Tính đến đầu năm 2008, Việt Nam có hơn 30 triệu người dùng điện thoại di động với tốc độ gia tăng số lượng thuê bao nhanh chóng.
Theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thuê bao di động của Việt Nam tăng 200% năm 2007. Việt Nam đang dần trở thành mảnh đất màu mỡ để triển khai mobile marketing (tiếp thị qua điện thoại di động).
Sức mạnh của chiếc “alô”
Mobile marketing ra đời đầu tiên tại Mỹ vào đầu năm 2004. Đến nay khái niệm này không còn là điều mới mẻ. Tiếp thị bằng chiếc điện thoại nhỏ xíu đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà quảng cáo và các tập đoàn có uy tín như: Wheat Crunchies (Anh), chuỗi nhà hàng café Dunkin Donuts (Mỹ), các hãng điện thoại di động Sony Ericsson, Nokia, LG cũng nhanh chân dùng sản phẩm do họ sản xuất vào các chiến dịch quảng cáo.
Mobile marketing đã được khai thác rất thành công tại các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á, được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao. Công cụ tiếp thị này hội tụ được những ưu thế khác biệt mà các loại hình quảng cáo khác không có được.
Thứ nhất, mobile marketing là một công cụ truyền thông có thể đo lường hiệu quả chính xác hơn các loại hình truyền thông truyền thống. Theo ước tính của các công ty trong ngành, có khoảng trên 75% khách hàng nhận thông điệp quảng cáo nhớ được thông tin quảng cáo trên mobile.
Thứ hai, mobile marketing có khả năng tương tác, đối thoại hai chiều với người tiêu dùng với tốc độ nhanh, chính xác. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể gửi phản hồi cho nhà tiếp thị ngay khi nhận được thông điệp tiếp thị.
Doanh nghiệp dùng mobile marketing có thể nhắm tới đối tượng khách hàng mục tiêu được phân loại theo tuổi tác, giới tính, nơi cư trú, xu hướng tiêu dùng từ cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng đã lập trước đó.
Thứ ba, công cụ này có thể tích hợp với các công cụ truyền thông khác như: ti-vi, báo, đài phát thanh, tờ rơi, áp-phích… các chương trình quảng cáo ngày nay (đặc biệt là TVC) đều kèm hướng dẫn gửi tin nhắn nếu khách hàng muốn tham gia chương trình tiếp thị. Ví dụ: Bình chọn ca sĩ yêu thích nhất cuộc thi Vietnam Idol 2008.
Vì vậy mà hiệu quả của các chiến dịch mobile marketing mang lại lớn hơn nhiều so với chi phí đầu tư. Đó là: tăng mức độ nhận biết nhãn hiệu đối với khách hàng mục tiêu, định hướng sự chú ý của khách hàng vào các hoạt động mua bán. Mobile marketing góp phần tạo ra một cơ sở dữ liệu về những mối quan tâm cũng như sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu.
Các hình thức phổ biến
Các hình thức mobile marketing thông dụng đang được triển khai trên thế giới hiện rất đa dạng. Mobile marketing có thể ở dạng thông tin cơ bản (gửi tin nhắn để gửi thông tin sản phẩm mới, chương trình khuyến mại,…). Đó cũng có thể là chương trình bình chọn, xem video trên điện thoại di động.
Hãng xe hơi Jaguar từng thực hiện chiến dịch quãng cáo cho dòng xe Jaguar XF tại Mỹ. Hãng này lập một website dành cho điện thoại di động để người tiêu dùng có thể truy cập và xem hình ảnh và các đoạn video về Jaguar XF. Chiến dịch đã thu hút 85.000 khách hàng truy cập. Quảng cáo của Jaguar XF trên di động được thấy 15 triệu lần.
Kỳ vọng ở tương lai
Từ năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam mới biết đến khái niệm mobile marketing. Mobile marketing hình thành khi các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động phát triển ứng dụng này. Thời gian đầu, mobile marketing chỉ được triển khai nhỏ lẻ ở một vài công ty. Lúc ấy, mobile marketing chỉ dừng lại ở mức download nhạc chuông, bài hát, game, thông tin sự kiện…
Ngân hàng là ngành sử dụng SMS như một công cụ marketing khá hữu hiệu. Những ngân hàng tên tuổi như: ACB, Techcombank, Eximbank, Vietcombank… từ lâu đã sử dụng tin nhắn SMS để thông báo lãi suất tiền gửi, nhắc các khoản vay đáo hạn, dịch vụ tài chính mới… Cao hơn là dịch vụ kiểm tra tài khoản, thanh toán tiền qua SMS (SMS banking) mà Vietcombank đang áp dụng. Tuy nhiên, ở các hình thức triển khai trên, khách hàng tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
Một số nhà cấp dịch vụ SMS tiếp cận khách hàng theo quy trình giới thiệu trực tiếp, ký hợp đồng sau đó kết hợp với nhà khai thác mạng để triển khai. Thông thường toàn bộ thời gian này mất từ 5-10 ngày. Vì thế chiến dịch mobile marketing chưa đáp ứng yếu tố thời gian.
Hạ tầng mạng viễn thông di động cũng là vấn đề làm mobile marketing kém hấp dẫn. Mạng viễn thông di động phổ hiến tại Việt Nam hiện nay là GSM. Thế hệ mạng này cho phép truyền và tải dữ liệu với dung lượng không cao. Đó là lý do nhiều chương trình chỉ ở dạng SMS marketing (gửi tin nhắn quảng cáo dịch vụ), dạng sơ khai của mobile marketing. Do đó khách hàng đã đồng nhất hai loại hình này.
Số thuê bao di động Việt Nam hiện có khoảng 40 triệu. Hơn nữa, chúng ta đang phát triển mạng viễn thông thế hệ thứ ba (3G). Khi đó, công năng truyền và tải dữ liệu (tin nhắn, hình ảnh, video, e-mail) sẽ nhanh hơn. Đây là cơ hội cho nhà cung cấp dịch vụ mobile marketing cũng như doanh nghiệp.
Theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thuê bao di động của Việt Nam tăng 200% năm 2007. Việt Nam đang dần trở thành mảnh đất màu mỡ để triển khai mobile marketing (tiếp thị qua điện thoại di động).
Sức mạnh của chiếc “alô”
Mobile marketing ra đời đầu tiên tại Mỹ vào đầu năm 2004. Đến nay khái niệm này không còn là điều mới mẻ. Tiếp thị bằng chiếc điện thoại nhỏ xíu đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà quảng cáo và các tập đoàn có uy tín như: Wheat Crunchies (Anh), chuỗi nhà hàng café Dunkin Donuts (Mỹ), các hãng điện thoại di động Sony Ericsson, Nokia, LG cũng nhanh chân dùng sản phẩm do họ sản xuất vào các chiến dịch quảng cáo.
Mobile marketing đã được khai thác rất thành công tại các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á, được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao. Công cụ tiếp thị này hội tụ được những ưu thế khác biệt mà các loại hình quảng cáo khác không có được.
Thứ nhất, mobile marketing là một công cụ truyền thông có thể đo lường hiệu quả chính xác hơn các loại hình truyền thông truyền thống. Theo ước tính của các công ty trong ngành, có khoảng trên 75% khách hàng nhận thông điệp quảng cáo nhớ được thông tin quảng cáo trên mobile.
Thứ hai, mobile marketing có khả năng tương tác, đối thoại hai chiều với người tiêu dùng với tốc độ nhanh, chính xác. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể gửi phản hồi cho nhà tiếp thị ngay khi nhận được thông điệp tiếp thị.
Doanh nghiệp dùng mobile marketing có thể nhắm tới đối tượng khách hàng mục tiêu được phân loại theo tuổi tác, giới tính, nơi cư trú, xu hướng tiêu dùng từ cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng đã lập trước đó.
Thứ ba, công cụ này có thể tích hợp với các công cụ truyền thông khác như: ti-vi, báo, đài phát thanh, tờ rơi, áp-phích… các chương trình quảng cáo ngày nay (đặc biệt là TVC) đều kèm hướng dẫn gửi tin nhắn nếu khách hàng muốn tham gia chương trình tiếp thị. Ví dụ: Bình chọn ca sĩ yêu thích nhất cuộc thi Vietnam Idol 2008.
Vì vậy mà hiệu quả của các chiến dịch mobile marketing mang lại lớn hơn nhiều so với chi phí đầu tư. Đó là: tăng mức độ nhận biết nhãn hiệu đối với khách hàng mục tiêu, định hướng sự chú ý của khách hàng vào các hoạt động mua bán. Mobile marketing góp phần tạo ra một cơ sở dữ liệu về những mối quan tâm cũng như sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu.
Các hình thức phổ biến
Các hình thức mobile marketing thông dụng đang được triển khai trên thế giới hiện rất đa dạng. Mobile marketing có thể ở dạng thông tin cơ bản (gửi tin nhắn để gửi thông tin sản phẩm mới, chương trình khuyến mại,…). Đó cũng có thể là chương trình bình chọn, xem video trên điện thoại di động.
Hãng xe hơi Jaguar từng thực hiện chiến dịch quãng cáo cho dòng xe Jaguar XF tại Mỹ. Hãng này lập một website dành cho điện thoại di động để người tiêu dùng có thể truy cập và xem hình ảnh và các đoạn video về Jaguar XF. Chiến dịch đã thu hút 85.000 khách hàng truy cập. Quảng cáo của Jaguar XF trên di động được thấy 15 triệu lần.
Kỳ vọng ở tương lai
Từ năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam mới biết đến khái niệm mobile marketing. Mobile marketing hình thành khi các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động phát triển ứng dụng này. Thời gian đầu, mobile marketing chỉ được triển khai nhỏ lẻ ở một vài công ty. Lúc ấy, mobile marketing chỉ dừng lại ở mức download nhạc chuông, bài hát, game, thông tin sự kiện…
Ngân hàng là ngành sử dụng SMS như một công cụ marketing khá hữu hiệu. Những ngân hàng tên tuổi như: ACB, Techcombank, Eximbank, Vietcombank… từ lâu đã sử dụng tin nhắn SMS để thông báo lãi suất tiền gửi, nhắc các khoản vay đáo hạn, dịch vụ tài chính mới… Cao hơn là dịch vụ kiểm tra tài khoản, thanh toán tiền qua SMS (SMS banking) mà Vietcombank đang áp dụng. Tuy nhiên, ở các hình thức triển khai trên, khách hàng tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
Một số nhà cấp dịch vụ SMS tiếp cận khách hàng theo quy trình giới thiệu trực tiếp, ký hợp đồng sau đó kết hợp với nhà khai thác mạng để triển khai. Thông thường toàn bộ thời gian này mất từ 5-10 ngày. Vì thế chiến dịch mobile marketing chưa đáp ứng yếu tố thời gian.
Hạ tầng mạng viễn thông di động cũng là vấn đề làm mobile marketing kém hấp dẫn. Mạng viễn thông di động phổ hiến tại Việt Nam hiện nay là GSM. Thế hệ mạng này cho phép truyền và tải dữ liệu với dung lượng không cao. Đó là lý do nhiều chương trình chỉ ở dạng SMS marketing (gửi tin nhắn quảng cáo dịch vụ), dạng sơ khai của mobile marketing. Do đó khách hàng đã đồng nhất hai loại hình này.
Số thuê bao di động Việt Nam hiện có khoảng 40 triệu. Hơn nữa, chúng ta đang phát triển mạng viễn thông thế hệ thứ ba (3G). Khi đó, công năng truyền và tải dữ liệu (tin nhắn, hình ảnh, video, e-mail) sẽ nhanh hơn. Đây là cơ hội cho nhà cung cấp dịch vụ mobile marketing cũng như doanh nghiệp.
Bài tương tự bạn quan tâm
Marketing... kiểu du kích
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chiến lược marketing "kẻ đối lập"
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Marketing hỗn hợp (Marketing Mix)
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lý thuyết Marketing
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
193 Y tuong Marketing
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mobile marketing hiệu quả bằng hình thức mới SMS...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu