Cực tăng trưởng mới đầy tiềm năng
Bình Dương và Bình Phước đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và là cửa ngõ giao thương kết nối giữa Tây Nguyên với Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Đây là các khu vực kinh tế năng động bậc nhất của cả nước và hạ tầng giao thông đang phát triển mạnh nhằm tăng khả năng vận tải liên vùng và quốc tế.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, mặc dù gặp những khó khăn do Covid-19 Bình Phước đã thực hiện được mục tiêu kép "vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội". Cụ thể, kinh tế tăng trưởng 5,05%, mức tăng trưởng hiếm hoi trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành tăng trưởng âm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,868 tỷ USD, tăng 39,9%; thu hút đầu tư trong nước đạt 9.206 tỉ đồng (tăng 2,4 lần); thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 691 triệu USD, tăng 8,1 lần so với cùng kỳ 2020. Bình Phước đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp - xây dựng sẽ chiếm 46-48% GRDP.
Với Bình Dương, tính đến ngày 15-11-2021 đã thu hút được 2,069 tỷ USD vốn FDI,vượt 14,9% kế hoạch năm. Tính lũy kế đến nay, Bình Dương có 4.011 dự án FDI, tổng số vốn đăng ký là 37 tỷ USD. GRDP của tỉnh năm 2021 ước tăng 2,79% so với năm 2020; tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng đạt 68,12% - 21,42% - 3,1%.
Rõ ràng, Bình Dương và Bình Phước đang phát huy nội lực khá tốt với bệ đỡ là ngành công nghiệp. Lĩnh vực này tạo ra nhiều công ăn việc làm, hỗ trợ giao thương, phát triển dịch vụ của địa phương rất lớn. Thực tế, thời gian qua, hàng chục ngàn chuyên gia, công nhân kỹ thuật từ khắp nơi đang đổ về làm việc trong các khu công nghiệp tại hai địa phương này, qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội khá toàn diện.
Các khu/cụm công nghiệp đang dần lấp đầy tại Bình Phước.
Hệ thống giao thông đa kết nối
Nhằm tạo sự thông thương tốt nhất cho nhà đầu tư, tam giác kinh tế Đồng Xoài – Đồng Phú – Phú Giáo đã và đang đón một loạt dự án hạ tầng hiện đại, hứa hẹn tạo nên sự bứt phá. Theo đó, dự án nâng cấp, mở rộng ĐT741; dự án đường tạo lực Đồng Phú – Bình Dương; dự án Tân Uyên – Phú Giáo – Đồng Xoài… đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Bình Phước và Bình Dương, TPHCM cũng siết chặt hợp tác huy động nguồn lực triển khai dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một – Phú Giáo – Đồng Phú – Đồng Xoài.
Bên cạnh đó còn có các dự án xây dựng đường cao tốc nối với các tỉnh Tây Nguyên, đường Hồ Chí Minh, đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu, cầu Mã Đà kết nối đường 753 sang sân bay Long Thành và cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải, quốc lộ 14C kết nối Đắk Nông với Bình Phước qua Tây Ninh, Long An. Các dự án này khi hoàn thành sẽ kết nối hầu hết các khu/cụm công nghiệp, kết nối các tuyến ĐT 741, quốc lộ 13, quốc lộ 14 nhằm hình thành khu vực phát triển năng động bậc nhất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chưa hết, trong tương lai, tuyến đường sắt xuyên Á từ cửa khẩu quốc tế Hoa Lư kết nối với các nước châu Á cũng có thể được xây dựng. Cùng với đó, Bình Dương, Bình Phước sẽ tập trung phát triển hệ thống bến bãi, cảng cạn nhằm tạo ra lợi thế thuận lợi cho việc xuất, nhập khẩu hàng hóa liên vùng và xuyên Á.
Đường cao tốc kết nối liên vùng TPHCM – Thủ Dầu Một – Phú Giáo – Đồng Phú – Đồng Xoài đang thi công rất nhanh.
Để ngành công nghiệp phát triển, đến năm 2025 nằm trong nhóm các tỉnh phát triển nhanh và bền vững, Bình Phước đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển các khu/cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Trong giai đoạn 2021 -2025, nguồn lực đầu tư hạ tầng công nghiệp sẽ tập trung chủ yếu tại Đồng Xoài, Đồng Phú. Đây là các địa phương có vị trí thuận lợi, có ưu thế trong kết nối hạ tầng và thu hút lao động. Tầm nhìn 2050, công nghiệp sẽ phát triển đột phá tại Đồng Xoài, Đồng Phú và lan tỏa ra các địa bàn xung quanh.
Trong khi đó, Bình Dương đang triển khai chiến lược phát triển công nghiệp lên khu vực phía Bắc của tỉnh mà Phú Giáo là một điểm sáng. Cụ thể, Phú Giáo sẽ kết hợp với Đồng Phú, Đồng Xoài hình thành tam giác phát triển mới. Một loạt khu công nghiệp lớn đang tập trung trong tam giác này gồm Đồng Xoài 1, 2, 3, 4; VSIP 4; An Linh, Phước Hòa; Đồng Phú 1 và 2…
Đặc biệt, Đồng Phú đang đầu tư khu công nghiệp Becamex Đồng Phú diện tích lên đến 6.300ha, vốn đầu tư dự kiến lên đến 20 tỷ đô la Mỹ. Phú Giáo cũng có khu công nghiệp Vĩnh Lập quy mô 1.000 ha hoành tráng không kém. Như vậy, có thể dự báo về sự sôi động của tam giác "thủ phủ" phát triển công nghiệp Đồng Xoài – Đồng Phú – Phú Giáo lớn nhất phía Nam và cả nước. Cùng với đó, thị trường bất động sản tại đây sẽ đứng trước cơ hội chưa từng thấy trước đây.
Link bài gốc: Hình thành tam giác kinh tế Đồng Xoài – Đồng Phú – Phú Giáo
Bình Dương và Bình Phước đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và là cửa ngõ giao thương kết nối giữa Tây Nguyên với Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Đây là các khu vực kinh tế năng động bậc nhất của cả nước và hạ tầng giao thông đang phát triển mạnh nhằm tăng khả năng vận tải liên vùng và quốc tế.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, mặc dù gặp những khó khăn do Covid-19 Bình Phước đã thực hiện được mục tiêu kép "vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội". Cụ thể, kinh tế tăng trưởng 5,05%, mức tăng trưởng hiếm hoi trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành tăng trưởng âm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,868 tỷ USD, tăng 39,9%; thu hút đầu tư trong nước đạt 9.206 tỉ đồng (tăng 2,4 lần); thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 691 triệu USD, tăng 8,1 lần so với cùng kỳ 2020. Bình Phước đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp - xây dựng sẽ chiếm 46-48% GRDP.
Với Bình Dương, tính đến ngày 15-11-2021 đã thu hút được 2,069 tỷ USD vốn FDI,vượt 14,9% kế hoạch năm. Tính lũy kế đến nay, Bình Dương có 4.011 dự án FDI, tổng số vốn đăng ký là 37 tỷ USD. GRDP của tỉnh năm 2021 ước tăng 2,79% so với năm 2020; tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng đạt 68,12% - 21,42% - 3,1%.
Rõ ràng, Bình Dương và Bình Phước đang phát huy nội lực khá tốt với bệ đỡ là ngành công nghiệp. Lĩnh vực này tạo ra nhiều công ăn việc làm, hỗ trợ giao thương, phát triển dịch vụ của địa phương rất lớn. Thực tế, thời gian qua, hàng chục ngàn chuyên gia, công nhân kỹ thuật từ khắp nơi đang đổ về làm việc trong các khu công nghiệp tại hai địa phương này, qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội khá toàn diện.
Các khu/cụm công nghiệp đang dần lấp đầy tại Bình Phước.
Hệ thống giao thông đa kết nối
Nhằm tạo sự thông thương tốt nhất cho nhà đầu tư, tam giác kinh tế Đồng Xoài – Đồng Phú – Phú Giáo đã và đang đón một loạt dự án hạ tầng hiện đại, hứa hẹn tạo nên sự bứt phá. Theo đó, dự án nâng cấp, mở rộng ĐT741; dự án đường tạo lực Đồng Phú – Bình Dương; dự án Tân Uyên – Phú Giáo – Đồng Xoài… đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Bình Phước và Bình Dương, TPHCM cũng siết chặt hợp tác huy động nguồn lực triển khai dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một – Phú Giáo – Đồng Phú – Đồng Xoài.
Bên cạnh đó còn có các dự án xây dựng đường cao tốc nối với các tỉnh Tây Nguyên, đường Hồ Chí Minh, đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu, cầu Mã Đà kết nối đường 753 sang sân bay Long Thành và cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải, quốc lộ 14C kết nối Đắk Nông với Bình Phước qua Tây Ninh, Long An. Các dự án này khi hoàn thành sẽ kết nối hầu hết các khu/cụm công nghiệp, kết nối các tuyến ĐT 741, quốc lộ 13, quốc lộ 14 nhằm hình thành khu vực phát triển năng động bậc nhất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chưa hết, trong tương lai, tuyến đường sắt xuyên Á từ cửa khẩu quốc tế Hoa Lư kết nối với các nước châu Á cũng có thể được xây dựng. Cùng với đó, Bình Dương, Bình Phước sẽ tập trung phát triển hệ thống bến bãi, cảng cạn nhằm tạo ra lợi thế thuận lợi cho việc xuất, nhập khẩu hàng hóa liên vùng và xuyên Á.
Đường cao tốc kết nối liên vùng TPHCM – Thủ Dầu Một – Phú Giáo – Đồng Phú – Đồng Xoài đang thi công rất nhanh.
Để ngành công nghiệp phát triển, đến năm 2025 nằm trong nhóm các tỉnh phát triển nhanh và bền vững, Bình Phước đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển các khu/cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Trong giai đoạn 2021 -2025, nguồn lực đầu tư hạ tầng công nghiệp sẽ tập trung chủ yếu tại Đồng Xoài, Đồng Phú. Đây là các địa phương có vị trí thuận lợi, có ưu thế trong kết nối hạ tầng và thu hút lao động. Tầm nhìn 2050, công nghiệp sẽ phát triển đột phá tại Đồng Xoài, Đồng Phú và lan tỏa ra các địa bàn xung quanh.
Trong khi đó, Bình Dương đang triển khai chiến lược phát triển công nghiệp lên khu vực phía Bắc của tỉnh mà Phú Giáo là một điểm sáng. Cụ thể, Phú Giáo sẽ kết hợp với Đồng Phú, Đồng Xoài hình thành tam giác phát triển mới. Một loạt khu công nghiệp lớn đang tập trung trong tam giác này gồm Đồng Xoài 1, 2, 3, 4; VSIP 4; An Linh, Phước Hòa; Đồng Phú 1 và 2…
Đặc biệt, Đồng Phú đang đầu tư khu công nghiệp Becamex Đồng Phú diện tích lên đến 6.300ha, vốn đầu tư dự kiến lên đến 20 tỷ đô la Mỹ. Phú Giáo cũng có khu công nghiệp Vĩnh Lập quy mô 1.000 ha hoành tráng không kém. Như vậy, có thể dự báo về sự sôi động của tam giác "thủ phủ" phát triển công nghiệp Đồng Xoài – Đồng Phú – Phú Giáo lớn nhất phía Nam và cả nước. Cùng với đó, thị trường bất động sản tại đây sẽ đứng trước cơ hội chưa từng thấy trước đây.
Link bài gốc: Hình thành tam giác kinh tế Đồng Xoài – Đồng Phú – Phú Giáo
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng kho vật liệu trang trí nội thất Tân Thịnh Phát
- Thread starter TanThinhPhat2
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đua nhau báo lỗ, công ty tài chính đã hết thời?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điều gì tạo nên sức hút của đàn ông? Không phải...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu