Cần thích nghi để đón nhận sự thay đổi của xã hội nhưng đừng bao giờ đánh mất lòng tự trọng của mình. Nếu học mà không tạo ra được giá trị gì thì học càng nhiều sẽ nợ xã hội càng nhiều. </p>
(*) Theo ông bà, tôi chia cuộc đời mình thành các nhịp mười năm để luôn sống và làm việc trọn vẹn từng giây với tâm và thức. Tôi nghĩ nếu học mà không tạo ra được giá trị gì thì học càng nhiều sẽ nợ xã hội càng nhiều. (Chuyên gia tư vấn Lý Trường Chiến - Ảnh: Hà Thanh)
Tôi sinh ra trong một gia đình tràn ngập yêu thương mang sự pha trộn của hai dòng sông Hồng và Cửu Long. Một dạo, do kinh tế gia đình khó khăn, tôi đã làm nhiều nghề: bốc vác, chẻ củi, sửa điện thuê... ngoài giờ học.
Ước mơ áo blouse trắng
Tôi say mê sách. Mọi khoảng thời gian rỗi rãi tôi chúi mũi đọc sách, truyện, báo chí, thậm chí cả...giấy gói xôi. Càng đọc tôi càng nuôi lớn giấc mộng trở thành bác sĩ cứu người. Khi chuẩn bị thi đại học, tôi nghĩ: “Nếu nhiều đêm đang ngủ, bệnh nhân đến gõ cửa mình có cứu họ không?”.
Tôi tin mình sẽ mở cửa và đến chữa bệnh bởi tôi học y bảy năm để làm điều đó. Nhưng có lẽ lòng tôi sẽ vương chút khó chịu bởi giấc ngủ chưa trọn. Chỉ một chút lợn cợn trong lòng, tôi đã có lỗi lớn với bệnh nhân, chưa đủ y đức. Tôi quyết định từ bỏ giấc mơ blouse trắng.
Một lần về quê, nhìn thấy đôi vợ chồng nông dân tát nước bằng gàu sòng giữa cánh đồng mưa lạnh, tôi chợt nhận ra có thể giúp người bằng cách chế tạo máy móc. Và tôi quyết định thi vào bách khoa, ngành cơ khí chế tạo máy. Từ những ngày ở ghế nhà trường, tôi làm các loại máy, thiết bị
(*) Theo ông bà, tôi chia cuộc đời mình thành các nhịp mười năm để luôn sống và làm việc trọn vẹn từng giây với tâm và thức. Tôi nghĩ nếu học mà không tạo ra được giá trị gì thì học càng nhiều sẽ nợ xã hội càng nhiều. (Chuyên gia tư vấn Lý Trường Chiến - Ảnh: Hà Thanh)
Tôi sinh ra trong một gia đình tràn ngập yêu thương mang sự pha trộn của hai dòng sông Hồng và Cửu Long. Một dạo, do kinh tế gia đình khó khăn, tôi đã làm nhiều nghề: bốc vác, chẻ củi, sửa điện thuê... ngoài giờ học.
Ước mơ áo blouse trắng
Tôi say mê sách. Mọi khoảng thời gian rỗi rãi tôi chúi mũi đọc sách, truyện, báo chí, thậm chí cả...giấy gói xôi. Càng đọc tôi càng nuôi lớn giấc mộng trở thành bác sĩ cứu người. Khi chuẩn bị thi đại học, tôi nghĩ: “Nếu nhiều đêm đang ngủ, bệnh nhân đến gõ cửa mình có cứu họ không?”.
Tôi tin mình sẽ mở cửa và đến chữa bệnh bởi tôi học y bảy năm để làm điều đó. Nhưng có lẽ lòng tôi sẽ vương chút khó chịu bởi giấc ngủ chưa trọn. Chỉ một chút lợn cợn trong lòng, tôi đã có lỗi lớn với bệnh nhân, chưa đủ y đức. Tôi quyết định từ bỏ giấc mơ blouse trắng.
Một lần về quê, nhìn thấy đôi vợ chồng nông dân tát nước bằng gàu sòng giữa cánh đồng mưa lạnh, tôi chợt nhận ra có thể giúp người bằng cách chế tạo máy móc. Và tôi quyết định thi vào bách khoa, ngành cơ khí chế tạo máy. Từ những ngày ở ghế nhà trường, tôi làm các loại máy, thiết bị
bán kiếm tiền và nâng cao kiến thức được học.
“Nghề nào chúng ta cũng phải xem trọng, giữa các nghề nghiệp không có sự phân biệt sang hèn, cao thấp. Bởi ở nấc thang cao nhất của nghề nghiệp, các vận động viên, nhà khoa học, ca sĩ, thậm chí một đầu bếp có tài... có khi còn được người dân coi trọng hơn một vị tổng thống (vì làm tổng thống cũng chỉ là một nghề). Và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp chính là leo lên các nấc thang đó. Khi tôi tự hỏi mình “làm điều này có lợi cho ai, có hại cho ai?”, lập tức tôi sẽ thấy mình không thể quyết định dễ dàng. Với tôi, chính cái tâm mới quyết định được những điều lớn lao”.
(**) “Tôi thông cảm với cảm giác của các bạn… cảm giác khi đề tài của mình chưa được đánh giá cao. Nhưng tôi tin các bạn cũng như tôi: hiểu mục đích hướng thiện đưa mình đến với các nghiên cứu khoa học, bởi đó mới thật sự là thành công của chúng ta" - TS. Ng Thanh Thủy.
Tâm mở và thức trống
Tốt nghiệp, nhiều thầy cô khuyến khích tôi ở lại trường làm phụ giảng. Nhưng vốn... thực dụng và cần chăm lo gia đình nên tôi đi làm. Tôi quan niệm học là mang nợ nên phải trả bằng cách tạo ra giá trị mới. Trong quá trình tạo ra giá trị mới, với tâm mở để trao để nhận yêu thương và thức trống để học hỏi, tôi tích lũy thêm kiến thức và vốn sống. Tôi nghĩ nếu học mà không tạo ra được giá trị gì thì học càng nhiều sẽ nợ xã hội càng nhiều.
Tôi “lăn” vào nhiều công ty, nhiều dự án. Có thời gian dài tôi quần quật làm việc 16-18 giờ/ngày. Ngoài công việc ở cơ quan, tôi nhận thêm đơn đặt hàng. Bằng sáng tạo, cách làm việc nhóm chân thành và lòng kiên trì, tôi vượt qua không ít giai đoạn khó khăn. Công việc tiến triển tốt.
Nhưng tôi nghĩ cá nhân cần thay đổi theo sự thay đổi của xã hội. Tôi chuyển sang lĩnh vực quản trị kinh doanh và công tác xã hội. Và dù chỉ học qua sách, học qua những người xung quanh, nhưng nhờ dấn thân vào thực tiễn tôi đã bắt kịp: - cách xây dựng đội ngũ tiếp thị, các chiến lược, tổ chức hệ thống, các hoạt động xã hội... (Tôi kinh qua hai chức vụ giám đốc tiếp thị chuyên nghiệp, giám đốc mãi vụ ở Công ty Unilever Vietnam)
Sau đó, tôi nghiệm ra quá trình chuyển thông tin thành kiến thức là qua trải nghiệm, chứng nghiệm và thực nghiệm. Nhiều chuyên gia quốc tế thành công với 40% kiến thức chuyên môn và 60% kỹ năng sống. Trong khi kỹ năng sống - đến từ việc học trong cuộc sống và rèn luyện mỗi ngày - lại chưa được quan tâm đúng mức.
Tháng 9-2006, tôi chọn con đường tư vấn quản trị, tái cấu trúc, chuyển giao kinh nghiệm, đào tạo cán bộ quản lý cấp trung và huấn luyện kỹ năng cho người trẻ.
Sống trọn vẹn từng khoảnh khắc
Có người nói, người nào công việc thành công thì cuộc sống riêng khó hạnh phúc. Nhưng tôi luôn tâm niệm cuộc sống cần trân trọng quá khứ, cháy hết mình với hiện tại và hướng đến tương lai. Tôi vẫn thường mang công việc về nhà và tự bớt xén thời gian riêng tư của mình vì công việc nhưng gia đình tôi luôn tràn ngập yêu thương. Con gái nhỏ của tôi cũng hiểu rằng, tôi luôn muốn sống trọn vẹn từng khoảnh khắc với gia đình. Tôi nghĩ hạnh phúc được cảm bằng chất, không phải lượng để đong - đo - tính - đếm.
Theo: (*) Chỉ làm khi đủ tâm - Chuyên gia tư vấn cao cấp Lý Trường Chiến (**) Gợi mở “nút thắt” cho cuộc sống (Nhịp sống trẻ/TTO).
“Nghề nào chúng ta cũng phải xem trọng, giữa các nghề nghiệp không có sự phân biệt sang hèn, cao thấp. Bởi ở nấc thang cao nhất của nghề nghiệp, các vận động viên, nhà khoa học, ca sĩ, thậm chí một đầu bếp có tài... có khi còn được người dân coi trọng hơn một vị tổng thống (vì làm tổng thống cũng chỉ là một nghề). Và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp chính là leo lên các nấc thang đó. Khi tôi tự hỏi mình “làm điều này có lợi cho ai, có hại cho ai?”, lập tức tôi sẽ thấy mình không thể quyết định dễ dàng. Với tôi, chính cái tâm mới quyết định được những điều lớn lao”.
(**) “Tôi thông cảm với cảm giác của các bạn… cảm giác khi đề tài của mình chưa được đánh giá cao. Nhưng tôi tin các bạn cũng như tôi: hiểu mục đích hướng thiện đưa mình đến với các nghiên cứu khoa học, bởi đó mới thật sự là thành công của chúng ta" - TS. Ng Thanh Thủy.
Tâm mở và thức trống
Tốt nghiệp, nhiều thầy cô khuyến khích tôi ở lại trường làm phụ giảng. Nhưng vốn... thực dụng và cần chăm lo gia đình nên tôi đi làm. Tôi quan niệm học là mang nợ nên phải trả bằng cách tạo ra giá trị mới. Trong quá trình tạo ra giá trị mới, với tâm mở để trao để nhận yêu thương và thức trống để học hỏi, tôi tích lũy thêm kiến thức và vốn sống. Tôi nghĩ nếu học mà không tạo ra được giá trị gì thì học càng nhiều sẽ nợ xã hội càng nhiều.
Tôi “lăn” vào nhiều công ty, nhiều dự án. Có thời gian dài tôi quần quật làm việc 16-18 giờ/ngày. Ngoài công việc ở cơ quan, tôi nhận thêm đơn đặt hàng. Bằng sáng tạo, cách làm việc nhóm chân thành và lòng kiên trì, tôi vượt qua không ít giai đoạn khó khăn. Công việc tiến triển tốt.
Nhưng tôi nghĩ cá nhân cần thay đổi theo sự thay đổi của xã hội. Tôi chuyển sang lĩnh vực quản trị kinh doanh và công tác xã hội. Và dù chỉ học qua sách, học qua những người xung quanh, nhưng nhờ dấn thân vào thực tiễn tôi đã bắt kịp: - cách xây dựng đội ngũ tiếp thị, các chiến lược, tổ chức hệ thống, các hoạt động xã hội... (Tôi kinh qua hai chức vụ giám đốc tiếp thị chuyên nghiệp, giám đốc mãi vụ ở Công ty Unilever Vietnam)
Sau đó, tôi nghiệm ra quá trình chuyển thông tin thành kiến thức là qua trải nghiệm, chứng nghiệm và thực nghiệm. Nhiều chuyên gia quốc tế thành công với 40% kiến thức chuyên môn và 60% kỹ năng sống. Trong khi kỹ năng sống - đến từ việc học trong cuộc sống và rèn luyện mỗi ngày - lại chưa được quan tâm đúng mức.
Tháng 9-2006, tôi chọn con đường tư vấn quản trị, tái cấu trúc, chuyển giao kinh nghiệm, đào tạo cán bộ quản lý cấp trung và huấn luyện kỹ năng cho người trẻ.
Sống trọn vẹn từng khoảnh khắc
Có người nói, người nào công việc thành công thì cuộc sống riêng khó hạnh phúc. Nhưng tôi luôn tâm niệm cuộc sống cần trân trọng quá khứ, cháy hết mình với hiện tại và hướng đến tương lai. Tôi vẫn thường mang công việc về nhà và tự bớt xén thời gian riêng tư của mình vì công việc nhưng gia đình tôi luôn tràn ngập yêu thương. Con gái nhỏ của tôi cũng hiểu rằng, tôi luôn muốn sống trọn vẹn từng khoảnh khắc với gia đình. Tôi nghĩ hạnh phúc được cảm bằng chất, không phải lượng để đong - đo - tính - đếm.
Nghi Quân tổng hợp (Hieuhoc.com)
Theo: (*) Chỉ làm khi đủ tâm - Chuyên gia tư vấn cao cấp Lý Trường Chiến (**) Gợi mở “nút thắt” cho cuộc sống (Nhịp sống trẻ/TTO).
Bài tương tự bạn quan tâm
Hành trang nghề thẩm định giá cho ai học trái ngành
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thông báo tuyển sinh y dược năm học 2014- 2015
- Thread starter yte hn
- Ngày bắt đầu
Kinh nghiệm tự tìm học bổng du học
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ tự túc
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bài học nghề nghiệp từ những ngôi sao nổi tiếng thế...
- Thread starter lovesuju2711
- Ngày bắt đầu
Lấy bằng Đại học Anh, Úc và Mỹ tại Malaysia
- Thread starter lovesuju2711
- Ngày bắt đầu