Theo nhà khoa học, lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Hội Đông y Hà Nội), hoa phi yến có tên khoa học Delphimum Acis L. Loại hoa này có nhiều tên gọi khác nhau như hoa chân chim hay đông thảo. Phi yến khá phổ biến và được yêu thích ở các nước châu Âu. Ở nước ta, Phi Yến được trồng nhiều tại Đà Lạt.
Cây hoa phi yến có sức sống mãnh liệt, loài hoa tượng trưng cho ý chí kiên cường, tuy nhiên cũng rất dịu dàng, tinh khiết. Hoa phi yến có nhiều màu sắc khác nhau như: trắng, hồng, đỏ, tím, xanh nên được ưa chuộng cắm trong các dịp quan trọng.
Hoa phi yến, nguồn ảnh: Internet.
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng cho biết, hoa phi yến dù đẹp nhưng lại là loài hoa có độc nên cẩn trọng. Loại cây này toàn thân cây đều có độc và đã gây ra cái chết cho các loại động vật như cừu.
Từ thời các vua Pharaôn, cây hoa phi yến được xem là loại cây quan trọng dùng để làm thuốc trừ sâu. Ở Ấn Độ, người dân sử dụng hạt cây phi yến làm thuốc diệt côn trùng.
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng cung cấp thêm thông tin: "Trong hoa phi yến chứa các diterpenoisalkaloid, bao gồm cả methyllycaconitine - độc tính rất cao. Alkaloid là chất độc có nhiều trong cây phi yến, nếu ăn phải với lượng nhỏ có thể gây ra nôn mửa hoặc có thể dẫn đến tử vong nếu ăn nhầm số lượng lớn".
Bộ Nông nghiệp Mỹ cảnh báo, tất cả loài phi yến (Delphinium Ajacis, Larkspur) đều có độc tố diterpene alkaloid. Chất này ức chế thần kinh, gây ngừng hoạt động các cơ, bao gồm cả tim có thể gây tử vong nếu tiêu thụ lượng đủ lớn. Ở Bắc Mỹ, hoa phi yến là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại cho gia súc tại các vùng phía tây, đặc biệt là trên các vùng đồi núi.
Theo nhà khoa học Bùi Đắc Sáng, cây phi yến độc nhất trong thời kỳ đầu sinh trưởng, giảm dần khi trưởng thành. Độc tố của cây phi yến tập trung nhiều nhất trong hoa, hạt và quả.
Nếu ăn phải 2mg chất alkaloid có thể gây tử vong ở người lớn. Còn trẻ em có thể bị viêm da nghiêm trọng khi chạm vào hoa, hoặc phản ứng ngộ độc nếu ăn.
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng khuyến cáo dù hoa phi yến rất đẹp nhưng không nên trưng trong nhà vì trẻ con, vật nuôi ăn phải có thể ngộ độc ảnh hưởng tới sức khoẻ. Trường hợp nếu cắm loại hoa trong nhà cần để ở vị trí cao để trẻ nhỏ, vật nuôi không thể với tới được.
Đối với các loài hoa có độc, chuyên gia lưu ý khi cắm cần phải đeo bao tay để tránh nhựa có thể dính vào tay. Sau khi cắm hoa xong nên rửa sạch tay.
3 loại hoa "đốt tiền" chớ dại mua về nhà chưng, kẻo chặn đứng tài lộc của gia chủ
Link bài gốc: Loại hoa nhập khẩu gây 'sốt' có độc, một thời được dùng làm thuốc trừ sâu
Cây hoa phi yến có sức sống mãnh liệt, loài hoa tượng trưng cho ý chí kiên cường, tuy nhiên cũng rất dịu dàng, tinh khiết. Hoa phi yến có nhiều màu sắc khác nhau như: trắng, hồng, đỏ, tím, xanh nên được ưa chuộng cắm trong các dịp quan trọng.

Hoa phi yến, nguồn ảnh: Internet.
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng cho biết, hoa phi yến dù đẹp nhưng lại là loài hoa có độc nên cẩn trọng. Loại cây này toàn thân cây đều có độc và đã gây ra cái chết cho các loại động vật như cừu.
Từ thời các vua Pharaôn, cây hoa phi yến được xem là loại cây quan trọng dùng để làm thuốc trừ sâu. Ở Ấn Độ, người dân sử dụng hạt cây phi yến làm thuốc diệt côn trùng.
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng cung cấp thêm thông tin: "Trong hoa phi yến chứa các diterpenoisalkaloid, bao gồm cả methyllycaconitine - độc tính rất cao. Alkaloid là chất độc có nhiều trong cây phi yến, nếu ăn phải với lượng nhỏ có thể gây ra nôn mửa hoặc có thể dẫn đến tử vong nếu ăn nhầm số lượng lớn".
Bộ Nông nghiệp Mỹ cảnh báo, tất cả loài phi yến (Delphinium Ajacis, Larkspur) đều có độc tố diterpene alkaloid. Chất này ức chế thần kinh, gây ngừng hoạt động các cơ, bao gồm cả tim có thể gây tử vong nếu tiêu thụ lượng đủ lớn. Ở Bắc Mỹ, hoa phi yến là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại cho gia súc tại các vùng phía tây, đặc biệt là trên các vùng đồi núi.
Theo nhà khoa học Bùi Đắc Sáng, cây phi yến độc nhất trong thời kỳ đầu sinh trưởng, giảm dần khi trưởng thành. Độc tố của cây phi yến tập trung nhiều nhất trong hoa, hạt và quả.
Nếu ăn phải 2mg chất alkaloid có thể gây tử vong ở người lớn. Còn trẻ em có thể bị viêm da nghiêm trọng khi chạm vào hoa, hoặc phản ứng ngộ độc nếu ăn.
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng khuyến cáo dù hoa phi yến rất đẹp nhưng không nên trưng trong nhà vì trẻ con, vật nuôi ăn phải có thể ngộ độc ảnh hưởng tới sức khoẻ. Trường hợp nếu cắm loại hoa trong nhà cần để ở vị trí cao để trẻ nhỏ, vật nuôi không thể với tới được.
Đối với các loài hoa có độc, chuyên gia lưu ý khi cắm cần phải đeo bao tay để tránh nhựa có thể dính vào tay. Sau khi cắm hoa xong nên rửa sạch tay.
3 loại hoa "đốt tiền" chớ dại mua về nhà chưng, kẻo chặn đứng tài lộc của gia chủ
Link bài gốc: Loại hoa nhập khẩu gây 'sốt' có độc, một thời được dùng làm thuốc trừ sâu
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 loại gia vị là “tiên dược trị rụng tóc”, còn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Loại quả 'ngọc màu vàng' nhưng ít người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu