Ngày 15/6, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư về Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Danh mục này được áp dụng từ ngày 30/7.
Nhiều ngành nghề nghệ thuật lần đầu xuất hiện trong danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trình độ trung cấp gồm nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế, dân ca, diễn viên kịch - điện ảnh, biểu diễn xiếc…
Diễn viên kịch - điện ảnh là ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Các ngành nghề được bổ sung ở trình độ cao đẳng có giáo viên huấn luyện xiếc, nghệ thuật biểu diễn dân ca, biểu diễn xiếc, diễn viên kịch - điện ảnh, diễn viên sân khấu kịch hát, diễn viên múa, thanh nhạc, chỉ huy âm nhạc…
Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới được ban hành nhằm mục đích cập nhật, bổ sung những ngành, nghề học có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà trong thực tế đào tạo mới phát sinh, hoặc những công việc của ngành, nghề trong quá trình học tập, thực hành, thực tập liên quan và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Việc ban hành danh mục mới tạo điều kiện để người học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước khi học tập và giảng dạy những ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Đạo diễn, NSƯT Bùi Trung Hải nhận định đây là tin vui với đông đảo nghệ sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. "Các diễn viên, đặc biệt là diễn viên điện ảnh thường làm việc trong điều kiện vất vả, khắc nghiệt về thời tiết, địa hình... Trong khi đó, quy định chi tiết về an toàn lao động cho diễn viên còn hạn chế", NSƯT Bùi Trung Hải bày tỏ với Tiền Phong.
Tuy nhiên, nam đạo diễn cho rằng cần có sự quan tâm sâu sát, tổng thể hơn nữa của cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành học diễn viên kịch - điện ảnh nói riêng và các loại hình nghệ thuật, đội ngũ văn nghệ sĩ nói chung.
Chấn thương, tai nạn trong quá trình luyện tập là điều khó tránh trong quá trình học để theo đuổi nghề biểu diễn xiếc.
NSND Tống Toàn Thắng - Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam - khẳng định thông tư mới ban hành về ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thể hiện sự quan tâm kịp thời của nhà nước với ngành học có đặc thù như biểu diễn xiếc.
"Tôi mong rằng đây là tiền đề để thu hút những tài năng trẻ đến với xiếc. Các em có thêm sự quan tâm, hỗ trợ trong quá trình học nghề, từ đó đảm bảo nguồn nhân lực đầu ra cho Liên đoàn Xiếc Việt Nam và các đoàn nghệ thuật biểu diễn", NSND Tống Toàn Thắng nói.
Tiêu chí xác định ngành, nghề học là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được dựa trên sự kế thừa việc xây dựng và thực hiện Thông tư số 36/2017/TTBLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp trình độ cao đẳng và trên cơ sở tổng kết, nghiên cứu thực tiễn, đề xuất từ các bộ, ngành, địa phương.
Ngành, nghề học được coi là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi có thời gian thực hành, thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo có liên quan đến các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chiếm trên 50% so với tổng thời lượng của chương trình đào tạo của ngành, nghề đó.
Link bài gốc: Diễn viên điện ảnh, xiếc thuộc ngành học 'nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm'
Nhiều ngành nghề nghệ thuật lần đầu xuất hiện trong danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trình độ trung cấp gồm nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế, dân ca, diễn viên kịch - điện ảnh, biểu diễn xiếc…
Diễn viên kịch - điện ảnh là ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Các ngành nghề được bổ sung ở trình độ cao đẳng có giáo viên huấn luyện xiếc, nghệ thuật biểu diễn dân ca, biểu diễn xiếc, diễn viên kịch - điện ảnh, diễn viên sân khấu kịch hát, diễn viên múa, thanh nhạc, chỉ huy âm nhạc…
Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới được ban hành nhằm mục đích cập nhật, bổ sung những ngành, nghề học có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà trong thực tế đào tạo mới phát sinh, hoặc những công việc của ngành, nghề trong quá trình học tập, thực hành, thực tập liên quan và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Việc ban hành danh mục mới tạo điều kiện để người học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước khi học tập và giảng dạy những ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Đạo diễn, NSƯT Bùi Trung Hải nhận định đây là tin vui với đông đảo nghệ sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. "Các diễn viên, đặc biệt là diễn viên điện ảnh thường làm việc trong điều kiện vất vả, khắc nghiệt về thời tiết, địa hình... Trong khi đó, quy định chi tiết về an toàn lao động cho diễn viên còn hạn chế", NSƯT Bùi Trung Hải bày tỏ với Tiền Phong.
Tuy nhiên, nam đạo diễn cho rằng cần có sự quan tâm sâu sát, tổng thể hơn nữa của cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành học diễn viên kịch - điện ảnh nói riêng và các loại hình nghệ thuật, đội ngũ văn nghệ sĩ nói chung.
Chấn thương, tai nạn trong quá trình luyện tập là điều khó tránh trong quá trình học để theo đuổi nghề biểu diễn xiếc.
NSND Tống Toàn Thắng - Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam - khẳng định thông tư mới ban hành về ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thể hiện sự quan tâm kịp thời của nhà nước với ngành học có đặc thù như biểu diễn xiếc.
"Tôi mong rằng đây là tiền đề để thu hút những tài năng trẻ đến với xiếc. Các em có thêm sự quan tâm, hỗ trợ trong quá trình học nghề, từ đó đảm bảo nguồn nhân lực đầu ra cho Liên đoàn Xiếc Việt Nam và các đoàn nghệ thuật biểu diễn", NSND Tống Toàn Thắng nói.
Tiêu chí xác định ngành, nghề học là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được dựa trên sự kế thừa việc xây dựng và thực hiện Thông tư số 36/2017/TTBLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp trình độ cao đẳng và trên cơ sở tổng kết, nghiên cứu thực tiễn, đề xuất từ các bộ, ngành, địa phương.
Ngành, nghề học được coi là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi có thời gian thực hành, thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo có liên quan đến các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chiếm trên 50% so với tổng thời lượng của chương trình đào tạo của ngành, nghề đó.
Link bài gốc: Diễn viên điện ảnh, xiếc thuộc ngành học 'nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm'
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Diễn biến mới nhất thị trường nhà đất Bình Định
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bất động sản Đà Nẵng, Quảng Nam diễn biến “lạ”
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
HUD Sơn Tây góp phần thay đổi diện mạo Thị xã Sơn Tây
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chủ mới của PG Bank sắp lộ diện?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người đàn ông khoe "vớt" được khúc gỗ đen sì dài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu