KT-XH Phí dịch vụ - chiêu trò để che giấu lãi suất “cắt cổ” của các app “đen”

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Đó là, khi chuyển số tiền theo hợp đồng cho khách vay, các đối tượng sẽ tự động cắt luôn một khoản tiền – gọi là phí dịch vụ. Sau đó, các đối tượng sẽ tính lãi theo thời gian cho vay, với mức lãi ngân hàng cho phép nhằm tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phí dịch vụ - chiêu trò để che giấu lãi suất “cắt cổ” của các app “đen” - Ảnh 1.


Tuy nhiên, tất cả mọi hành vi đều là sự biến tướng của cho vay "tín dụng đen", bởi lãi suất của các app này nếu tính đúng sẽ lên đến hàng trăm, thậm chí nghìn %/năm. Vụ án "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" do các đối tượng người Trung Quốc cùng đồng bọn thực hiện tại TP Hồ Chí Minh và ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước mà Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) phối hợp, chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh điều tra, triệt phá là một ví dụ điển hình.

Theo đó, thủ đoạn của các đối tượng phạm tội là: Một số đối tượng người nước ngoài lập công ty tài chính, thuê người đứng tên giấy phép kinh doanh, đại diện pháp luật, tạo ra ứng dụng để cho vay tiền trực tuyến (thường gọi là app); như ứng dụng "Vaytocdo", "Moreloan", "VD online" vừa bị lực lượng Công an triệt phá. Khi khách có nhu cầu vay tiền thì phải tải một trong 3 ứng dụng trên về máy điện thoại di động của mình.

Để được cho vay, người vay phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân, cung cấp hình ảnh chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng; bắt buộc phải chọn mục "đồng ý" trong hợp đồng cho vay điện tử, trong đó có điều khoản "người vay đồng ý cho ứng dụng truy cập danh bạ trên máy điện thoại di động".

Sau khi người vay hoàn tất việc tạo tài khoản, ứng dụng sẽ tự động báo về hệ thống và có nhân viên của bộ phận cho vay tiếp nhận, liên lạc điện thoại với người vay để thu thập thêm thông tin, kiểm tra lại thông tin đã đăng ký trên app.

Nếu người vay thỏa mãn điều kiện vay tiền, người cho vay và người vay không cần gặp mặt mà chỉ cần vài phút, hệ thống tài khoản của "công ty" cho vay sẽ tự động chuyển tiền vay cho khách hàng bằng số tài khoản ngân hàng đã kê khai trước đó.

Đối với khách hàng vay qua ứng dụng "Vaytocdo" thì người vay lần đầu chỉ được vay 1,7 triệu đồng nhưng thực tế nhận về chỉ là 1,428 triệu đồng, còn "công ty" sẽ thu 272 nghìn đồng tiền phí dịch vụ. Trong 8 ngày người vay phải trả 2,040 triệu đồng (trong đó, 1,7 triệu đồng tiền gốc và 340 nghìn đồng tiền lãi 8 ngày). Nếu khách vay trả chậm sẽ bị phạt 102 nghìn đồng/ngày.

Đối với khách hàng vay qua ứng dụng "Moreloan" và "VD online" thì người vay lần đầu được duyệt vay số tiền là 1,5 triệu đồng, nhưng thực tế người vay chỉ được nhận 900 nghìn đồng, còn 600 nghìn đồng là tiền phí dịch vụ và tiền lãi trong 7 ngày. Sau 7 ngày, người vay phải trả tiền gốc vay là 1,5 triệu đồng. Nếu người vay tiền trả chậm một ngày sẽ bị phạt từ 2 % đến 5 %/ngày.

Nếu người vay trả nợ đúng hạn, có uy tín thì lần vay sau, nhân viên "công ty" sẽ duyệt cho người vay số tiền cao hơn từ cấp độ 1 đến cấp độ 7 (mỗi cấp độ gọi là 1 app), với số tiền tối đa được vay là 2,75 triệu đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian, mỗi người có thể vay nhiều app khác nhau cùng lúc, để có thể vay được số tiền mình có nhu cầu vay.

Như vậy, với hình thức cho vay nêu trên, các đối tượng đã cho vay với lãi suất 4,4 %/ngày, tương đương 30,8 %/tuần, 132 %/tháng và 1.600%/năm...

Khi đến gần thời hạn trả nợ, nhân viên bộ phận thu hồi nợ của "công ty" cho vay sẽ điện thoại nhắc nhở người vay phải trả nợ đúng hạn. Đến hạn trả nợ mà người vay chậm trả, thì nhân viên thu hồi nợ sẽ liên tục điện thoại cho người vay để đòi nợ.

Và sau vài ngày, người vay vẫn không trả được số tiền nợ và không đạt được thỏa thuận trả lãi với bên cho vay, các nhân viên thu hồi nợ sẽ điện thoại khủng bố tất cả những người trong danh bạ điện thoại của người vay (gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...) nhằm đe dọa, chửi bới và yêu cầu những người quen biết với người vay tiền phải tác động đến người vay tiền phải chuyển tiền trả nợ cho chúng.

Cơ quan Công an xác định từ tháng 4/2019 đến khi bị phát hiện, ngăn chặn, xử lý, đã có khoảng 60.000 giao dịch vay tiền qua 3 ứng dụng nói trên; với tổng số tiền các đối tượng cho vay vào khoảng 100 tỷ đồng.

Trước thực tế này, Bộ Công an khuyến cáo, người dân khi gặp khó khăn về tài chính, hãy tìm đến các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương hoặc trực tiếp đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng tin cậy để được hỗ trợ; cảnh giác cao với vay tiền qua các ứng dụng (app, web) trên mạng internet.

Khách hàng hay ngân hàng phải chịu trách nhiệm cho gian lận giao dịch điện tử?

Công an nhân dân

Link bài gốc: Phí dịch vụ - chiêu trò để che giấu lãi suất “cắt cổ” của các app “đen”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

News

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,418
Bài viết
63,637
Thành viên
86,445
Thành viên mới nhất
kubet36vip

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN