Để có được công việc mong muốn cho mình, bạn không chỉ tạo ấn tượng đẹp khi đi phỏng vấn mà còn phải chứng minh với nhà tuyển dụng rằng mình là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí này. Và thử thách đầu tiên cho bạn khi bắt đầu hành trình tìm việc, đó là: Làm thế nào để giữ phẩm chất trung thực khi phải trình bày nhược điểm của bản thân?
Phẩm chất trung thực
Thái độ trung thực của người dự tuyển là điều kiện tiên quyết để nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên. Bởi nếu còn yếu kiến thức, họ vẫn có thể đào tạo thêm, chưa đủ kinh nghiệm thì sẽ được chỉ dẫn. Nhưng thái độ không thành thật, làm việc thiếu trung thực thì chắc chắn sẽ khó gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Ngoài ra, trung thực khi “tự đánh giá” trình độ, năng lực còn có thể cho thấy sự cầu tiến của mình khi thể hiện khéo léo với thái độ tích cực, sẵn sàng cải thiện để tiến bộ. Vì thế, phẩm chất trung thực luôn được những người chủ chấp nhận và đánh giá cao hàng đầu.
Khi phỏng vấn xin việc có nên quá thật thà?
Với phẩm chất trung thực, bạn sẽ tạo được cảm giác an toàn và đáng tin cậy trong mắt nhà tuyển dụng, sự thẳng thắn và thật thà của bạn được đánh giá rất cao.
Tuy nhiên trong môi trường làm việc nói chung và ở buổi phỏng vấn nói riêng, bạn sẽ gặp gỡ những người hoàn toàn mới, họ và bạn chưa biết gì về nhau. Vì thế, khi gặp một câu hỏi liên quan đến nhược điểm của bạn hoặc trong hồ sơ tìm việc của bạn còn có điểm nào đó bất lợi, bạn hãy trung thực trả lời nhưng nên theo hướng tích cực (tập trung làm nổi bật những ưu điểm của bản thân). Có nghĩa là, thẳng thắn thừa nhận những điểm còn yếu của bản thân khi được nhà tuyển dụng hỏi nhưng đồng thời cũng đưa ra những ví dụ cụ thể về những đóng góp bạn có thể mang lại cho công ty. Hãy để họ hiểu được rằng, bạn hoàn toàn nhận thức rõ được điều đó và đang nỗ lực để khắc phục chúng (bạn nên đưa ra các ví dụ để minh chứng cho quá trình khắc phục các điểm yếu và biến chúng thành điểm mạnh của bản thân). Bằng cách khéo léo nêu lên những điểm tích cực như vậy, bạn sẽ có thêm cơ hội được tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn hãy xem các cuộc phỏng vấn như cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình cũng như mở rộng khả năng hiểu biết, rèn luyện tâm lý… để tự tin hơn.
Tóm lại, phẩm chất trung thực là tiêu chí hàng đầu nhưng trung thực phải nên được thể hiện với nội dung thật tích cực. Đây chính là nguyên tắc quan trọng và cũng là phẩm chất giúp bạn thành công không chỉ trong phỏng vấn xin việc mà còn cả trong nhiều công việc khác sau này.
Thử thách đầu tiên cho bạn khi bắt đầu hành trình tìm việc: Làm thế nào để giữ phẩm chất trung thực khi phải trình bày nhược điểm của bản thân? (Hình: post-gazette.com)
Phẩm chất trung thực
Thái độ trung thực của người dự tuyển là điều kiện tiên quyết để nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên. Bởi nếu còn yếu kiến thức, họ vẫn có thể đào tạo thêm, chưa đủ kinh nghiệm thì sẽ được chỉ dẫn. Nhưng thái độ không thành thật, làm việc thiếu trung thực thì chắc chắn sẽ khó gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Ngoài ra, trung thực khi “tự đánh giá” trình độ, năng lực còn có thể cho thấy sự cầu tiến của mình khi thể hiện khéo léo với thái độ tích cực, sẵn sàng cải thiện để tiến bộ. Vì thế, phẩm chất trung thực luôn được những người chủ chấp nhận và đánh giá cao hàng đầu.
Khi đi phỏng vấn có nên trả lời thành thật và thẳng thắn theo đúng những gì bạn nghĩ và cả về các nhược điểm của bản thân?
Khi phỏng vấn xin việc có nên quá thật thà?
Với phẩm chất trung thực, bạn sẽ tạo được cảm giác an toàn và đáng tin cậy trong mắt nhà tuyển dụng, sự thẳng thắn và thật thà của bạn được đánh giá rất cao.
Tuy nhiên trong môi trường làm việc nói chung và ở buổi phỏng vấn nói riêng, bạn sẽ gặp gỡ những người hoàn toàn mới, họ và bạn chưa biết gì về nhau. Vì thế, khi gặp một câu hỏi liên quan đến nhược điểm của bạn hoặc trong hồ sơ tìm việc của bạn còn có điểm nào đó bất lợi, bạn hãy trung thực trả lời nhưng nên theo hướng tích cực (tập trung làm nổi bật những ưu điểm của bản thân). Có nghĩa là, thẳng thắn thừa nhận những điểm còn yếu của bản thân khi được nhà tuyển dụng hỏi nhưng đồng thời cũng đưa ra những ví dụ cụ thể về những đóng góp bạn có thể mang lại cho công ty. Hãy để họ hiểu được rằng, bạn hoàn toàn nhận thức rõ được điều đó và đang nỗ lực để khắc phục chúng (bạn nên đưa ra các ví dụ để minh chứng cho quá trình khắc phục các điểm yếu và biến chúng thành điểm mạnh của bản thân). Bằng cách khéo léo nêu lên những điểm tích cực như vậy, bạn sẽ có thêm cơ hội được tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn hãy xem các cuộc phỏng vấn như cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình cũng như mở rộng khả năng hiểu biết, rèn luyện tâm lý… để tự tin hơn.
Tóm lại, phẩm chất trung thực là tiêu chí hàng đầu nhưng trung thực phải nên được thể hiện với nội dung thật tích cực. Đây chính là nguyên tắc quan trọng và cũng là phẩm chất giúp bạn thành công không chỉ trong phỏng vấn xin việc mà còn cả trong nhiều công việc khác sau này.
Chúc bạn luôn giữ vững và nâng cao phẩm chất của mình.
Bài tương tự bạn quan tâm
Bốn nguyên tắc khi đàm phán lương bổng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
7 điều tối kỵ khi đi phỏng vấn
- Thread starter monglyvi
- Ngày bắt đầu
Đối phó với vấn đề tiền lương khi phỏng vấn
- Thread starter lovesuju2711
- Ngày bắt đầu
5 tư thế làm bạn mất điểm khi phỏng vấn
- Thread starter venus92
- Ngày bắt đầu
Đơn xin việc viết tay: "Vũ khí" của ứng viên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu