CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư FPT (FPT Capital) thông báo đã bán toàn bộ 783.322 cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – Mã: TPB), tương đương 0,049% vốn điều lệ ngân hàng.
Giao dịch được thực hiện bằng phương thức khớp lệnh. Thời gian thực hiện giao dịch từ 30/1 đến 28/2. Sau giao dịch, FPT Capital không còn nắm giữ cổ phần tại TPBank.
Hiện ông Shuzo Shikata - Thành viên HĐQT FPT Capital đang đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT TPBank. Trong khi bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Tổng Giám đốc FPT Capital cũng đồng thời là Thành viên Ban kiểm soát TPBank.
Trước đó, FPT Capital đã đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu TPB tương đương 0,063% vốn điều lệ ngân hàng. Tuy nhiên công ty chỉ giao dịch được 216.678 cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận do chưa đạt kỳ vọng về giá. 783.322 cổ phiếu còn lại tiếp tục được FPT Capital đăng ký bán trong thời gian từ 12/12/2022 đến 10/1/2023 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận nhưng không hoàn tất do chưa đạt kỳ vọng về giá.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/2, giá cổ phiếu TPB dừng ở mức 23.300 đồng/cp. Ước tính theo mức giá này, FPT Capital có thể thu về hơn 18 tỷ đồng.
Trong khi đó, Công đoàn TPBank vừa thông báo đăng ký mua 227.000 cổ phiếu TPB qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch là từ 3/3 đến 31/3.
Mục đích giao dịch là chuyển quyền sở hữu do Công đoàn TPBank mua lại cổ phiếu TPB đã phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty năm 2020 của cán bộ nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu.
Nếu giao dịch thành công, Công đoàn TPBank sẽ nắm giữ tổng cộng 704.440 cổ phiếu, tương đương 0,04453% vốn điều lệ ngân hàng.
Về TPBank, ngân hàng kết thúc năm 2022 với lợi nhuận đạt 7.828 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2021. Tổng tài sản của ngân hàng ghi nhận tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước, cán mốc gần 329 nghìn tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong năm nay đạt trên 15.600 tỷ đồng, tăng hơn 15,5% so với năm 2021. Lãi thuần từ dịch vụ đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, tăng gần 75% so với cùng kỳ.
TPBank dự kiến chốt danh sách cổ đông vào ngày 21/3 để trả cổ tức 25% bằng tiền mặt, tương ứng 2.500 đồng/cp. Thời gian chi trả dự kiến là ngày 3/4. Đây là lần đầu tiên TPBank trả cổ tức bằng tiền mặt kể từ năm 2012.
Trong văn bản xin ý kiến cổ đông, TPBank cho biết kể từ năm 2012, ngân hàng phải tái cơ cấu bắt buộc theo yêu cầu của Chính phủ và NHNN. Trong 10 năm tái cơ cấu, ngân hàng đã không chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, mà dành nguồn lực để tăng vốn điều lệ. Đến nay, xét thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ổn định, có bề dày và phát triển an toàn, lành mạnh, cũng như để tri ân cổ đông, HĐQT ngân hàng đã đưa ra kế hoạch trả cổ tức nêu trên.
Với gần 1,582 tỷ cổ phiếu đang lưu hành và không có cổ phiếu quỹ, ước tính TPBank sẽ chi khoảng 3.955 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
TPBank lùi ngày trả cổ tức bằng tiền mặt
Link bài gốc: FPT Capital đã bán toàn bộ cổ phiếu TPB nắm giữ
Giao dịch được thực hiện bằng phương thức khớp lệnh. Thời gian thực hiện giao dịch từ 30/1 đến 28/2. Sau giao dịch, FPT Capital không còn nắm giữ cổ phần tại TPBank.
Hiện ông Shuzo Shikata - Thành viên HĐQT FPT Capital đang đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT TPBank. Trong khi bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Tổng Giám đốc FPT Capital cũng đồng thời là Thành viên Ban kiểm soát TPBank.
Trước đó, FPT Capital đã đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu TPB tương đương 0,063% vốn điều lệ ngân hàng. Tuy nhiên công ty chỉ giao dịch được 216.678 cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận do chưa đạt kỳ vọng về giá. 783.322 cổ phiếu còn lại tiếp tục được FPT Capital đăng ký bán trong thời gian từ 12/12/2022 đến 10/1/2023 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận nhưng không hoàn tất do chưa đạt kỳ vọng về giá.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/2, giá cổ phiếu TPB dừng ở mức 23.300 đồng/cp. Ước tính theo mức giá này, FPT Capital có thể thu về hơn 18 tỷ đồng.
Trong khi đó, Công đoàn TPBank vừa thông báo đăng ký mua 227.000 cổ phiếu TPB qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch là từ 3/3 đến 31/3.
Mục đích giao dịch là chuyển quyền sở hữu do Công đoàn TPBank mua lại cổ phiếu TPB đã phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty năm 2020 của cán bộ nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu.
Nếu giao dịch thành công, Công đoàn TPBank sẽ nắm giữ tổng cộng 704.440 cổ phiếu, tương đương 0,04453% vốn điều lệ ngân hàng.
Về TPBank, ngân hàng kết thúc năm 2022 với lợi nhuận đạt 7.828 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2021. Tổng tài sản của ngân hàng ghi nhận tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước, cán mốc gần 329 nghìn tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong năm nay đạt trên 15.600 tỷ đồng, tăng hơn 15,5% so với năm 2021. Lãi thuần từ dịch vụ đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, tăng gần 75% so với cùng kỳ.
TPBank dự kiến chốt danh sách cổ đông vào ngày 21/3 để trả cổ tức 25% bằng tiền mặt, tương ứng 2.500 đồng/cp. Thời gian chi trả dự kiến là ngày 3/4. Đây là lần đầu tiên TPBank trả cổ tức bằng tiền mặt kể từ năm 2012.
Trong văn bản xin ý kiến cổ đông, TPBank cho biết kể từ năm 2012, ngân hàng phải tái cơ cấu bắt buộc theo yêu cầu của Chính phủ và NHNN. Trong 10 năm tái cơ cấu, ngân hàng đã không chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, mà dành nguồn lực để tăng vốn điều lệ. Đến nay, xét thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ổn định, có bề dày và phát triển an toàn, lành mạnh, cũng như để tri ân cổ đông, HĐQT ngân hàng đã đưa ra kế hoạch trả cổ tức nêu trên.
Với gần 1,582 tỷ cổ phiếu đang lưu hành và không có cổ phiếu quỹ, ước tính TPBank sẽ chi khoảng 3.955 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
TPBank lùi ngày trả cổ tức bằng tiền mặt
Link bài gốc: FPT Capital đã bán toàn bộ cổ phiếu TPB nắm giữ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
FPT.AI khẳng định vị thế tiên phong tại thị trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Loạt “ông lớn” FPT, Sungroup, Novaland, Hòa Phát...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến xấu hổ khi gặp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cận cảnh nhà thờ tổ họ Bùi 3,5ha lớn nhất Việt Nam...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
FPT Capital: Tin tưởng và đầu tư bền vững vào bất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình: “Ngành BĐS...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu