Ngân hàng TPBank cho biết một số hình thức lừa đảo diễn ra trong thời gian gần đây và khuyến cáo khách hàng cần nâng cao cảnh giác.
Trong đó, chiêu thức được kẻ gian sử dụng là giả mạo đầu số tin nhắn SMS của ngân hàng, gửi thông tin có nội dung về dịch vụ, yêu cầu khách hàng truy cập vào đường dẫn (link) giả mạo không phải của ngân hàng mà thường là đường link website gần giống để gây nhầm lẫn.
TPBank cho biết, ngân hàng tuyệt đối không gửi tin nhắn nào có đường dẫn yêu cầu khách hàng cung cấp/nhập tên đăng nhập và mật khẩu Internet Banking, mã xác thực OTP. Các tin nhắn giả mạo Brandname TPBank thường gửi kèm đường link lạ không dẫn đến các địa chỉ chính thức của ngân hàng. Khách hàng tuyệt đối không truy cập vào các đường dẫn này để tránh bị mất thông tin tài khoản, thiệt hại tài sản.
Đáng chú ý, khách hàng có thể kiểm tra tin nhắn SMS nhận được có phải của TPBank hay không với chỉ 3 bước:
Bước 1: Sao chép tin nhắn BrandName đang nghi là giả mạo.
Bước 2: Gửi tin nhắn đã sao chép đến đầu số của nhà mạng để kiểm tra: 9548 (mạng Viettel), 9241 (mạng Mobifone) hoặc 1551 (mạng Vinaphone).
Bước 3: Xem phản hồi của nhà mạng.
Ngân hàng nhấn mạnh, trong bất kỳ trường hợp nào, khách hàng tuyệt đối không cung cấp mật khẩu Internet Banking, mã xác thực OTP và các thông tin cá nhân khác cho bất kỳ ai.
Một chiêu thức khác cũng xảy ra khá phổ biến là kẻ gian mạo danh ngân hàng để cho vay tiền online. Theo đó, kẻ gian mạo danh ngân hàng trên nền tảng số (như Facebook, Instagram, Zalo, Email,…) bằng cách sử dụng tên gọi, logo, hình ảnh đại diện, giả mạo yếu tố xác thực (dấu tích xanh/cam) giống của TPBank hoặc số điện thoại có đầu số 1900****(dạng như tổng đài) để gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Từ các tài khoản mạng xã hội và tổng đài mạo danh này, kẻ gian gửi tin nhắn/gọi điện chào mời khách hàng vay tiền với lãi suất hấp dẫn. Sau đó, kẻ lừa đảo yêu cầu khách hàng cung cấp CCCD/CMND, sổ hộ khẩu, số tài khoản/số thẻ ngân hàng,…để lập hồ sơ vay, yêu cầu khách hàng nộp các khoản phí làm hồ sơ, phí ứng trước khoản vay và sau đó không giải ngân, chiếm đoạt tiền, chặn số không liên lạc được.
Ngân hàng khuyến cáo, khách hàng chỉ truy cập và đọc thông tin tại trang thông tin chính thống có yếu tố xác thực của TPBank như hình ổ khoá ở đường link website và dấu tích xanh/tích cam ở các trang mạng xã hội.
Link bài gốc: Làm thế nào kiểm tra tin nhắn SMS nhận được có phải của ngân hàng hay không?
Trong đó, chiêu thức được kẻ gian sử dụng là giả mạo đầu số tin nhắn SMS của ngân hàng, gửi thông tin có nội dung về dịch vụ, yêu cầu khách hàng truy cập vào đường dẫn (link) giả mạo không phải của ngân hàng mà thường là đường link website gần giống để gây nhầm lẫn.
TPBank cho biết, ngân hàng tuyệt đối không gửi tin nhắn nào có đường dẫn yêu cầu khách hàng cung cấp/nhập tên đăng nhập và mật khẩu Internet Banking, mã xác thực OTP. Các tin nhắn giả mạo Brandname TPBank thường gửi kèm đường link lạ không dẫn đến các địa chỉ chính thức của ngân hàng. Khách hàng tuyệt đối không truy cập vào các đường dẫn này để tránh bị mất thông tin tài khoản, thiệt hại tài sản.
Đáng chú ý, khách hàng có thể kiểm tra tin nhắn SMS nhận được có phải của TPBank hay không với chỉ 3 bước:
Bước 1: Sao chép tin nhắn BrandName đang nghi là giả mạo.
Bước 2: Gửi tin nhắn đã sao chép đến đầu số của nhà mạng để kiểm tra: 9548 (mạng Viettel), 9241 (mạng Mobifone) hoặc 1551 (mạng Vinaphone).
Bước 3: Xem phản hồi của nhà mạng.
Ngân hàng nhấn mạnh, trong bất kỳ trường hợp nào, khách hàng tuyệt đối không cung cấp mật khẩu Internet Banking, mã xác thực OTP và các thông tin cá nhân khác cho bất kỳ ai.
Một chiêu thức khác cũng xảy ra khá phổ biến là kẻ gian mạo danh ngân hàng để cho vay tiền online. Theo đó, kẻ gian mạo danh ngân hàng trên nền tảng số (như Facebook, Instagram, Zalo, Email,…) bằng cách sử dụng tên gọi, logo, hình ảnh đại diện, giả mạo yếu tố xác thực (dấu tích xanh/cam) giống của TPBank hoặc số điện thoại có đầu số 1900****(dạng như tổng đài) để gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Từ các tài khoản mạng xã hội và tổng đài mạo danh này, kẻ gian gửi tin nhắn/gọi điện chào mời khách hàng vay tiền với lãi suất hấp dẫn. Sau đó, kẻ lừa đảo yêu cầu khách hàng cung cấp CCCD/CMND, sổ hộ khẩu, số tài khoản/số thẻ ngân hàng,…để lập hồ sơ vay, yêu cầu khách hàng nộp các khoản phí làm hồ sơ, phí ứng trước khoản vay và sau đó không giải ngân, chiếm đoạt tiền, chặn số không liên lạc được.
Ngân hàng khuyến cáo, khách hàng chỉ truy cập và đọc thông tin tại trang thông tin chính thống có yếu tố xác thực của TPBank như hình ổ khoá ở đường link website và dấu tích xanh/tích cam ở các trang mạng xã hội.
Link bài gốc: Làm thế nào kiểm tra tin nhắn SMS nhận được có phải của ngân hàng hay không?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sang tháng 9, có 4 con giáp hết khổ, từ nay vận may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người tuổi Tỵ làm thế nào để đạt được đỉnh cao...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu tiết lộ sai lầm nhỏ khi ăn có thể gián...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thứ tiếng Jack dùng để trò chuyện với Lionel Messi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu