KT-XH Nghề đạo diễn giống như đi trên dây: Đi ngang qua thấy thách thức, bước qua sẽ được tán dương, còn nếu ngã thì khá ê chề đấy!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
TIN MỚI
 Nghề đạo diễn giống như đi trên dây: Đi ngang qua thấy thách thức, bước qua sẽ được tán dương, còn nếu ngã thì khá ê chề đấy! - Ảnh 1.


Người ta Việt Tú là "đạo diễn triệu đô" đấy!

Tôi rất sợ danh xưng này. Nó không chính xác và dễ khiến mọi người hiểu lầm về công việc của tôi. Cá nhân tôi cho rằng tôi là một người đạo diễn may mắn, được làm tất cả những gì tôi thích ở những tầm vóc và quy mô đặc biệt.

Nhưng anh đã xây dựng thành công thương hiệu cá nhân cộp mác Việt Tú. Và không thể phủ nhận, thương hiệu "đạo diễn triệu đô" mang tới cho Việt Tú rất nhiều?

Thương hiệu cá nhân rất quan trọng, và thương hiệu ấy cần được đặt trong môi trường có sự hỗ trợ của một hệ sinh thái xung quanh. Đó là lý do tôi đặt mục tiêu Dream Studio hỗ trợ nền tảng thương hiệu cá nhân của mình cũng như thúc đẩy những sáng tạo của mình bén rễ và phát triển.

Thương hiệu cá nhân mang tới cho tôi cơ hội được làm việc, được sáng tạo ở những quy mô và tầm vóc mà từ khi bắt đầu sự nghiệp cho tới nay tôi luôn mơ ước, theo đuổi. Ngày trước, có những chương trình, tôi nghĩ mình khó có thể làm được, nhưng khi xây dựng được thương hiệu cá nhân một cách đúng đắn, thì cơ hội thực hiện những điều ấp ủ, những giấc mơ dễ dàng hơn. Thực tế đã chứng minh điều đó!

Là người đứng sau những chương trình lớn nhất nền công nghiệp giải trí Việt Nam trong nhiều năm qua, theo anh cái khó nhất để xây dựng một đêm nhạc, một sự kiện là gì?

Nhận thức của mọi người về việc họ cần phải mua vé để thưởng thức những chương trình nghệ thuật hơn là chăm chăm đi xem những chương trình miễn phí là vấn đề cần bàn tới. Một phần là do nhiều nhãn hàng tổ chức những chương trình nghệ thuật miễn phí và khán giả quá quen với việc được gửi tặng vé miễn phí. Điều đó có tác hại rất lớn với nghệ thuật. Những người nghệ sĩ chúng tôi rất cần những chương trình có bán vé và người xem muốn thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật thì phải móc hầu bao để chi trả.

 Nghề đạo diễn giống như đi trên dây: Đi ngang qua thấy thách thức, bước qua sẽ được tán dương, còn nếu ngã thì khá ê chề đấy! - Ảnh 2.


Ở góc độ đạo diễn, theo anh, thế nào là một sản phẩm thành công? Sự thành công ấy là tổng hoà của những yếu tố nào?

Thành công cần phải định nghĩa ở cả hai chiều: Góc độ người nghệ sĩ - họ tạo ra một sản phẩm tuyệt vời với những sáng tạo mang tính đột phá và tiên phong. Ở góc độ nhãn hàng, họ mang được sản phảm tốt tới thị trường và tiếp cận được nhiều khách hàng của họ. Người nghệ sĩ phải truyền tải được những thông điệp nhãn hàng gửi gắm, phải "chạm" sâu tới khách hàng, giúp khách hàng cảm kích, yêu quý nhãn hàng hơn.

Nghĩa là sự thành công là tổng hoà của rất nhiều yếu tố, từ hai phía là nhà đầu tư-nhãn hàng và phía đạo diễn là bản thân anh?

Tiếng Anh có một câu rất hay là "win-win situation", hai bên cùng có lợi. Khi bạn làm cái gì mà không chỉ hai bên mà nhiều bên tham gia vào sự kiện, tham gia vào tác phẩm của bạn, tham gia vào sản phẩm của khách hàng mà cùng có lợi thì đó là thành công rất lớn. Đây cũng là thứ tôi luôn hướng đến khi làm các tác phẩm của mình.

Đạo diễn Việt Tú chia sẻ về chuyện nghề tại talkshow Mỗi tuần một chuyên gia

Đạo diễn sự kiện cũng không giống đạo diễn phim, mà cảnh quay hỏng thì có thể quay lại. Khi event diễn ra, không được phép có sai sót, và mỗi sai sót thì đều để lại hậu quả dù ít hay nhiều. Điều này có đúng không?

Sự duy nhất, một lần, không lặp lại ở trên sân khấu là thứ mãnh lực thu hút tôi. Đôi khi tôi hay đùa nghề này giống như cưa bom hay là giống như bạn đi trên dây vậy. Bạn đi ngang qua sợi dây đó rất khó, rất ghập ghềnh, rất thách thức. Bạn đi qua được thì mọi người đều vỗ tay hoan nghênh. Còn nếu bạn ngã thì khá là ê chề đấy. Tất cả những gì diễn ra trên sân khấu chỉ được phép thực hiện một lần và việc bạn chỉ có thể làm là: không được phép phạm sai lầm!

Những người được coi là "đạo diễn sự kiện" ở Việt Nam chưa nhiều và hầu như chưa có một sự đào tạo bài bản. Chức danh này đang bị sử dụng phổ biến và có vẻ hơi lạm dụng. Theo anh, nhận định này có đúng không?

Chúng ta có trường Đại học Sân khấu điện ảnh - một cái nôi về đào tạo, và bản thân điện ảnh hàm chứa rất nhiều kiến thức cơ bản mà bạn có thể vận dụng vào ngành tổ chức sự kiện. Tất nhiên, tổ chức sự kiện giờ đây đã trở thành một ngành nghề đặc trưng, cần có những trải nghiệm đặc thù, nhưng cái chúng ta thiếu là những người đạo diễn cần phải thu xếp thời gian và các trường cần hiểu tầm quan trọng của ngành tổ chức sự kiện, đồng thời mời những đạo diễn như chúng tôi đi giảng dạy. Ngoài ra, có thể tổ chức những khoá học và hỗ trợ các bạn sinh viên mới ra trường có thể đi thực tập ở những công ty như chúng tôi.

Còn danh xưng đạo diễn bị lạm dụng thì có phần đúng. Nhưng điều đó cho thấy ngành này rất có giá trị và ai cũng muốn trở thành đạo diễn sự kiện. Muốn có danh xưng ấy, tức là bạn phải hành động, phải lăn ra làm, nghĩa là chức danh này có tác động tích cực tới những người có mong muốn và ham muốn làm nghề này.

 Nghề đạo diễn giống như đi trên dây: Đi ngang qua thấy thách thức, bước qua sẽ được tán dương, còn nếu ngã thì khá ê chề đấy! - Ảnh 3.


Ở Việt Nam, khách hàng vốn chỉ quan tâm tới nhu cầu giải trí, thường quen với các chương trình biểu diễn miễn phí của các nhãn hàng – yếu tố triệt tiêu tính thương mại của thị trường, nay ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các show còn được trình chiếu trực tuyến miễn phí. Là một người trong nghề, anh nhận định trước sự thay đổi này?

Đây là một sự phát triển thụt lùi rất đáng buồn, nhưng ta cần chấp nhận vì thời đại dịch bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Ai cũng phải xoay sở để duy trì hệ thống của mình. Có một điều tôi chắc chắn, dù trên thế giới hay Việt Nam, chẳng ai muốn tổ chức chương trình miễn phí – đây được coi là giải pháp tạm thời thôi. Hi vọng thời gian khốn khó này sẽ qua nhanh để chúng ta có thể quay về thời kỳ cũ, khi các tác phẩm giải trí, các sự kiện giải trí đều được mọi người mua vé để thưởng thức.

Bản thân anh là cái tên bảo chứng cho rất nhiều chương trình được đầu tư bài bản, kinh phí lớn. Anh có sách lược gì để dung hoà giữa cán cân thương mại và nghệ thuật?

Bản thân tác phẩm nghệ thuật đã hàm chứa rất nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố thương mại và nghệ thuật đan xen. Người nghệ sĩ muốn làm nghệ thuật, còn nhãn hàng muốn đi sâu vào tính thương mại. Việc của chúng tôi là dung hoà các yếu tố đó, không ép khách hàng phải chọn một trong hai. Khi bạn bắt tay với nhãn hàng, tức là bạn đang kể câu chuyện của họ bằng nghệ thuật của mình. Còn nếu bạn thích làm thuần về nghệ thuật của bạn thì hãy tự trả tiền cho tác phẩm ấy. Khi có tiền, bạn có thể làm mọi thứ mình muốn, còn khi bạn chấp nhận hợp tác với nhãn hàng, thì đầu tiên bạn phải tôn trọng giá trị cốt lõi, tinh thần, bộ giá trị cơ bản của họ để từ đó kể câu chuyện của họ thông qua các thủ pháp nghệ thuật của bạn. Còn nếu bạn bảo thủ cho rằng "tôi làm nghệ thuật của tôi, không cần quan tâm tới anh" vậy thử hỏi khách hàng mời bạn làm gì, trả tiền cho bạn để làm gì? Suy nghĩ này khá phổ biến, dễ khiến người nghệ sĩ trở nên sai lầm trong công việc của mình.

 Nghề đạo diễn giống như đi trên dây: Đi ngang qua thấy thách thức, bước qua sẽ được tán dương, còn nếu ngã thì khá ê chề đấy! - Ảnh 4.


Tiêu chí lựa chọn đối tác của anh là gì?

Tôi ít khi chọn lựa, chủ yếu đối tác lựa chọn tôi. Tiếp nhận khách hàng, đầu tiên, tôi chú ý đến lịch sử, giá trị thương hiệu, và phần nào là lịch sử giao dịch của họ trên thị trường. Tôi ít khi lắc đầu và càng không phân loại khách hàng thương mại với khách hàng nghệ thuật. Họ mời mình, phần nào chứng tỏ giá trị của mình trên thị trường và sự trân trọng họ dành cho Việt Tú. Trừ khi quá ôm đồm nhiều việc, cảm thấy không đủ sức nữa thì bắt buộc tôi phải dàn xếp để dời lịch hoặc hẹn dịp hợp tác khác.

Nếu quan điểm đầu tư nghệ thuật của anh và nhãn hàng có những khi không tìm được tiếng nói chung, anh sẽ xử lý ra sao?

Thực ra tôi ít khi gặp phải tình huống đó. Chúng ta có những quan điểm nghệ thuật khác nhau, khi chưa tìm được tiếng nói chung thì sẽ tìm cách dàn xếp bằng cách đối thoại, giải thích để thấu hiểu. Đa phần, khách hàng tin tôi, tin vào thẩm mỹ, tin vào nghệ thuật tổ chức, sắp xếp, trình diễn của tôi. Tôi thường đề nghị khách hàng cho tôi chịu trách nhiệm về những gì tôi làm cho họ, cùng với uy tín sẵn có và cách thuyết phục hợp lý, mang tới cho họ cảm giác tin tưởng, chấp thuận và hạnh phúc với những gì thực hiện.

Tất nhiên, có trường hợp tôi phải nương theo khách hàng. Nhưng, cho tới cùng, nghệ sĩ cần có đủ nhạy cảm, khả năng thuyết phục để nói chuyện với khách hàng. Tiêu chí của tôi là thấy mọi người cùng phải được thoả mãn, thoải mới với quyết định chung và được chịu trách nhiệm về lựa chọn đó.

Dù không hẳn tiền bạc tạo nên nghệ thuật nhưng chắc chắn nó có thể "bảo trợ" nghệ thuật sống lâu dài. Vì vậy, khi nghệ thuật trở thành một lĩnh vực kinh doanh, có nhiều mối lo ngại về chất lượng sẽ bị xuống cấp. Điều này đúng không dưới cái nhìn của anh?

Việc những người có khả năng về tài chính bảo trợ cho nghệ thuật đã có trong lịch sử từ lâu rồi, Michaelangelo, Leonard de Vanci,… tất cả giới nghệ sĩ được hưởng lợi từ những nhà quý tộc, những người có vị thế về kinh tế trong xã hội. Mối quan hệ cộng hưởng lành mạnh ấy mang lại kết quả chung là nghệ thuật ngày càng phát triển, thậm chí đạt tới quy mô, tầm vóc "điên rồ". Đều nhờ sức mạnh tài chính cả.

 Nghề đạo diễn giống như đi trên dây: Đi ngang qua thấy thách thức, bước qua sẽ được tán dương, còn nếu ngã thì khá ê chề đấy! - Ảnh 5.


Đơn giản như vẽ một bức tranh, cần tới tiền để có được toan tốt, màu đẹp, bút chì, cọ vẽ, màu nước... Ai trả tiền cho cái đó? Hoặc bạn tự trả tiền, hoặc bằng cách thuyết phục người khác mua tác phẩm của mình, thuyết phục những người hảo tâm tin vào khả năng của bạn để móc hầu bao chi trả.

Tôi cho đó là bình thường và tôi nhìn nhận mối quan hệ đó rất tích cực. Bản thân tôi luôn cảm ơn những nhà tài trợ, nhà đầu tư có tấm lòng với nghệ thuật thông qua việc họ sẵn sàng mạo hiểm trả rất nhiều tiền để mình làm những cái mới. Nhờ những nhà đầu tư táo bạo như vậy mà nghệ thuật mới có đất phát triển. Bạn biết không, rất nhiều bảo tàng, nghệ sĩ, các dự án lớn trên thế giới được những người có tiềm năng tài chính trả tiền cho 10 năm chỉ để làm một project.

 Nghề đạo diễn giống như đi trên dây: Đi ngang qua thấy thách thức, bước qua sẽ được tán dương, còn nếu ngã thì khá ê chề đấy! - Ảnh 6.


Đối với người làm nghề như anh, tất bật, luôn phải chuyển động, làm mới mình. Có khi nào anh cạn kiệt năng lượng sáng tạo?

Sáng tạo luôn luôn và cần phải là giá trị cốt lõi của những người làm nghệ thuật. Nếu bạn làm nghệ thuật mà bạn đi xa rời khỏi giá trị cốt lõi đó thì có nghĩa là bạn đã đi xa khỏi những gì cốt lõi nhất của công việc nghệ sĩ của mình. Bất kỳ người nghệ sĩ nào cũng phải luôn nhớ đến cái giá trị cốt lõi đấy để mình có thể tiếp tục theo đuổi những giấc mơ và tham vọng trong nghệ thuật.

 Nghề đạo diễn giống như đi trên dây: Đi ngang qua thấy thách thức, bước qua sẽ được tán dương, còn nếu ngã thì khá ê chề đấy! - Ảnh 7.


Có khi nào con người nghệ sĩ, và con người doanh nhân trong anh đồng thời trỗi dậy và "đánh nhau" vì quan điểm sáng tạo và lợi nhuận không đồng nhất? Lúc ấy, phương pháp giải quyết của anh là gì?

Hai cái đó là một, còn nếu bạn thích định nghĩa đó là hai con người khác nhau thì tôi vẫn thoải mái thôi.

Điều tôi quan ngại là câu chuyện bạn đuổi theo quá nhiều giá trị tiền bạc, ở đây có thể hiểu là một dự án ta kiếm được bao nhiêu tiền, lãi bao nhiêu so với chất lượng của công việc... dễ khiến bạn bị xao nhãng sự sáng tạo. Tôi làm tác phẩm của tôi cũng chính là sản phẩm của khách hàng, mỗi bên có mục đích và tiêu chí rõ ràng với nhau. Người ta trả tiền cho bạn thì người ta có thể có yêu cầu, có đòi hỏi. Việc bạn cần làm là khả năng thuyết phục để người ta tin và chấp thuận cho bạn làm những gì bạn cho là tốt nhất, trường hợp bạn không thuyết phục được và phải đi theo họ, thì chứng tỏ khả năng của bạn kém. Đừng đổ tại khách hàng!

 Nghề đạo diễn giống như đi trên dây: Đi ngang qua thấy thách thức, bước qua sẽ được tán dương, còn nếu ngã thì khá ê chề đấy! - Ảnh 8.


Bản thân anh Việt Tú có lời khuyên nào dành cho người trẻ khi mà muốn theo đuổi nghề đạo diễn sân khấu, đạo diễn sự kiện mà anh hiện nay đang có 1 vị trí rất nổi bật không?

Các bạn thấy công việc của tôi gặp nhiều người nổi tiếng, kết giao với người nổi tiếng, cuộc sống ắp đầy phù phiếm, bóng bẩy, nhưng thật ra sau cái đó là những giờ làm việc vô cùng nghiêm túc, thậm chí có những ngày tôi làm việc muời mấy tiếng đồng hồ. Công việc nào cũng cần một sự cam kết giữa bản thân với con đường mà mình đam mê theo đuổi.

Nếu bạn đủ đam mê và kiên trì theo đuổi thì xã hội sẽ trả ơn lại cho bạn bằng những phần thưởng xứng đáng, còn nếu chỉ đơn thuần cho rằng vào nghề này để được quần áo đẹp, gặp trai xinh gái đẹp… thì tức là bạn mới chỉ nhìn thấy bề nổi của vấn đề và khả năng thất bại của bạn rất cao.

Cảm ơn đạo diễn Việt Tú về những chia sẻ này!

Thử thách 10 ngày để hiểu rằng bản thân đang hạnh phúc biết bao: Ai rồi cũng sẽ "rời đi", càng sợ hãi, né tránh, cuộc đời càng nhiều hối tiếc





Pháp luật và bạn đọc

Link bài gốc: Nghề đạo diễn giống như đi trên dây: Đi ngang qua thấy thách thức, bước qua sẽ được tán dương, còn nếu ngã thì khá ê chề đấy!
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,305
Bài viết
63,525
Thành viên
86,055
Thành viên mới nhất
tuongtran

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN