NHNN Việt Nam vừa quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5%.
Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh cuối năm nay.
Bước đi hợp lý
USD đang tăng giá mạnh sau khi FED liên tục tăng lãi suất. Theo đó, JPY mất giá 40%; EUR và GBP giảm 30%; CNY mất giá 8%... Trong khi từ đầu năm đến nay, VND mới chỉ mất giá 4- 5%. Thế nhưng, cái giá phải trả không hề nhỏ khi NHNN phải bán lượng lớn dự trữ ngoại tệ để can thiệp thị trường.
Bởi vậy, nhiều chuyên gia đánh giá việc nới biên độ tỷ giá là bước đi hợp lý trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ mỏng dần. “Nới biên độ tỷ giá giúp tỷ giá biến động trong biên độ rộng hơn để đảm bảo cân bằng cung-cầu ngoại tệ cuối năm”, TS. Nguyễn Hữu Huân– Trường Đại học Kinh tế TP. HCM đánh giá.
Cũng theo TS. Nguyễn Hữu Huân, động thái này cũng giúp NHNN không phải bán ngoại tệ để can thiệp thị trường, qua đó tiết kiệm được dự trữ ngoại hối. “Qua giai đoạn căng thẳng, nhu cầu ngoại tệ giảm xuống, thị trường ngoại tệ sẽ ổn định trở lại. Do đó, nếu sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối can thiệp, sẽ lãng phí nguồn lực này”, TS. Nguyễn Hữu Huân nhấn mạnh.
Còn nhiều áp lực
Áp lực tăng tỷ giá những tháng cuối năm vẫn còn rất lớn. Trên thực tế, tỷ giá trung tâm liên tục được điều chỉnh tăng với biên độ khá lớn sau khi NHNN quyết định nới biên độ tỷ giá. Trong phiên giao dịch ngày 19/10, tỷ giá trung tâm được ấn định ở mức 23.663 đồng/USD, tăng 518 đồng/USD so với đầu năm, tương đương tăng 2,23%.
Trong khi việc nới biên độ tỷ giá cũng cho phép các ngân hàng ấn định tỷ giá giao dịch cao hơn so với thời gian trước. Trên thực tế, trong phiên giao dịch ngày 19/10, nhiều ngân hàng niêm yết giá bán USD ở mức 24.600 đồng/USD, cao hơn tỷ giá trung tâm gần 940 đồng (cao hơn khoảng 0,4%).
Trước thực tế này, ông Ngô Đăng Khoa – Giám đốc Khối kinh doanh tiền tệ và thị trường vốn, HSBC Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nên sử dụng những công cụ tài chính phái sinh ngoại tệ như: mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, các hợp đồng hoán đổi (SWAP)... để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. “Không chỉ trong bối cảnh tỷ giá biến động mạnh mà ngay cả trong thời điểm bình thường, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đặc biệt chú trọng đến rủi ro về dòng tiền, rủi ro về lãi suất và tỷ giá thông qua các sản phẩm phòng vệ rủi ro”, ông Khoa nhấn mạnh.
Tỷ giá ngân hàng tăng gần 2% từ đầu tuần, USD tự do tăng tiếp lên 25.100 đồng
Link bài gốc: Phòng vệ rủi ro tỷ giá
![Phòng vệ rủi ro tỷ giá - Ảnh 1.](/proxy.php?image=https%3A%2F%2Fcafefcdn.com%2Fthumb_w%2F640%2F203337114487263232%2F2022%2F10%2F23%2Fphoto-1-1666511473572920516.png&hash=60a60db1ca6db8a0ba60a860ff7f5730)
Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh cuối năm nay.
Bước đi hợp lý
USD đang tăng giá mạnh sau khi FED liên tục tăng lãi suất. Theo đó, JPY mất giá 40%; EUR và GBP giảm 30%; CNY mất giá 8%... Trong khi từ đầu năm đến nay, VND mới chỉ mất giá 4- 5%. Thế nhưng, cái giá phải trả không hề nhỏ khi NHNN phải bán lượng lớn dự trữ ngoại tệ để can thiệp thị trường.
Bởi vậy, nhiều chuyên gia đánh giá việc nới biên độ tỷ giá là bước đi hợp lý trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ mỏng dần. “Nới biên độ tỷ giá giúp tỷ giá biến động trong biên độ rộng hơn để đảm bảo cân bằng cung-cầu ngoại tệ cuối năm”, TS. Nguyễn Hữu Huân– Trường Đại học Kinh tế TP. HCM đánh giá.
Cũng theo TS. Nguyễn Hữu Huân, động thái này cũng giúp NHNN không phải bán ngoại tệ để can thiệp thị trường, qua đó tiết kiệm được dự trữ ngoại hối. “Qua giai đoạn căng thẳng, nhu cầu ngoại tệ giảm xuống, thị trường ngoại tệ sẽ ổn định trở lại. Do đó, nếu sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối can thiệp, sẽ lãng phí nguồn lực này”, TS. Nguyễn Hữu Huân nhấn mạnh.
Còn nhiều áp lực
Áp lực tăng tỷ giá những tháng cuối năm vẫn còn rất lớn. Trên thực tế, tỷ giá trung tâm liên tục được điều chỉnh tăng với biên độ khá lớn sau khi NHNN quyết định nới biên độ tỷ giá. Trong phiên giao dịch ngày 19/10, tỷ giá trung tâm được ấn định ở mức 23.663 đồng/USD, tăng 518 đồng/USD so với đầu năm, tương đương tăng 2,23%.
Trong khi việc nới biên độ tỷ giá cũng cho phép các ngân hàng ấn định tỷ giá giao dịch cao hơn so với thời gian trước. Trên thực tế, trong phiên giao dịch ngày 19/10, nhiều ngân hàng niêm yết giá bán USD ở mức 24.600 đồng/USD, cao hơn tỷ giá trung tâm gần 940 đồng (cao hơn khoảng 0,4%).
Trước thực tế này, ông Ngô Đăng Khoa – Giám đốc Khối kinh doanh tiền tệ và thị trường vốn, HSBC Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nên sử dụng những công cụ tài chính phái sinh ngoại tệ như: mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, các hợp đồng hoán đổi (SWAP)... để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. “Không chỉ trong bối cảnh tỷ giá biến động mạnh mà ngay cả trong thời điểm bình thường, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đặc biệt chú trọng đến rủi ro về dòng tiền, rủi ro về lãi suất và tỷ giá thông qua các sản phẩm phòng vệ rủi ro”, ông Khoa nhấn mạnh.
Tỷ giá ngân hàng tăng gần 2% từ đầu tuần, USD tự do tăng tiếp lên 25.100 đồng
Link bài gốc: Phòng vệ rủi ro tỷ giá
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Bán đất trái thẩm quyền, xóa tư cách Chủ tịch huyện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Câu hỏi phỏng vấn: 0 lớn hơn 2, 2 lớn hơn 5, 5 lớn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khánh Hòa phê duyệt khu đô thị, du lịch Vĩnh Yên -...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Trendsetter ngành ngân hàng” lá cờ tiên phong dẫn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Capital Place Hà Nội - Chuẩn mực của văn phòng hạng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Anh bộ đội siêng đi ăn cưới bỗng "chốt" được vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu