[FLOATLEFT]
[/FLOATLEFT]
Đến thời điểm hiện tại, bức tranh về tình hình kinh doanh của các DN niêm yết năm 2009 về cơ bản đã được phác họa đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề định giá cổ phiếu giai đoạn này không còn phụ thuộc vào lợi nhuận năm nay là bao nhiêu, mà lại là câu hỏi về bức tranh hoạt động năm 2010 với khá nhiều biến số!Từ ví dụ DRCNăm 2009, DRC là một trường hợp điển hình về các "ấn tượng" trên thị trường! Lợi nhuận tăng đột biến ở mức ấn tượng, tốc độ tăng giá ấn tượng? Và giờ đây đó là tốc độ giảm giá cũng ấn tượng! Từ mức giá 16.200 đồng/cp vào ngày 16/2/2009, mức giá thấp nhất của DRC tính đến thời điểm này, cổ phiếu DRC đã có khi lên tới mức cao nhất là 180.000 đồng/cp ngày 30/9/2009. Tăng giá 1.111% sau hơn 7 tháng, đó quả thực là mức tăng giá ấn tượng mà không cổ phiếu nào trên TTCK Việt Nam đạt được cùng thời điểm trên. Và đương nhiên, mức giá này cũng ghi nhận "thành tích" của việc DRC đạt mức lợi nhuận ấn tượng: 297 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm! Lợi nhuận 9 tháng bằng 530% lợi nhuận cả năm liền trước đó (51,789 tỷ đồng). 3 tháng cuối năm 2009, HĐQT Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận 30 đồng và theo lãnh đạo DN, đến thời điểm này, chắc chắn DRC vượt kế hoạch đề ra, với con số lợi nhuận ước cả năm gần 400 tỷ đồng. Như vậy. EPS năm 2009 của cổ phiếu DRC ước tính tối thiểu 21.255 đồng.
Tuy nhiên, cũng thời điểm này, giá DRC bắt đầu giảm dần. Phiên giao dịch ngày hôm qua (10/12), cổ phiếu DRC đóng cửa ở mức giá 104.000 đồng/cp, tương đương với mức P/E forward cuối năm 2009 chỉ hơn 4,9 lần. Nhiều người cho rằng, với kỳ vọng lợi nhuận năm 2009 như hiện tại, giá cổ phiếu DRC hiện tại ở mức quá thấp. Tuy nhiên, nếu ngoại trừ khả năng rủi ro hệ thống, liệu cổ phiếu DRC có thể tiếp tục giảm giá?
Trao đổi với bà Phạm Thị Thoa, Kế toán trưởng DRC, thì nguyên nhân chính của việc đạt lợi nhuận đột biến năm 2009 nằm ở 3 vấn đề: một là do giá nguyên vật liệu năm 2009 liên tục có xu hướng tăng, hai là Công ty được hưởng lợi từ gói kích cầu và thứ ba là bản thân DN tăng trưởng lượng sản xuất so với năm 2008. Theo đó, nguyên nhân mang tính khách quan (tất nhiên, phải đi kèm với khả năng chớp cơ hội của lãnh đạo DN) là việc giá nguyên vật liệu năm 2009 liên tục thay đổi theo hướng càng cuối năm càng tăng. Ban lãnh đạo DN đã kịp thời ký hợp đồng mua nguyên vật liệu lượng khá lớn cho năm, nên đã mang lại lợi nhuận đột biến (theo bà Thoa có đến gần 200 tỷ đồng lợi nhuận đến từ việc chênh lệch giá nguyên vật liệu). Ngoài ra, việc Chính phủ ban hành gói kích cầu cũng giúp hoạt động kinh doanh của Công ty thuận lợi đáng kể (một phần do ưu đãi lãi suất vốn vay, phần khác, do ưu đãi thuế suất thuế VAT cho một số mặt hàng) cũng giúp Công ty tăng lợi nhuận. Về nguyên nhân chủ quan, năm 2009, DRC đã tăng được 10% lượng sản xuất và lượng tiêu thụ tăng so với năm 2008 (bán hết hàng tồn kho năm 2008 và lượng sản xuất năm 2009).
Tuy nhiên, với 3 yếu tố tạo nên thành công của năm 2009 như trên liệu năm 2010, DRC có thể duy trì các yếu tố này? Thứ nhất, về sản lượng sản xuất. Công ty cũng chủ trương tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 10%. Tuy nhiên, gói kích cầu của Chính phủ liên quan đến chính sách tài khóa (như việc áp thuế suất VAT ở mức thấp 5% với một số mặt hàng) liệu có được duy trì? Một nguyên nhân quan trọng hơn, năm 2009, khoảng 200 tỷ đồng lợi nhuận đến từ chênh lệch giá nguyên vật liệu, nhưng rất khó để điều đó được duy trì vào năm 2010, do giá dầu hiện tại đã ở mức xấp xỉ 80 USD/thùng. Và với những dự báo đó, kế hoạch lợi nhuận năm 2010 của DRC sơ bộ khoảng 150 tỷ đồng, tương đương EPS khoảng 9.750 đồng. Khi đó với mức giá 104.000 đồng/cp như hiện tại, P/E của DRC cho năm sau khoảng 10,7 lần. Đây có thể là giải thích hợp lý cho mức giá hiện tại của cổ phiếu này cho diễn biến những ngày qua.
...cần cái nhìn 2010
Rõ ràng, đến thời điểm này, khả năng để DN niêm yết đưa ra cơn số lợi nhuận đột biến năm 2009 là khó xảy ra. Với việc thị trường ngày một trở nên minh bạch hơn, thông tin DN kịp thời, cập nhật hơn, thì NĐT, bằng con đường chính thống hoặc thông tin kiểu "rỉ tai" đã có thể vẽ bức tranh lợi nhuận của các DN. Nếu đột biến lợi nhuận có thể xảy ra, chỉ có thể thuộc về nhóm các DN có đầu tư tài chính (đột biến giảm do khoản trích lập dự phòng ngoài dự kiến nếu VN-Index không tăng trở lại) hoặc các DN có dự án bất động sản, thanh lý tài sản (đột biến tăng). Do NĐT đang bắt đầu định giá lại cổ phiếu trên cơ sở kỳ vọng lợi nhuận năm 2010, nên khả năng giá cổ phiếu của một số DN bị điều chỉnh giảm đến mức P/E 2009 về khoảng 2 - 3 lần là hoàn toàn có thể xảy ra. Dù vậy, 20 ngày cuối năm 2009 không phải là quá dài để khả năng DN bất ngờ thay đổi kế hoạch lợi nhuận. Điều NĐT cần lúc này là một kế hoạch sơ bộ năm 2010 của các DN để có thể định giá cổ phiếu chính xác hơn.
Hiện tại, nhiều NĐT tổ chức đã bắt đầu thực hiện chương trình xúc tiến tìm hiểu về DN để có kế hoạch mua cổ phiếu cho năm sau, vì trên thực tế, không ít DN có EPS năm 2009 thấp, nhưng nếu mua ở mức giá hiện tại, P/E cho các năm từ 2010 trở đi thậm chí về khoảng 3 lần. Nhưng để làm được điều đó NĐT cần có sự hỗ trợ tốt hơn của DN, với việc cởi mở hơn trong đưa ra các kế hoạch kinh doanh dài hơi, thay vì chỉ là con số ước tính của năm hiện thời.
Theo Bùi Sưởng - Đầu tư chứng khoán điện tử
Bài tương tự bạn quan tâm
“Nếu Doanh nghiệp có 20 thửa đất ở 20 tỉnh khác...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TP.HCM: Định giá lại khu đất công đang xây dựng dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thẩm định giá các dự án sai phạm tại bán đảo Sơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bộ Tài chính chấn chỉnh nhiều vi phạm trong hoạt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thẩm định giá, hiện trạng tài sản Happyland lại...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giới thẩm định giá ASEAN tìm cơ hội hợp tác ở Nha Trang
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu