Bộ Tài chính đang soạn thảo dự án Luật Quản lý giá với nhiều điểm nhấn, kỳ vọng sẽ khai thông tình hình rối loạn giá cả lâu nay. Mặc dù có hẳn mục riêng về kiểm soát giá độc quyền nhưng hiệu lực đến đâu vẫn còn là câu hỏi...
Doanh nghiệp bắt tay độc quyền giá
Nếu như giá điện do Nhà nước quy định thì ở nhiều mặt hàng vốn đã mang tính thị trường như xi măng, sắt thép, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm... câu chuyện kiểm soát giá, chống câu kết thao túng vẫn luôn nóng bỏng. Lâu nay, việc này vẫn được tiến hành điều tra chi phí sản xuất đối với một số mặt hàng quan trọng có biến động về giá như xi măng, sắt thép, phân bón, giá dịch vụ của một số ngành hàng không, hàng hải, bưu chính, viễn thông. Tuy nhiên, để phù hợp với các nội dung đã được quy định tại Luật Cạnh tranh thì độc quyền, liên kết độc quyền về giá là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Vì vậy, kiểm soát giá độc quyền, điều tra, kiểm soát, xử lý giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá cần phải được hướng dẫn thực hiện phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh (Luật Cạnh tranh đưa ra các tiêu chí cụ thể về doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường liên kết với nhau áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa - dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng, bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh).
Bộ Tài chính cho rằng, tình trạng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh về giá nhằm thu lợi nhuận không chính đáng ở một số ngành, lĩnh vực làm phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng chưa được kiểm soát. Tình trạng hạch toán gian lận chi phí sản xuất, chi phí đầu tư, tài sản cố định, chi phí góp vốn chưa được thẩm định đầy đủ. Chi phí tiền lương, tiền thưởng hạch toán chưa đúng quy định, lãi suất và doanh lợi trên vốn bị giảm sút một cách không hợp lý. Những hiện tượng nâng giá đầu vào, tăng giá đầu ra không hợp lý của một số hàng hóa, dịch vụ làm giảm khả năng cạnh tranh. Hiện tượng lợi dụng sự biến động của giá thị trường, chủ trương điều chỉnh giá của Nhà nước để tăng giá không hợp lý chưa được kiểm soát tốt.
Câu chuyện quản lý giá thuốc vốn nóng bỏng nhiều năm nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu. Thị trường dược phẩm Việt Nam có tới 60% thuốc nhập khẩu và giá cả khá tùy tiện. Cơ chế độc quyền trong phân phối thuốc đã tạo cho các hãng dược phẩm có quyền chi phối giá cả đối với sản phẩm.
Chẳng hạn, một sản phẩm thuốc đến được với người tiêu dùng phải qua hàng loạt khâu trung gian, qua mỗi khâu giá lại nhích lên để mang lợi nhuận cho người cung cấp. Chưa kể, nhiều loại thuốc do liên kết phân phối độc quyền nên hãng phân phối đưa ra mức giá quá cao, cùng hàng loạt chi phí nhưng người bệnh không còn lựa chọn nào khác bởi đặc thù "cứu người là tất cả". Trong khi đó, do công nghệ sản xuất dược phẩm nước ta còn chưa phát triển nên các doanh nghiệp vẫn sản xuất các loại thuốc thông thường, chưa sản xuất các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị. Lượng thuốc sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng được gần nửa nhu cầu sử dụng (48,3%).
Tương tự, việc quản lý giá xăng dầu mặc dù đã có Nghị định điều chỉnh nhưng việc lời lỗ như thế nào vẫn làm nóng bỏng công luận. Nguyên do dù có 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu nhưng không có tính cạnh tranh, tất cả chỉ là "phụ họa" cho Petrolimex.
Trong khi đó, một số lĩnh vực dù thị trường phát triển rầm rộ, doanh nghiệp lớn nhỏ đa dạng nhưng thỉnh thoảng vẫn lặp lại hiện tượng độc quyền thao túng giá như sắt thép, xi măng (khi giá thế giới có xu hướng tăng cao). Ngay lĩnh vực lúa gạo dồi dào như vậy nhưng không phải không xảy ra thao túng, điển hình là sự kiện giá gạo tăng đột biến vào tháng 4-2008. Hay hiện nay là giá thịt lợn chỉ sau thời gian ngắn đã tăng gấp đôi. Cơ quan chức năng lý giải hiện tượng này do tình hình chăn nuôi lợn manh mún, nhỏ lẻ nên giá tăng cao. Tuy nhiên lý giải này khó thuyết phục bởi tính chất manh mún, nhỏ lẻ đã tồn tại bao đời nay, là đặc điểm ngành chăn nuôi Việt Nam, nhưng tại sao chỉ thời điểm này giá mới đột biến (trong khi trước đây qua nhiều đợt dịch, giá vẫn không nhiều biến động)?
Điều chỉnh để kiểm soát?
Dự luật mới dành hẳn 5 điều về kiểm soát giá độc quyền (Đ26 - Đ30), tuy nhiên chỉ quy định kiểm soát giá độc quyền, còn các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền để thao túng thị trường không quy định trong luật này. Đối tượng kiểm soát giá độc quyền bao gồm là hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh bởi các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp có vị trí độc quyền và doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Khoản 1, Điều 10 dự thảo quy định nghiêm cấm "liên minh với các tổ chức, cá nhân khác để tác động làm sai lệch giá so với giá thị trường; lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền ấn định mức giá bán (hoặc mua) bất hợp lý gây tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng hoặc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và của Nhà nước".
Kiểm soát độc quyền là biện pháp các nước trên thế giới đều áp dụng, với các biện pháp như quy định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá. Những khắt khe trong cơ chế luật pháp sẽ tạo chuyển biến nhất định, tuy nhiên không nên quá kỳ vọng vào sự đột biến khi các yếu tố khác chưa được tháo bỏ.
Doanh nghiệp bắt tay độc quyền giá
Nếu như giá điện do Nhà nước quy định thì ở nhiều mặt hàng vốn đã mang tính thị trường như xi măng, sắt thép, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm... câu chuyện kiểm soát giá, chống câu kết thao túng vẫn luôn nóng bỏng. Lâu nay, việc này vẫn được tiến hành điều tra chi phí sản xuất đối với một số mặt hàng quan trọng có biến động về giá như xi măng, sắt thép, phân bón, giá dịch vụ của một số ngành hàng không, hàng hải, bưu chính, viễn thông. Tuy nhiên, để phù hợp với các nội dung đã được quy định tại Luật Cạnh tranh thì độc quyền, liên kết độc quyền về giá là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Vì vậy, kiểm soát giá độc quyền, điều tra, kiểm soát, xử lý giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá cần phải được hướng dẫn thực hiện phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh (Luật Cạnh tranh đưa ra các tiêu chí cụ thể về doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường liên kết với nhau áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa - dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng, bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh).
Bộ Tài chính cho rằng, tình trạng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh về giá nhằm thu lợi nhuận không chính đáng ở một số ngành, lĩnh vực làm phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng chưa được kiểm soát. Tình trạng hạch toán gian lận chi phí sản xuất, chi phí đầu tư, tài sản cố định, chi phí góp vốn chưa được thẩm định đầy đủ. Chi phí tiền lương, tiền thưởng hạch toán chưa đúng quy định, lãi suất và doanh lợi trên vốn bị giảm sút một cách không hợp lý. Những hiện tượng nâng giá đầu vào, tăng giá đầu ra không hợp lý của một số hàng hóa, dịch vụ làm giảm khả năng cạnh tranh. Hiện tượng lợi dụng sự biến động của giá thị trường, chủ trương điều chỉnh giá của Nhà nước để tăng giá không hợp lý chưa được kiểm soát tốt.
Câu chuyện quản lý giá thuốc vốn nóng bỏng nhiều năm nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu. Thị trường dược phẩm Việt Nam có tới 60% thuốc nhập khẩu và giá cả khá tùy tiện. Cơ chế độc quyền trong phân phối thuốc đã tạo cho các hãng dược phẩm có quyền chi phối giá cả đối với sản phẩm.
Chẳng hạn, một sản phẩm thuốc đến được với người tiêu dùng phải qua hàng loạt khâu trung gian, qua mỗi khâu giá lại nhích lên để mang lợi nhuận cho người cung cấp. Chưa kể, nhiều loại thuốc do liên kết phân phối độc quyền nên hãng phân phối đưa ra mức giá quá cao, cùng hàng loạt chi phí nhưng người bệnh không còn lựa chọn nào khác bởi đặc thù "cứu người là tất cả". Trong khi đó, do công nghệ sản xuất dược phẩm nước ta còn chưa phát triển nên các doanh nghiệp vẫn sản xuất các loại thuốc thông thường, chưa sản xuất các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị. Lượng thuốc sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng được gần nửa nhu cầu sử dụng (48,3%).
http://sinhvienthamdinh.com/forum/links.php?url=http://vnca.cand.com.vn/Uploaded_VNCA/thuydt1/thuydt1/7_xi2209-450.jpg
Xi măng, sắt thép từng bị doanh nghiệp thao túng làm giá.
Theo khẳng định của nhiều chuyên gia, muốn quản lý minh bạch giá thuốc, chống thao túng, độc quyền thì nên mời các chuyên gia độc lập tham gia xây dựng giá trần, chuyển quản lý giá thuốc sang Bộ Tài chính, nghiên cứu việc đấu thầu thuốc tập trung, triển khai thí điểm trước tại một số tỉnh.Xi măng, sắt thép từng bị doanh nghiệp thao túng làm giá.
Tương tự, việc quản lý giá xăng dầu mặc dù đã có Nghị định điều chỉnh nhưng việc lời lỗ như thế nào vẫn làm nóng bỏng công luận. Nguyên do dù có 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu nhưng không có tính cạnh tranh, tất cả chỉ là "phụ họa" cho Petrolimex.
Trong khi đó, một số lĩnh vực dù thị trường phát triển rầm rộ, doanh nghiệp lớn nhỏ đa dạng nhưng thỉnh thoảng vẫn lặp lại hiện tượng độc quyền thao túng giá như sắt thép, xi măng (khi giá thế giới có xu hướng tăng cao). Ngay lĩnh vực lúa gạo dồi dào như vậy nhưng không phải không xảy ra thao túng, điển hình là sự kiện giá gạo tăng đột biến vào tháng 4-2008. Hay hiện nay là giá thịt lợn chỉ sau thời gian ngắn đã tăng gấp đôi. Cơ quan chức năng lý giải hiện tượng này do tình hình chăn nuôi lợn manh mún, nhỏ lẻ nên giá tăng cao. Tuy nhiên lý giải này khó thuyết phục bởi tính chất manh mún, nhỏ lẻ đã tồn tại bao đời nay, là đặc điểm ngành chăn nuôi Việt Nam, nhưng tại sao chỉ thời điểm này giá mới đột biến (trong khi trước đây qua nhiều đợt dịch, giá vẫn không nhiều biến động)?
Điều chỉnh để kiểm soát?
Dự luật mới dành hẳn 5 điều về kiểm soát giá độc quyền (Đ26 - Đ30), tuy nhiên chỉ quy định kiểm soát giá độc quyền, còn các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền để thao túng thị trường không quy định trong luật này. Đối tượng kiểm soát giá độc quyền bao gồm là hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh bởi các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp có vị trí độc quyền và doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Khoản 1, Điều 10 dự thảo quy định nghiêm cấm "liên minh với các tổ chức, cá nhân khác để tác động làm sai lệch giá so với giá thị trường; lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền ấn định mức giá bán (hoặc mua) bất hợp lý gây tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng hoặc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và của Nhà nước".
Kiểm soát độc quyền là biện pháp các nước trên thế giới đều áp dụng, với các biện pháp như quy định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá. Những khắt khe trong cơ chế luật pháp sẽ tạo chuyển biến nhất định, tuy nhiên không nên quá kỳ vọng vào sự đột biến khi các yếu tố khác chưa được tháo bỏ.
"Bộ Tài chính quản lý giá còn Bộ Công Thương quản lý thị trường và cạnh tranh chống độc quyền là chưa hợp lý. Đề nghị thống nhất một đầu mối và luật hóa cơ quan quản lý Nhà nước về giá, có thể không thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, điều chỉnh và nhất quán thẩm quyền của Bộ Tài chính, Sở Tài chính trong bình ổn giá, hiệp thương giá, kiểm soát giá độc quyền…" (Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính).
"Cần quy định cụ thể về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm soát giá độc quyền, tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi như giao cho bộ chủ quản kiểm soát giá độc quyền của doanh nghiệp do chính Bộ đó quản lý" (Luật gia Vũ Xuân Tiền).
Bài tương tự bạn quan tâm
Rolls-Royce Ghost Black Badge hàng độc giá khoảng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đất đấu giá tại Hà Nội vẫn ế chỏng chơ
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Định giá các sản phẩm mang tính độc quyền
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thẩm định giá : Yếu tố quan trọng trong quyết định...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Không cần lập trung tâm thẩm định giá công
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nên có cơ quan thẩm định giá đất độc lập
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu