KT-XH Làm sao để doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử hết thiếu vốn?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Những trăn trở của doanh nghiệp

Tại phiên thảo luận của hội thảo, nhiều doanh nghiệp chia sẻ hiện không biết cách chuyển đổi lên sàn thương mại điện tử, thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn công nghệ để phát triển, dẫn đến hậu quả là lãng phí nguồn lực.

Về vấn đề này ông Trần Lâm - CEO Cty TNHH Natural House có trả lời, doanh nghiệp nên có mục tiêu và đầu tư theo từng giai đoạn. Ví dụ thời gian cần đẩy mạnh bán hàng, doanh nghiệp sẽ cần đến các nền tảng có thể hỗ trợ bán hàng. Khi có nhu cầu quản lý tồn kho, nên cần tìm các đơn vị quản lý tồn kho. Đồng thời, doanh nghiệp nên có thời gian trải nghiệm và so sánh kết quả của việc ứng dụng công nghệ theo các mốc 3 tháng hay 6 tháng.

"Không quan trọng giải pháp đến từ nhà cung cấp trong hay ngoài nước. Điều quan trọng là phải thử làm và có các lộ trình 3 tháng 6 tháng thì doanh nghiệp mới biết sản phẩm có phù hợp không. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải xem nhà cung cấp giải pháp có là một người chịu tiến bộ hay không. Ví dụ ngoài thị trường có các yêu cầu dẫn đến phải chuyển đổi thì nhà cung cấp có tích hợp ứng dụng mới vào hay không. Những nhà cung cấp có lịch sử liên tục cải tiến liên tục là những người giúp cho doanh nghiệp càng ngày càng hoàn chỉnh", ông Trần Lâm chia sẻ.

Ở góc nhìn của bà Đặng Thị Luận - Phó Giám Đốc SIHUB cũng cho biết thiếu thông tin và nguồn vốn là 2 vấn đề hàng đầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong quá trình đổi mới sáng tạo cũng như chuyển mình lên sàn thương mại điện tử.

"Khi không có tài chính, việc đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới dù là tự thân doanh nghiệp tiến hành hay thuê ngoài đều rất khó. Do đó, thiếu tài chính là một vấn đề rất trăn trở với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, việc thiếu thông tin, thiếu cơ sở hạ tầng cũng đang là những khó khăn chung của của doanh nghiệp SME", bà Luận đánh giá.

Làm sao để doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử hết thiếu vốn? - Ảnh 1.


Bà Đặng Thị Luận - Phó Giám Đốc SIHUB


UOB Biz Merchant - giải pháp nguồn vốn sáng tạo, tiện lợi cho các nhà bán hàng online

Về phía nhà cung cấp các giải pháp tài chính, bà Lại Thị Thu Trang Trưởng phòng Tiếp thị tăng trưởng Ngân hàng số, khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng UOB Việt Nam tại chương trình cho biết, tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2022, cả nước có 780 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng lượng doanh nghiệp cả nước. Nếu tính thêm các công ty siêu nhỏ hoặc hộ kinh doanh con số có thể lên đến hàng chục triệu.

"Dù SME chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu doanh nghiệp, song các số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, hệ thống các tổ chức tín dụng chỉ mới đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu vay vốn của nhóm này", bà Thu Trang thông tin.

Việc này đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải đi vay vốn từ các nguồn chính thống, thường phải chịu lãi suất cao và gặp phải nhiều rủi ro khi không trả nợ đúng hạn.

"Khi chuyển lên kênh online, lượng đơn hàng cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là các dịp siêu sale hay có những chương trình marketing của sàn. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp và hộ kinh doanh phải thường xuyên cần vốn và nhu cầu tìm nguồn tiền tài trợ kinh doanh cũng rất cao", bà Thu Trang nhận định.

Làm sao để doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử hết thiếu vốn? - Ảnh 2.


Bà Lại Thị Thu Trang Trưởng phòng Tiếp thị tăng trưởng Ngân hàng số, khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng UOB Việt Nam


Thấu hiểu những khó khăn cũng như khao khát chinh phục thị trường thương mại điện tử của các SME, tiểu thương và hộ kinh doanh, chương trình UOB Biz Merchant đã ra đời, giúp cho các khách hàng kinh doanh trên 3 sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, có thể tiếp cận với nguồn vốn tín chấp lên đến 1,6 tỷ đồng. Đồng thời những nhà bán hàng còn được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ 1,3%/tháng theo dư nợ giảm dần.

Khách hàng chỉ cần kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử ít nhất 6 tháng; doanh thu tối thiểu trên 17 triệu đồng (hoặc 190 triệu/năm) là có thể tiếp cận với nguồn vay này.

Mặt khác, nhờ vào việc số hóa cao, các thủ tục giải ngân tại ngân hàng UOB Việt Nam rất đơn giản. Khách hàng không cần phải đến trực tiếp chi nhánh và ký tá nhiều loại giấy tờ phức tạp.

"Trong tương lai gần, ngân hàng UOB Việt Nam kỳ vọng có thể hỗ trợ xem xét cấp tín dụng cho các khách có doanh thu đa nền tảng, bất kể online hay offline", bà Thu Trang chia sẻ.

Làm sao để doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử hết thiếu vốn? - Ảnh 3.


Có hơn 300 doanh nghiệp và khách mời đến tham dự chương trình


Sự kiện Xin chào SMEs do ngân hàng UOB Việt Nam tổ chức, sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 14/06/202, với nội dung chính là tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing). Nhiều chuyên gia hàng đầu và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, chuyển đổi số và tiếp thị sẽ chia sẻ trong chương trình.

Link bài gốc: Làm sao để doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử hết thiếu vốn?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,444
Bài viết
63,664
Thành viên
86,452
Thành viên mới nhất
svtarotcomgame

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN