TIN MỚI
Như Nhadautu.vn đã ghi nhận, một số ngân hàng vừa qua điều chỉnh giảm lãi suất huy động trong bối cảnh lạm phát 8 tháng năm 2021 tăng thấp, dịch bệnh COVID-19, tình trạng giãn cách của các địa phương tiếp tục kéo dài. Cùng với việc các ngân hàng đang phải chịu áp lực giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế, nhiều đồn đoán cho rằng, có thể sẽ có một đợt giảm lãi suất huy động trên diện rộng và quy mô lớn hơn.
Cho tới thời điểm hiện tại, hiện tượng lãi suất giảm chủ yếu diễn ra ở nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh và mức giảm không quá lớn, dao động từ 0,2-0,4%/năm. Theo nhận định của một số chuyên gia tài chính, dựa trên tình hình thực tế thì đây chỉ là hiện tượng mang tính thời điểm và diễn ra ở một số ngân hàng đang cần cơ cấu lại nguồn vốn.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho rằng diễn biến giảm lãi suất huy động thời điểm hiện tại chỉ mang tính cục bộ ở một số ngân hàng đang cân đối đầu vào, đầu ra, không phải là xu hướng của toàn thị trường.
"Thực tế tiền gửi của dân cư vào ngân hàng trong 8 tháng đầu năm tăng rất thấp (khoảng 3%), tiền gửi của doanh nghiệp tăng khoảng gần 5%, trung bình tiền gửi chỉ tăng 4%. Trong khi đó, lạm phát 8 tháng tuy thấp nhưng vẫn đang trên đà tăng và tăng thấp chủ yếu do lực cầu yếu, vòng quay tiền chậm lại vì thế áp lực lạm phát vẫn còn. Cùng với đó xu thế các nước bắt đầu tăng lãi suất trở lại thì rất khó để giảm lãi suất huy động diễn ra trên diện rộng và sâu", ông Lực nói.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng cũng nhận định việc một số ngân hàng giảm lãi suất cho vay là tốt và phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng giảm lãi suất huy động lại là một vấn đề lớn, cần xem xét trên nhiều khía cạnh.
"Giảm lãi suất huy động là điều mà người gửi tiền không mong muốn. Tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng rất chậm trong 8 tháng đầu năm, nếu bây giờ các ngân hàng giảm lãi suất thì e rằng tiền gửi khách hàng cá nhân sẽ tiếp tục giảm, tạo ra mất cân bằng thanh khoản", ông Hiếu nhận định.
Theo ông Hiếu, trong bối cảnh hiện tại, tình hình kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái khi 3 lĩnh vực trọng yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng chậm lại, cần những giải pháp đột phá, chưa có tiền lệ từ chính sách tiền tệ.
Theo đó, NHNN cần bơm thêm tiền để cứu sống người dân và doanh nghiệp đang rất khó khăn và nới rộng chỉ tiêu lạm phát thêm khoảng 1% (hiện chỉ tiêu Quốc hội thông qua là khoảng 4%).
"NHNN nên xem xét làm đầu mối để giúp các ngân hàng thành lập một Tổ hợp tín dụng khoảng 300.000 tỷ đồng để cho vay với lãi suất thấp chỉ 5%. Đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn của tổ hợp tín dụng trên là từ dòng vốn CASA có lãi suất huy động rất thấp của các ngân hàng thương mại. Cơ quan quản lý sẽ buộc tất cả các ngân hàng thương mại phải tham gia vào với tỷ lệ khoảng 3% trên tổng dư nợ của mỗi ngân hàng. Hình thức cho vay chủ yếu là tín chấp trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền của doanh nghiệp. Nếu cần Tổ hợp tín dụng có thể kết nối với các Quỹ bảo lãnh tín dụng để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng", ông Hiếu đề xuất.
Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay đã giảm bao nhiêu so với trước dịch?
Nhà đầu tư
Link bài gốc: Giảm lãi suất huy động có thành xu hướng?
Như Nhadautu.vn đã ghi nhận, một số ngân hàng vừa qua điều chỉnh giảm lãi suất huy động trong bối cảnh lạm phát 8 tháng năm 2021 tăng thấp, dịch bệnh COVID-19, tình trạng giãn cách của các địa phương tiếp tục kéo dài. Cùng với việc các ngân hàng đang phải chịu áp lực giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế, nhiều đồn đoán cho rằng, có thể sẽ có một đợt giảm lãi suất huy động trên diện rộng và quy mô lớn hơn.
Cho tới thời điểm hiện tại, hiện tượng lãi suất giảm chủ yếu diễn ra ở nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh và mức giảm không quá lớn, dao động từ 0,2-0,4%/năm. Theo nhận định của một số chuyên gia tài chính, dựa trên tình hình thực tế thì đây chỉ là hiện tượng mang tính thời điểm và diễn ra ở một số ngân hàng đang cần cơ cấu lại nguồn vốn.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho rằng diễn biến giảm lãi suất huy động thời điểm hiện tại chỉ mang tính cục bộ ở một số ngân hàng đang cân đối đầu vào, đầu ra, không phải là xu hướng của toàn thị trường.
"Thực tế tiền gửi của dân cư vào ngân hàng trong 8 tháng đầu năm tăng rất thấp (khoảng 3%), tiền gửi của doanh nghiệp tăng khoảng gần 5%, trung bình tiền gửi chỉ tăng 4%. Trong khi đó, lạm phát 8 tháng tuy thấp nhưng vẫn đang trên đà tăng và tăng thấp chủ yếu do lực cầu yếu, vòng quay tiền chậm lại vì thế áp lực lạm phát vẫn còn. Cùng với đó xu thế các nước bắt đầu tăng lãi suất trở lại thì rất khó để giảm lãi suất huy động diễn ra trên diện rộng và sâu", ông Lực nói.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng cũng nhận định việc một số ngân hàng giảm lãi suất cho vay là tốt và phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng giảm lãi suất huy động lại là một vấn đề lớn, cần xem xét trên nhiều khía cạnh.
"Giảm lãi suất huy động là điều mà người gửi tiền không mong muốn. Tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng rất chậm trong 8 tháng đầu năm, nếu bây giờ các ngân hàng giảm lãi suất thì e rằng tiền gửi khách hàng cá nhân sẽ tiếp tục giảm, tạo ra mất cân bằng thanh khoản", ông Hiếu nhận định.
Theo ông Hiếu, trong bối cảnh hiện tại, tình hình kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái khi 3 lĩnh vực trọng yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng chậm lại, cần những giải pháp đột phá, chưa có tiền lệ từ chính sách tiền tệ.
Theo đó, NHNN cần bơm thêm tiền để cứu sống người dân và doanh nghiệp đang rất khó khăn và nới rộng chỉ tiêu lạm phát thêm khoảng 1% (hiện chỉ tiêu Quốc hội thông qua là khoảng 4%).
"NHNN nên xem xét làm đầu mối để giúp các ngân hàng thành lập một Tổ hợp tín dụng khoảng 300.000 tỷ đồng để cho vay với lãi suất thấp chỉ 5%. Đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn của tổ hợp tín dụng trên là từ dòng vốn CASA có lãi suất huy động rất thấp của các ngân hàng thương mại. Cơ quan quản lý sẽ buộc tất cả các ngân hàng thương mại phải tham gia vào với tỷ lệ khoảng 3% trên tổng dư nợ của mỗi ngân hàng. Hình thức cho vay chủ yếu là tín chấp trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền của doanh nghiệp. Nếu cần Tổ hợp tín dụng có thể kết nối với các Quỹ bảo lãnh tín dụng để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng", ông Hiếu đề xuất.
Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay đã giảm bao nhiêu so với trước dịch?
Nhà đầu tư
Link bài gốc: Giảm lãi suất huy động có thành xu hướng?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau kỳ nghỉ lễ, một ngân hàng lớn giảm mạnh 1% lãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giảm lãi suất 'chìa khoá' thúc đẩy tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia: Từ nay đến cuối năm, lãi suất cho vay...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất giảm sâu, dòng tiền có chảy vào bất động sản?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu