV cũng thường chọn những cuốn sách phục vụ nhu cầu giải trí đơn thuần như truyện tranh, tiểu thuyết tình cảm. Hoặc các bạn xem phim, giao lưu với bạn bè qua Facebook, chat…”.
Nguyễn Thị Thanh, SV Khoa Môi trường Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, từng có sở thích đọc sách lúc học phổ thông nhưng rồi cũng đánh mất thói quen này kể từ khi bước chân vào ĐH. Thanh thú nhận: “Nếu đổ lỗi hoàn toàn cho việc học để không có thời gian đọc sách là không phải. Thật ra, bên cạnh việc học SV còn nhiều thứ hấp dẫn hơn nhiều so với chuyện đọc sách, chẳng hạn các hoạt động ngoại khóa, đọc tin tức, xem phim, chơi game…”.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hường, Giám đốc thư viện Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, thông tin: “SV thường chỉ tìm đến thư viện trước kỳ thi giữa và cuối kỳ. Có những SV từ ngày nhập học đến khi ra trường không đăng ký làm thẻ thư viện, có những SV làm thẻ nhưng suốt 4 năm chỉ ghé thư viện một vài lần”.
Đọc gì và đọc như thế nào ?
PGS-TS Từ Diệp Công Thành, giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận định: “Tiếp xúc thường xuyên với SV, tôi thấy họ vẫn đang đọc và xem rất nhiều, thông qua mạng internet. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là họ đang đọc gì và đọc như thế nào?”.
Tiến sĩ Thành phân tích cụ thể: “Với sách chuyên ngành, SV rất lười đọc. Thậm chí tôi từng yêu cầu SV đọc ngay trên lớp hoặc giao về nhà, kết quả rất ít SV thực hiện. Trong khi đó, với các loại sách phát triển tâm hồn, dù không có thông tin khảo sát nhưng tôi nghĩ cũng không nhiều SV quan tâm. Điều này thể hiện qua lối sống, nhân cách, suy nghĩ, hành động… của một bộ phận giới trẻ hiện nay có nhiều lệch lạc, mất phương hướng. Họ dường như chỉ học cách sống qua phim ảnh nhiều hơn”.
Trước sở thích đọc truyện tranh của đông đảo SV, thạc sĩ Đặng Văn Thống, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm học liệu Trường ĐH Luật TP.HCM, khuyên: “Đa số các loại truyện tranh đều có giá trị giáo dục đích thực và việc đọc truyện tranh của SV cũng là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, SV không nên bỏ quá nhiều thời gian vào việc giải trí đơn thuần đó. SV nên dành thời gian đọc thêm các loại sách phát triển kỹ năng, văn học, chuyên ngành”.
Đánh giá nguyên nhân thực trạng SV không đọc sách, thạc sĩ Thống cho rằng: “Một yếu tố cực kỳ quan trọng tác động đến ý thức SV chính là phương pháp dạy và học hiện nay. Thay vì chỉ đọc làu làu cho SV chép từ sách, giảng viên nên định hướng, gợi ý và để SV tìm tài liệu đọc và học. Quan trọng hơn, bản thân SV cần ý thức được việc đọc sách giúp ích cho bản thân như thế nào để chủ động tìm đến với sách”. Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hường, khuyên: “Thói quen đọc sách cần được gia đình tạo dựng cho con trẻ ngay từ nhỏ. Cha mẹ cần giúp con cái thấy được giá trị của việc đọc sách và làm gương cho trẻ, có thể bắt đầu từ việc dạy trẻ biết quý trọng sách vở, dẫn đi nhà sách chọn lựa sách, đặc biệt là cùng trẻ dành thời gian đọc sách khi có thể”.
Đây cũng chính là kinh nghiệm đã được Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ trong buổi đối thoại với SV tại Trường ĐH Mở TP.HCM vừa qua. Giáo sư Châu đã kể: “Vợ chồng tôi ít xem truyền hình, hầu như không xem bao giờ. Có lẽ vì thế mà mấy đứa con của chúng tôi hoàn toàn không có sở thích đó, bố mẹ không cần cấm đoán hay hạn chế gì cả. Nếu có thời gian, chúng nó thích đọc sách hơn”.
Theo Xaluan
(Sưu tầm và chia sẻ bởi Sinhvienthamdinh.Com)
Bài tương tự bạn quan tâm
Bước vào thế giới của những “PG sinh viên”
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyện học và phượt của du học sinh
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sinh viên kiếm tiền từ viết thiệp cưới
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ sinh phố biển khoe vẻ đẹp thanh tân trong trang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Câu lạc bộ sinh viên itec - sân chơi bổ ích và lành...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Niền vui nhỏ của sinh viên sống xa nhà
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu