TIN MỚI
Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều đang hết sức nỗ lực trong cuộc sống. Để thích nghi với công việc mới, ta dành nhiều thời gian để học hỏi hơn những người khác; để giảm cân, ta cố gắng duy trì chạy 5km mỗi sáng; để hoàn thiện bản thân, mỗi ngày ta dành 30 phút để học thêm điều mới mẻ. Chúng ta đều tin rằng sự nỗ lực, chăm chỉ đó sẽ giúp mình nhận được phần thưởng xứng đáng.
Cũng giống như bản thân tôi, tôi thường tự nhắc mình đọc nhiều sách hơn nên đã mua rất nhiều sách. Để đạt được mục tiêu này, bất kể buồn ngủ hay mệt mỏi, tôi đều kiên quyết đọc sách một tiếng mỗi tối trước khi ngủ. Khi mới bắt đầu, tôi cảm thấy rằng một ngày của mình rất trọn vẹn và thiết thực. Nhưng rồi tôi chợt phát hiện ra vấn đề, khi mở cuốn sách để đọc tiếp, tôi không thể nhớ nội dung trước đó như thế nào.
Đôi khi, để nhớ lại nội dung quyển sách, tôi phải quay lại đọc những trang sách cũ để tìm câu trả lời. Tôi kiên trì như thế suốt một thời gian, đọc xong nhiều quyển sách nhưng kết quả thực tế có được – nắm được tinh thần, ý nghĩa của sách – thì lại rất ít. Tôi đã đi sai hướng, điều cần tập trung đó là nội dung quyển sách, thì tôi lại đi tập trung vào "1 tiếng mỗi ngày".
Bởi vì chúng ta đã và đang cố gắng không hiệu quả nên tất yếu là không có kết quả tốt.
Thực tế, có một thuật ngữ mang tên "kẻ lười biếng chăm chỉ". "Lười biếng" là vì bạn không biết nỗ lực như thế nào và cũng không thể tìm ra phương pháp hay, "chăm chỉ" là tốn quá nhiều sức lực của bản thân cho việc chẳng có ích lợi gì. Từ đó, tạo ra ảo tưởng mình đã nỗ lực hoàn thành mục tiêu, khiến bản thân lạc lối trong mớ hỗn độn.
Lôi Quân – CEO của Xiaomi – từng nói về vấn đề này: "Đừng bao giờ dùng chiến thuật siêng năng để che giấu sự lười biếng có chiến lược".
Chúng ta thường nhấn chìm bản thân trong những nỗ lực ngắt quãng. Ví dụ, tôi quyết tâm tập thể dục nên dùng tiền mua membership, mua quần áo, giày và chuẩn bị nhiều thứ khác, cứ đinh ninh rằng như vậy là đủ để mình trở thành người chăm chỉ tập gym. Thấy mình thiếu kiến thức, tôi quyết tâm đọc sách, sau đó bắt đầu mua sách điên cuồng, hết cuốn này đến cuốn khác, cho đến khi sách đầy cả kệ. Nhưng khi bắt đầu đọc, tôi lại cảm thấy nhàm chán, xem được một chút rồi ngủ thiếp đi.
Quá trình này giống như việc bạn hạ quyết tâm học thêm từ vựng tiếng Anh, mỗi ngày đều học nhưng chỉ nhớ được mỗi từ "abandon" (từ bỏ). Thời gian trôi đi, mỗi ngày nỗ lực khiến ta cảm thấy mãn nguyện, tràn đầy cảm hứng, nhưng thực tế cái thu được chỉ là con số 0.
Tôi đã từng đọc câu này trên Internet: "Một nỗ lực thực sự không cần xây dựng tâm lý quá lâu, cũng không cần đấu tranh đau đớn và nó sẽ không bị cảm xúc chi phối mà sẽ được thực hiện một cách bình thường".
Nỗ lực không bao giờ phụ thuộc vào việc bạn tốn bao nhiêu thời gian để làm một việc mà quan trọng là bạn thực sự nhận được những gì trong thời gian làm. Nỗ lực là sự kiên trì từng ngày, hướng đến kết quả mong muốn. Nếu bạn đang mắc kẹt trong những rắc rối của công việc khó khăn, làm mãi không thấy kết quả, tốt nhất bạn nên suy nghĩ xem có vấn đề với cách mình đang vận hành công việc hay cách mình nỗ lực hay không. Trước khi nỗ lực làm gì đó, hãy nghĩ xem mình sẽ làm như thế nào để có kết quả như mong muốn.
Những nỗ lực thực sự sẽ được đền đáp, với điều kiện là bạn phải làm việc thật chăm chỉ.
(Nguồn: Weixin)
Người trẻ xa nhà nỗ lực gia tăng kết nối cùng gia đình
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Nhiều người rất nỗ lực nhưng kết quả đạt được chẳng có bao nhiêu, chỉ vì họ đang mang tâm lý này, có khi bạn cũng trong số đó
Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều đang hết sức nỗ lực trong cuộc sống. Để thích nghi với công việc mới, ta dành nhiều thời gian để học hỏi hơn những người khác; để giảm cân, ta cố gắng duy trì chạy 5km mỗi sáng; để hoàn thiện bản thân, mỗi ngày ta dành 30 phút để học thêm điều mới mẻ. Chúng ta đều tin rằng sự nỗ lực, chăm chỉ đó sẽ giúp mình nhận được phần thưởng xứng đáng.
Cũng giống như bản thân tôi, tôi thường tự nhắc mình đọc nhiều sách hơn nên đã mua rất nhiều sách. Để đạt được mục tiêu này, bất kể buồn ngủ hay mệt mỏi, tôi đều kiên quyết đọc sách một tiếng mỗi tối trước khi ngủ. Khi mới bắt đầu, tôi cảm thấy rằng một ngày của mình rất trọn vẹn và thiết thực. Nhưng rồi tôi chợt phát hiện ra vấn đề, khi mở cuốn sách để đọc tiếp, tôi không thể nhớ nội dung trước đó như thế nào.
Đôi khi, để nhớ lại nội dung quyển sách, tôi phải quay lại đọc những trang sách cũ để tìm câu trả lời. Tôi kiên trì như thế suốt một thời gian, đọc xong nhiều quyển sách nhưng kết quả thực tế có được – nắm được tinh thần, ý nghĩa của sách – thì lại rất ít. Tôi đã đi sai hướng, điều cần tập trung đó là nội dung quyển sách, thì tôi lại đi tập trung vào "1 tiếng mỗi ngày".
Bởi vì chúng ta đã và đang cố gắng không hiệu quả nên tất yếu là không có kết quả tốt.
Thực tế, có một thuật ngữ mang tên "kẻ lười biếng chăm chỉ". "Lười biếng" là vì bạn không biết nỗ lực như thế nào và cũng không thể tìm ra phương pháp hay, "chăm chỉ" là tốn quá nhiều sức lực của bản thân cho việc chẳng có ích lợi gì. Từ đó, tạo ra ảo tưởng mình đã nỗ lực hoàn thành mục tiêu, khiến bản thân lạc lối trong mớ hỗn độn.
Lôi Quân – CEO của Xiaomi – từng nói về vấn đề này: "Đừng bao giờ dùng chiến thuật siêng năng để che giấu sự lười biếng có chiến lược".
Chúng ta thường nhấn chìm bản thân trong những nỗ lực ngắt quãng. Ví dụ, tôi quyết tâm tập thể dục nên dùng tiền mua membership, mua quần áo, giày và chuẩn bị nhiều thứ khác, cứ đinh ninh rằng như vậy là đủ để mình trở thành người chăm chỉ tập gym. Thấy mình thiếu kiến thức, tôi quyết tâm đọc sách, sau đó bắt đầu mua sách điên cuồng, hết cuốn này đến cuốn khác, cho đến khi sách đầy cả kệ. Nhưng khi bắt đầu đọc, tôi lại cảm thấy nhàm chán, xem được một chút rồi ngủ thiếp đi.
Quá trình này giống như việc bạn hạ quyết tâm học thêm từ vựng tiếng Anh, mỗi ngày đều học nhưng chỉ nhớ được mỗi từ "abandon" (từ bỏ). Thời gian trôi đi, mỗi ngày nỗ lực khiến ta cảm thấy mãn nguyện, tràn đầy cảm hứng, nhưng thực tế cái thu được chỉ là con số 0.
Tôi đã từng đọc câu này trên Internet: "Một nỗ lực thực sự không cần xây dựng tâm lý quá lâu, cũng không cần đấu tranh đau đớn và nó sẽ không bị cảm xúc chi phối mà sẽ được thực hiện một cách bình thường".
Nỗ lực không bao giờ phụ thuộc vào việc bạn tốn bao nhiêu thời gian để làm một việc mà quan trọng là bạn thực sự nhận được những gì trong thời gian làm. Nỗ lực là sự kiên trì từng ngày, hướng đến kết quả mong muốn. Nếu bạn đang mắc kẹt trong những rắc rối của công việc khó khăn, làm mãi không thấy kết quả, tốt nhất bạn nên suy nghĩ xem có vấn đề với cách mình đang vận hành công việc hay cách mình nỗ lực hay không. Trước khi nỗ lực làm gì đó, hãy nghĩ xem mình sẽ làm như thế nào để có kết quả như mong muốn.
Những nỗ lực thực sự sẽ được đền đáp, với điều kiện là bạn phải làm việc thật chăm chỉ.
(Nguồn: Weixin)
Người trẻ xa nhà nỗ lực gia tăng kết nối cùng gia đình
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Nhiều người rất nỗ lực nhưng kết quả đạt được chẳng có bao nhiêu, chỉ vì họ đang mang tâm lý này, có khi bạn cũng trong số đó
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều trẻ 'học trước quên sau' thì ra vì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao phụ nữ đi du lịch một mình nhiều hơn nam...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người dân, doanh nghiệp chú ý: Nhiều quy định mới...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mẫn Tiên có 1 suy nghĩ về tài chính sau khi kết hôn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xuất hiện loại hình bất động sản mới được đánh giá...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu