TIN MỚI
Mùa thi năm nào cũng đầy sức nóng, không chỉ căng thẳng cho gia đình mà toàn xã hội
Hiện nay, kỳ thi THPT quốc gia đang diễn ra trên khắp cả nước (trừ những vùng có dịch). Đây là kỳ thi nhằm mục đích xét tốt nghiệp, kết quả cũng được dùng để xét tuyển sinh vào nhiều trường đại học cao đẳng. Vì thế, các thí sinh nói chung đều căng thẳng, lo lắng. Chia sẻ với VOV, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam cho rằng, mùa thi năm nào cũng đầy sức nóng, không chỉ căng thẳng cho gia đình mà toàn xã hội.
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội). (Ảnh: VNU)
"Dường như chúng ta đang sống trong một nền văn hóa thi cử, nơi mà những cơ hội cuộc sống chúng ta bị quyết định bởi một phần điểm số của những cuộc thi. Có lẽ các kỳ thi ngày càng trở nên căng thẳng hơn vì có tác động trực tiếp đến cơ hội giáo dục tốt hơn cho cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội nghề nghiệp tương lai, thậm chí là vị trí xã hội và thu nhập của từng học sinh.
Vì vậy, đến hẹn lại lên, mùa thi năm nào cũng đầy sức nóng không chỉ gây căng thẳng cho các gia đình mà toàn xã hội. Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của học sinh, làm hạn chế năng lực thực tế của các em khi làm bài", PGS.TS Trần Thành Nam cho biết.
Tuy nhiên, vấn đề áp lực học tập cũng là vấn đề nổi cộm trong cuộc sống thường ngày ở xã hội hiện đại. Đối với nhiều bạn nhỏ ở tuổi đi học, kỳ vọng của cha mẹ là điều khiến các em áp lực nhất. Còn theo phụ huynh thì kỳ vọng chỉ vì muốn tốt cho con. Nhiều ông bố, bà mẹ coi những đứa con là những món "của để dành", đặt lên vai con những ước mơ dang dở mà ngày xưa họ chưa thực hiện được. Điều này khiến cho ngày càng nhiều học sinh rơi vào tình trạng trầm cảm vì áp lực học hành, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Trầm cảm là rối loạn tâm lý gây ra tâm trạng buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, uể oải, mất hứng thú kéo dài. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người mắc như: suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, các rối loạn tâm thần khác khiến người bệnh tìm cách tự tử.
Tình trạng này dễ xảy ra hơn trước các kỳ thi quan trọng như thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp bởi kỳ vọng kết quả cao, áp lực lớn từ nhiều phía. PGS.TS Trần Thành Nam cho hay: "Hiện nhiều gia đình cách ly học sinh ra khỏi những hoạt động xã hội. Học sinh tự nhốt mình trong nhà không tiếp xúc với ai trong suốt thời gian trước khi thi để tập trung ôn tập. Chính sự cô lập này, cùng với thiếu hoạt động thường là nguy cơ gây các triệu chứng trầm cảm, ảnh hưởng đến tốc độ tư duy, tốc độ ghi nhớ và sự sắc bén của hệ thần kinh trong khi học tập", PGS Nam nói.
Theo quan sát của PGS.TS. Trần Thành Nam, "kẻ thù" đối với tâm lý học sinh có thể bao gồm: Đầu tiên là các kích thích gây căng thẳng bao gồm thông tin tiêu cực hoặc không chính xác như đề thi mang tính đánh đố, tỷ lệ chọi cao, kỳ thi không công bằng... Một khi các em tiếp cận quá nhiều thông tin như thế này trên mạng xã hội hoặc người khác, khiến bạn hoang mang, lo lắng và không thể tập trung cho các hoạt động ôn luyện.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, các thí sinh cần đặt mục tiêu và tập trung vào một việc để giảm những áp lực về số lượng công việc. Chia công việc thành những nhiệm vụ nhỏ để thực hiện. Đặt thời gian ngày giờ cụ thể và tự thưởng cho mình nếu hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra.
Cha mẹ đồng hành cùng con
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý của các em học sinh. Nhiều bậc phụ huynh chú trọng đến việc giáo dục con cái của họ ngay từ còn nhỏ, luôn chọn lựa những điều tốt nhất cho con, nuôi con 18 năm cũng là 18 năm nỗ lực học tập cùng con vì thế họ cũng rất kỳ vọng vào kết quả học tập của con cái.
Các bác sĩ tâm lý nói rằng trước tiên cha mẹ phải bình tĩnh và học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Để trải qua kỳ thi tuyển sinh đại học một cách nhẹ nhàng, phụ huynh đừng nghĩ về nó, đừng nghĩ đây là sự quyết định cuộc sống của con bạn.
Trong thời gian chuẩn bị, cha mẹ không nên tỏ ra quá quan tâm đến con cái, thể hiện sự lo lắng thái quá. Sau kỳ thi, cũng không nên quá sốt ruột, mong chờ kết quả. Bởi khi phụ huynh quan tâm quá nhiều cũng sẽ gây áp lực cho con. Vì vậy, phụ huynh cần giữ sự quan tâm vừa phải. Ví dụ, bạn chỉ cần lưu tâm đến vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng một cách hợp lý, đừng làm vấn đề trở nên quá phức tạp. Bạn càng chú ý đến trẻ, càng dễ mang lại sự lo lắng cho trẻ.
Gia đình phải duy trì bầu không khí bình thường, không nên có những cuộc cãi vã căng thẳng về vấn đề học tập của con. Hãy tạo cho con một môi trường thoải mái và dễ chịu. Khi thấy con em mình có những biểu hiện bất thường trong hành vi, lời nói, các bố mẹ cần phải đưa ngay con mình đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.
Kết quả học tập dù thế nào cũng không quan trọng bằng sức khỏe và sự phát triển của con cái. Sau kỳ thi, các bậc phụ huynh hãy để con có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau quãng thời gian học tập căng thẳng. Hãy khéo léo động viên con dành thời gian để chăm sóc bản thân, thư giãn tâm trí và thoải mái đón nhận kết quả dù có thế nào.
(Tổng hợp)
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử là trầm cảm nhưng các dấu hiệu của bệnh thường bị bỏ qua vì định kiến
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Kỳ vọng quá lớn của phụ huynh khiến con cái chịu nhiều áp lực trước các kỳ thi: Chuyên gia tâm lý chỉ cách cha mẹ đồng hành cùng con đối mặt
Mùa thi năm nào cũng đầy sức nóng, không chỉ căng thẳng cho gia đình mà toàn xã hội
Hiện nay, kỳ thi THPT quốc gia đang diễn ra trên khắp cả nước (trừ những vùng có dịch). Đây là kỳ thi nhằm mục đích xét tốt nghiệp, kết quả cũng được dùng để xét tuyển sinh vào nhiều trường đại học cao đẳng. Vì thế, các thí sinh nói chung đều căng thẳng, lo lắng. Chia sẻ với VOV, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam cho rằng, mùa thi năm nào cũng đầy sức nóng, không chỉ căng thẳng cho gia đình mà toàn xã hội.
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội). (Ảnh: VNU)
"Dường như chúng ta đang sống trong một nền văn hóa thi cử, nơi mà những cơ hội cuộc sống chúng ta bị quyết định bởi một phần điểm số của những cuộc thi. Có lẽ các kỳ thi ngày càng trở nên căng thẳng hơn vì có tác động trực tiếp đến cơ hội giáo dục tốt hơn cho cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội nghề nghiệp tương lai, thậm chí là vị trí xã hội và thu nhập của từng học sinh.
Vì vậy, đến hẹn lại lên, mùa thi năm nào cũng đầy sức nóng không chỉ gây căng thẳng cho các gia đình mà toàn xã hội. Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của học sinh, làm hạn chế năng lực thực tế của các em khi làm bài", PGS.TS Trần Thành Nam cho biết.
Tuy nhiên, vấn đề áp lực học tập cũng là vấn đề nổi cộm trong cuộc sống thường ngày ở xã hội hiện đại. Đối với nhiều bạn nhỏ ở tuổi đi học, kỳ vọng của cha mẹ là điều khiến các em áp lực nhất. Còn theo phụ huynh thì kỳ vọng chỉ vì muốn tốt cho con. Nhiều ông bố, bà mẹ coi những đứa con là những món "của để dành", đặt lên vai con những ước mơ dang dở mà ngày xưa họ chưa thực hiện được. Điều này khiến cho ngày càng nhiều học sinh rơi vào tình trạng trầm cảm vì áp lực học hành, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Trầm cảm là rối loạn tâm lý gây ra tâm trạng buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, uể oải, mất hứng thú kéo dài. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người mắc như: suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, các rối loạn tâm thần khác khiến người bệnh tìm cách tự tử.
Tình trạng này dễ xảy ra hơn trước các kỳ thi quan trọng như thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp bởi kỳ vọng kết quả cao, áp lực lớn từ nhiều phía. PGS.TS Trần Thành Nam cho hay: "Hiện nhiều gia đình cách ly học sinh ra khỏi những hoạt động xã hội. Học sinh tự nhốt mình trong nhà không tiếp xúc với ai trong suốt thời gian trước khi thi để tập trung ôn tập. Chính sự cô lập này, cùng với thiếu hoạt động thường là nguy cơ gây các triệu chứng trầm cảm, ảnh hưởng đến tốc độ tư duy, tốc độ ghi nhớ và sự sắc bén của hệ thần kinh trong khi học tập", PGS Nam nói.
Theo quan sát của PGS.TS. Trần Thành Nam, "kẻ thù" đối với tâm lý học sinh có thể bao gồm: Đầu tiên là các kích thích gây căng thẳng bao gồm thông tin tiêu cực hoặc không chính xác như đề thi mang tính đánh đố, tỷ lệ chọi cao, kỳ thi không công bằng... Một khi các em tiếp cận quá nhiều thông tin như thế này trên mạng xã hội hoặc người khác, khiến bạn hoang mang, lo lắng và không thể tập trung cho các hoạt động ôn luyện.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, các thí sinh cần đặt mục tiêu và tập trung vào một việc để giảm những áp lực về số lượng công việc. Chia công việc thành những nhiệm vụ nhỏ để thực hiện. Đặt thời gian ngày giờ cụ thể và tự thưởng cho mình nếu hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra.
Cha mẹ đồng hành cùng con
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý của các em học sinh. Nhiều bậc phụ huynh chú trọng đến việc giáo dục con cái của họ ngay từ còn nhỏ, luôn chọn lựa những điều tốt nhất cho con, nuôi con 18 năm cũng là 18 năm nỗ lực học tập cùng con vì thế họ cũng rất kỳ vọng vào kết quả học tập của con cái.
Các bác sĩ tâm lý nói rằng trước tiên cha mẹ phải bình tĩnh và học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Để trải qua kỳ thi tuyển sinh đại học một cách nhẹ nhàng, phụ huynh đừng nghĩ về nó, đừng nghĩ đây là sự quyết định cuộc sống của con bạn.
Trong thời gian chuẩn bị, cha mẹ không nên tỏ ra quá quan tâm đến con cái, thể hiện sự lo lắng thái quá. Sau kỳ thi, cũng không nên quá sốt ruột, mong chờ kết quả. Bởi khi phụ huynh quan tâm quá nhiều cũng sẽ gây áp lực cho con. Vì vậy, phụ huynh cần giữ sự quan tâm vừa phải. Ví dụ, bạn chỉ cần lưu tâm đến vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng một cách hợp lý, đừng làm vấn đề trở nên quá phức tạp. Bạn càng chú ý đến trẻ, càng dễ mang lại sự lo lắng cho trẻ.
Gia đình phải duy trì bầu không khí bình thường, không nên có những cuộc cãi vã căng thẳng về vấn đề học tập của con. Hãy tạo cho con một môi trường thoải mái và dễ chịu. Khi thấy con em mình có những biểu hiện bất thường trong hành vi, lời nói, các bố mẹ cần phải đưa ngay con mình đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.
Kết quả học tập dù thế nào cũng không quan trọng bằng sức khỏe và sự phát triển của con cái. Sau kỳ thi, các bậc phụ huynh hãy để con có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau quãng thời gian học tập căng thẳng. Hãy khéo léo động viên con dành thời gian để chăm sóc bản thân, thư giãn tâm trí và thoải mái đón nhận kết quả dù có thế nào.
(Tổng hợp)
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử là trầm cảm nhưng các dấu hiệu của bệnh thường bị bỏ qua vì định kiến
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Kỳ vọng quá lớn của phụ huynh khiến con cái chịu nhiều áp lực trước các kỳ thi: Chuyên gia tâm lý chỉ cách cha mẹ đồng hành cùng con đối mặt
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mang Thai Có Nâng Mũi Được Không? Những Lưu Ý Quan...
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau kỳ nghỉ lễ, một ngân hàng lớn giảm mạnh 1% lãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Gái xinh chuyển giới Lê Tiêu Linh và hành trình từ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thị trường bất động sản đang bước dần vào chu kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu