Các cuộc đấu giá đất tại nhiều địa phương đã trở thành một mảng đầu tư mới thu hút rất nhiều giới đầu tư trong năm qua. Giá trúng đấu giá liên tục lập kỷ lục, tăng gấp đôi, gấp 3 lần so với giá khởi điểm.
Trong năm nay, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, đã tổ chức 11 cuộc đấu giá đất, thu về ngân sách trên 1.000 tỷ đồng. Một số lô đất có giá khởi điểm 2 tỷ, nhưng sau khi đấu giá đã lên thành 4 tỷ đồng.
Đại diện địa phương cho biết, nhiều người tham gia đấu giá không có nhu cầu ở thật, mà xem đây là cơ hội để kinh doanh kiếm lời. Họ lập tức bán lại mảnh đất sau khi trúng đấu giá để kiếm lời, từ vài chục tới hàng trăm triệu đồng.
Nhiều người tham gia đấu giá không có nhu cầu ở thật, mà xem đây là cơ hội để kinh doanh kiếm lời. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Mục đích của họ là đấu giá để kiếm lời. Sau khi đấu giá xong, một số nhóm có thể không phải người địa phương, họ hoạt động 2 - 3 người thành một nhóm tham gia đấu giá, cùng thực hiện công tác giao dịch sau này, thậm chí là chung vốn", ông Nguyễn Văn Thuần, Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cho biết.
Tình hình tương tự cũng diễn ra tại huyện Việt Yên, Bắc Giang, nơi tập trung nhiều dự án khu công nghiệp trọng điểm. Lãnh đạo huyện lo lắng, việc giá đất trúng đấu giá liên tục bị đẩy lên cao sẽ gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.
"Nếu giá đấu cao, thì giá để tái định cư cho người dân sẽ tăng lên. Do vậy, kinh phí nhà nước phải bỏ ra để giải phóng mặt bằng cũng cao hơn. Ngoài ra, tâm lý người dân cũng ảnh hưởng", ông Lê Hoàng Bách, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, cho hay.
"Giá đấu giá chưa phải giá thật, nhưng nó sẽ xác lập một mặt bằng giá mới cho toàn bộ khu vực xung quanh và nhiều người sẽ căn cứ giá như vậy để tính giá chuyển nhượng lên cao. Đặc biệt, sẽ rất gây khó khăn cho công tác bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất", PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội, nhận định.
Việc bỏ cọc của các nhà đầu tư cũng gây ra những hệ lụy lớn. Mặc dù các địa phương vẫn thu được những khoản tiền từ việc người đấu giá đặt cọc trước đó, nhưng sẽ phải tổ chức đấu giá lại các lô đất bị bỏ cọc, tức là địa phương sẽ phải trang trải chi phí cho 1 lần đấu giá nữa.
Giữa 'sốt đất', Bắc Giang công khai 40 dự án nhà ở, khu đô thị chưa được phép bán
Link bài gốc: Lo ngại giá đất bị thổi “chóng mặt” sau đấu giá
Trong năm nay, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, đã tổ chức 11 cuộc đấu giá đất, thu về ngân sách trên 1.000 tỷ đồng. Một số lô đất có giá khởi điểm 2 tỷ, nhưng sau khi đấu giá đã lên thành 4 tỷ đồng.
Đại diện địa phương cho biết, nhiều người tham gia đấu giá không có nhu cầu ở thật, mà xem đây là cơ hội để kinh doanh kiếm lời. Họ lập tức bán lại mảnh đất sau khi trúng đấu giá để kiếm lời, từ vài chục tới hàng trăm triệu đồng.
Nhiều người tham gia đấu giá không có nhu cầu ở thật, mà xem đây là cơ hội để kinh doanh kiếm lời. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Mục đích của họ là đấu giá để kiếm lời. Sau khi đấu giá xong, một số nhóm có thể không phải người địa phương, họ hoạt động 2 - 3 người thành một nhóm tham gia đấu giá, cùng thực hiện công tác giao dịch sau này, thậm chí là chung vốn", ông Nguyễn Văn Thuần, Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cho biết.
Tình hình tương tự cũng diễn ra tại huyện Việt Yên, Bắc Giang, nơi tập trung nhiều dự án khu công nghiệp trọng điểm. Lãnh đạo huyện lo lắng, việc giá đất trúng đấu giá liên tục bị đẩy lên cao sẽ gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.
"Nếu giá đấu cao, thì giá để tái định cư cho người dân sẽ tăng lên. Do vậy, kinh phí nhà nước phải bỏ ra để giải phóng mặt bằng cũng cao hơn. Ngoài ra, tâm lý người dân cũng ảnh hưởng", ông Lê Hoàng Bách, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, cho hay.
"Giá đấu giá chưa phải giá thật, nhưng nó sẽ xác lập một mặt bằng giá mới cho toàn bộ khu vực xung quanh và nhiều người sẽ căn cứ giá như vậy để tính giá chuyển nhượng lên cao. Đặc biệt, sẽ rất gây khó khăn cho công tác bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất", PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội, nhận định.
Việc bỏ cọc của các nhà đầu tư cũng gây ra những hệ lụy lớn. Mặc dù các địa phương vẫn thu được những khoản tiền từ việc người đấu giá đặt cọc trước đó, nhưng sẽ phải tổ chức đấu giá lại các lô đất bị bỏ cọc, tức là địa phương sẽ phải trang trải chi phí cho 1 lần đấu giá nữa.
Giữa 'sốt đất', Bắc Giang công khai 40 dự án nhà ở, khu đô thị chưa được phép bán
Link bài gốc: Lo ngại giá đất bị thổi “chóng mặt” sau đấu giá
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hướng Dẫn Thiết Kế Logo Nha Khoa Đẹp và Chuyên Nghiệp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu