Sau khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố sẽ nghiên cứu giảm lãi suất nếu lạm phát tháng 11 dưới 1%, tin đồn trần huy động về 12% một năm rộ lên. Thậm chí, đại diện một số nhà băng cũng xác nhận khả năng này.
http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/thi-truong/2011/11/huy-dong-von-vnd-giam-trong-thang-10/
Tính rút hơn 100 triệu đồng từ ngân hàng về để chi tiêu cuối năm, chị Huệ nhà ở Cầu Giấy (Hà Nội) được nhân viên chào mời gửi tiếp. Cô nhân viên cho biết, lãi suất sắp bị điều chỉnh từ 14% xuống còn 12% một năm, nên "khách hàng nào rút tiền ra lúc này là dại". Cô này cũng chỉ cho khách hàng thấy rằng, gửi tiền hưởng lãi 12% một năm sẽ thấp hơn như thế nào so với 14%, càng thiệt thòi cho khách khi gửi trong dài hạn, chị Huệ kể.
Ông cho biết, tại Việt Nam hiện nay, một bộ phận người dân chỉ chăm chăm sử dụng tiền để mua vàng, chơi chứng khoán, bất động sản mà không chia sẻ khó khăn với Chính phủ trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế. "Trên thế giới, nhiều nước khác đang nỗ lực đưa lãi suất về 0%. Việt Nam phải đối mặt với trợ cấp xã hội thấp, song về nguyên tắc, không thể duy trì một tầng lớp chỉ 'ăn' với đi gửi tiền tiết kiệm, 'ăn' với ngồi thu tiền cho thuê, bán nhà trong khi người khác có nhu cầu thực mà không được hưởng", ông này bình luận. Do đó, giảm lãi suất là một quyết sách tốt trong tình hình hiện nay.
Chuyên gia này cũng nhận định, cơ bản, việc giảm lãi suất đang đi đúng hướng sau động thái "dẹp loạn" giá vàng, siết tín dụng bất động sản được đưa ra trong thời gian qua. Đây là bước đầu trong hành trình hạ lãi suất, cứu nền kinh tế.
"Cần thiết, tôi nghĩ đưa về 8% cũng được, nhưng năm nay chắc điều kiện chỉ cho dừng lại ở khoảng 12%. Sau đó, nếu có giảm tiếp, sẽ chia thành nhiều đợt", ông nói. Riêng trong năm 2012, lãi suất giảm hay không sẽ phụ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ. Ông phân tích, năm nay, Ngân hàng Nhà nước kìm tỷ giá khiến cho các yếu tố khác như vàng, bất động sản... bung ra, do đó, giảm về được 12% một năm đã là tính toán hợp lý.
Chuyên gia nói trên bày tỏ, người dân và doanh nghiệp có quyền kỳ vọng, nhưng chưa thể khẳng định giảm lãi suất huy động thì lãi cho vay cũng sẽ thấp đi. "Hai chỉ số này có mối quan hệ liên đới chứ không thông nhau như mọi người nghĩ. Ví dụ như ăn cơm thì cái nhìn thấy đầu tiên là no bụng, chứ không thể nói nếu ăn vào anh sẽ cao thêm 5-10 cm. Song về nguyên tắc, không ăn cơm, anh cũng không thể cao được, nên có thể tin tưởng lãi đầu vào giảm sẽ hỗ trợ đầu ra", ông bình luận.
Lãnh đạo một ngân hàng khác lại cho rằng, trong bối cảnh vốn dân cư sụt giảm, khó giữ chân khách hàng, vay liên ngân hàng không dễ..., tin đồn có trần lãi suất huy động mới khiến cho nhà băng nhỏ đã khó càng khốn đốn. Trước mắt, các ngân hàng nhỏ phải đối mặt với áp lực giữ chân khách hàng gửi tiền vì người dân ăn sâu quan niệm "ngân hàng nhỏ là yếu".
Ông này phân tích, đây rất có thể chỉ là kiểu "ăn rơ" sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẽ giảm lãi suất cho vay nếu lạm phát cuối năm không tăng quá 1%. Trong tháng 11, CPI chỉ tăng 0,39% cho thấy đúng là áp lực lạm phát đang giảm dần. Lãi suất cho vay có thể giảm và tác động lên lãi huy động, song không thể nói chắc chắn lãi suất là 12% một năm vào tháng 12, ông nói. Theo ông, lãi suất giảm còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. "Những tin đồn kiểu này lợi bất cập hại, nó khiến cho người gửi tiền thêm hoang mang, lo lắng", ông nói.
Nhìn thấy cái khó của các ngân hàng khi lãi suất thấp đi, song tổng giám đốc một ngân hàng thương mại quy mô nhỏ tại Hà Nội đánh giá, về mặt bản chất, khi lãi suất đi xuống, nhà băng lớn phải đối mặt với áp lực của mạng lưới người rút tiền lớn gấp trăm, nghìn lần so với ngân hàng nhỏ. Còn nhà băng nhỏ thì ngược lại, có vài chục điểm, nên không có gì đáng lo. "Hơn nữa, nên bỏ quan niệm cứ nhỏ là yếu vì thực tế, trên thị trường, nhà băng lớn chưa chắc đã khỏe", ông bày tỏ.
Điều hành tiền tệ là một bài toán lớn, nên có thể có nhiều cách giải, ông nhận định. Đầu tiên, có thể hạ trần lãi suất về 12% một năm, rồi điều chỉnh lãi suất cho vay nếu như chỉ số này không giảm. Bước tiếp theo là phân tuyến danh mục cho vay cũng như ưu đãi bù lỗ cho ngân hàng, doanh nghiệp... "Điều hành kinh tế cần hàng loạt công cụ hỗ trợ chứ không chỉ nói đơn giản 1+1= 2. Có thể thả thuốc thử, sau đó căn cứ biểu hiện lâm sàng của 'con bệnh' mới điều trị tiếp. Thuốc thì có nhiều, nhưng Chính phủ phải đủ mạnh mới làm được. Tôi nghĩ đây đã là thời cơ", ông nói.
Tuệ Minh
Bài tương tự bạn quan tâm
Giá Vàng trong nước bất ngờ tăng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu