Định giá tài sản vô hình để góp vốn cổ phần

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Hỏi: Tôi và mấy người bạn định thành lập một công ty cổ phần. Mỗi người trong chúng tôi có một số bí quyết nghề nghiệp, bí quyết công nghệ, tri thức và kinh nghiệm thị trường, các mối quan hệ xã hội, mà theo chúng tôi đó là những tài sản có giá trị và quan trọng hơn là vốn góp bằng tiền cho công ty. Vậy làm thế nào để cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận các tài sản đó và định giá cho chúng tôi trong vốn góp của các cổ đông?
Nguyễn Lâm (Bách Khoa, Hà Nội)
Trả lời: Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, có rất nhiều thứ vô hình nhưng lại hoàn toàn có khả năng trở thành tài sản để kinh doanh kiếm lời. Theo Mục 4, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”.
Điều 30 Luật doanh nghiệp về Định giá tài sản góp vốn có quy định:
1. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Việc định giá các tài sản đó như thế nào? Với công ty đang thành lập, các cổ đông sáng lập sẽ đánh giá giá trị các tài sản đó trên cơ sở nhất trí. Để khách quan, cũng có thể mời một công ty đánh giá chuyên nghiệp, nhưng kết quả phải được sự nhất trí của các cổ đông sáng lập.
LS. Bạch Tuyết Hoa
(VPLS Phúc Thọ, 23 Hồ Đắc Di, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội)
Theo An Ninh Thủ Đô
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,113
Bài viết
63,332
Thành viên
86,294
Thành viên mới nhất
noithatdiemnhan1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN