Kỹ năng thương lượng lương bổng

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Kỹ năng thương lượng lương bổng


Nhận đồng lương xứng đáng với công sức

Tôi nhớ có lần đã nói với một người vừa tốt nghiệp đại học đang sung sướng vì công việc đầu tiên trong đời, cô thở hổn hển phấn khích đến độ không nói lên lời. “Thế người ta trả lương cô bao nhiêu?” Tôi hỏi. Cô gái trẻ hơi giật mình. “Ôi, em không biết. Em cũng chẳng hỏi nữa, nhưng em chắc rằng họ sẽ trả em kha khá”. Nhưng cô đã thất vọng thật sự khi nhận lương tháng đầu tiên. Số liền ít đến mức thảm hại và cô không thể tin vào mắt mình. Đó là điều cô gái đã học được và bạn cũng sẽ phải học: trước khi chấp nhận một công việc, bao giờ cũng phải hỏi về lương thưởng. Thực ra, đó là vấn đề hỏi và thương lượng.

Từ thương lượng có vẻ sẽ khiến bạn e ngại. Chúng ta được chuẩn bị rất tồi cho chuyện đó. Nhưng đó không phải là tất cả khó khăn. Trong khi cả cuốn sách này có thể (và đã như thế) viết về chủ đề này thì có 6 bí quyết bạn cần ghi nhớ trong đầu.

Bí quyết đầu tiên: Đừng bao giờ đả động đến chuyện lương bổng cho đến cuối quá trình phỏng vấn, khi người ta nói rằng họ cần bạn.

Thật ra cũng khó vạch định lúc nào là đoạn kết của quá trình này. Đó là khi mà nhà tuyển dụng nói hay nghĩ, “Chúng ta sẽ nhận người này!”. Hãy giả định là mọi việc diễn ra thuận lợi, bạn thích họ và họ cũng dần thích bạn thì 1 lời đề nghị sẽ được đưa ra. Sau đó và chỉ sau đó mới đến lúc đưa ra câu hỏi quen thuộc trong đầu bất cứ nhà tuyển dụng nào: phải trả cho người này bao nhiêu đây? Và câu hỏi trong đầu bạn: không biết người ta trả cho công việc này bao nhiêu?

Nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi về lương sớm hơn, kiểu như: “Bạn tìm kiếm mức lương bao nhiêu?” bạn cần có sẵn câu hỏi để trả lời.

- Câu trả lời thứ 1: Nếu người tuyển dụng có vẻ là 1 người tốt, câu trả lời tốt nhất và khôn ngoan nhất sẽ là: “Cho đến khi ông/bà quyết định sẽ nhận tôi vào làm và tôi cũng quyết định sẽ làm việc giúp ông/bà, tôi cảm thấy bất kỳ cuộc thảo luận nào về lương cũng là hơi sớm”. Câu trả lời này hiệu quả trong phần lớn trường hợp.

- Câu trả lời thứ 2: Tuy vậy vẫn có những trường hợp nó không được việc. Bạn có thể phải đối mặt với 1 người không dễ dàng bỏ cuộc mà đặt ra câu hỏi trong 2 phút đầu bạn bước vào phòng phỏng vấn để biết bạn muốn mức lương bao nhiêu. Gặp phải người như vậy, bạn hãy giở câu cẩm nang thứ 2 ra: “Tôi rất vui khi nói về chuyện này nhưng trước hết hãy giúp tôi hiểu rõ tính chất công việc được không ạ?”

- Câu trả lời thứ 3: Phản ứng như vừa rồi được việc trong hầu hết các trường hợp. Nhưng sẽ như thế nào nếu nó vẫn chẳng ăn thua? Nhà tuyển dụng cao giọng nói, “Thôi thôi nào, đừng bày trò với tôi. Tôi muốn biết anh/chị đòi hỏi mức lương bao nhiêu?” Thế thì bạn phải đưa ra câu trả lời cuối cùng và dành đất cho 1 sự thương lượng. Ví dụ, “Tôi muốn mức lương khoảng từ 1 triệu đến 2 triệu một tháng”.

Nếu nhà tuyển dụng quyết không để vấn đề lơ lửng như vậy, nhất định muốn biết 1 con số chính xác thì rõ ràng bạn gặp phải 1 người không có óc thương lượng. Con số đầu tiên bạn đưa ra cũng là con số cuối cùng, không tranh luận gì hết.

Một việc như vậy thường xảy ra khi nhà tuyển dụng đưa vấn đề lương lên thành tiêu chí quan trọng trong việc tuyển người này hay không tuyển người kia, và bạn có thể nằm trong danh sách 19 ứng viên phải ra về.

Nếu rơi vào trường hợp này, trong khi rất muốn làm công việc ấy, bạn không còn cách nào khác ngoài việc đầu hàng. Hãy đặt câu hỏi xem họ ra giá bao nhiêu rồi đưa ra quyết định (tất nhiên, lức nào bạn cũng phải nói, “Tôi cần thời gian suy nghĩ về chuyện này”).

Tuy nhiên, điều vừa nói ở trên chỉ thuần túy là kịch bản của 1 cảnh tồi tệ nhất. Thường thì mọi việc không diễn ra như thế. Không bao giờ. Ngày nay, trong hầu hết các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, người chủ vui lòng dành vấn đề này đến phút thứ 89, khi họ đã quyết định tuyển bạn (còn bạn cũng muốn làm cho họ). Và như vậy, lương bổng sẽ là đề tài cần thương lượng giữa 2 bên.

Thảo luận về lương

Không cho đến khi tất cả những điều kiện sau đã được thông qua…
- Không có đến khi họ biết rõ về bạn, rằng bạn trội hơn tất cả những ứng viên khác.
- Không có đến khi bạn hiểu rõ về họ, về cái nhìn bao quát để có thể nói khi nào họ cứng rắng như sắt, khi nào họ uyển chuyển như lụa.
- Không có đến khi bạn biết chính xác công việc đòi hỏi mình những gì.
- Không có đến khi họ có cơ hội biết rõ ràng bạn phù hợp với những yêu cầu công việc.
- Không có đến khi bạn trải qua cuộc phỏng vấn cuối cùng.
- Không có đến khi bạn thầm reo trong bụng, “Chao ôi, mình mới thích làm việc này làm sao!”
- Không có đến khi họ nói ra miệng, “Chúng tôi cần bạn!”
- Không có đến khi họ tuyên bố, “Chúng tôi quyết định nhận bạn vào làm!”

Tại sao việc trì hoãn nói về lương lại có lợi cho bạn? Bởi vì bạn đã tạo được lá chắn phòng về trong suốt quá trình phỏng vấn. Có thể vào phút chót, nhà tuyển dụng đưa ra 1 mức lương cao hơn cái mức họ tính toán trong đầu khi bắt đầu cuộc phỏng vấn – và điều này xảy ra trong trường hợp việc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ đến mức họ quyết định phải giữ được chân bạn.
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,114
Bài viết
63,333
Thành viên
86,294
Thành viên mới nhất
noithatdiemnhan1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN