TIN MỚI
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết thời gian qua, thành phố đã tập trung triển khai thực hiện các chủ trương, dự án, nhiệm vụ lớn, trong đó có việc lập quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch thủ đô). Việc lập quy hoạch thủ đô và điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch chung) sẽ được báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10-2023.
Nỗ lực để kịp tiến độ
Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch vào tháng 3-2022, cả hệ thống chính trị TP Hà Nội đã vào cuộc. Tháng 4-2022, UBND thành phố đã có quyết định giao Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức lập quy hoạch thủ đô. UBND thành phố cũng ban hành kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể và mốc thời gian hoàn thành đối với các phần việc, đơn vị liên quan.
PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng Hà Nội phải xác định rõ tầm nhìn chiến lược, chú trọng những tiềm năng, lợi thế của mình để có giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng. Để hiện thực hóa các quy hoạch lớn, Hà Nội cần có cơ chế vượt trội, mang tính mở đường.
Theo ông Lê Ngọc Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, với sự phối hợp của các sở, ngành, viện đã khẩn trương triển khai, hoàn thành các đầu việc quan trọng như: hoàn thiện dự toán chi phí lập quy hoạch thủ đô và được phê duyệt; tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm lập quy hoạch tại một số tỉnh, thành: Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang. Viện cũng đã xây dựng và được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch thủ đô.
Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đã tham mưu cho UBND thành phố tổ chức 30 cuộc họp để triển khai công tác chuẩn bị lập quy hoạch. Viện đã làm việc với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn báo cáo chuẩn bị công tác lập quy hoạch theo đề cương yêu cầu; tổ chức đoàn khảo sát kinh nghiệm lập quy hoạch tại một số tỉnh, thành.
Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội còn tham mưu cho UBND thành phố xây dựng đề cương định hướng quy hoạch thủ đô. Đề cương này - dự thảo lần thứ 9 - đã được Thường trực Thành ủy thông qua, chuẩn bị báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố trong tháng 4-2023.
Đặt chất lượng lên hàng đầu
Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Hà Nội, cho biết từ nay đến trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố sẽ chỉ đạo thực hiện 8 bước hoàn thiện quy hoạch thủ đô.
Đề cương định hướng quy hoạch thủ đô gồm 3 nội dung: Phạm vi quy hoạch, sự cần thiết xây dựng đề cương và định hướng cụ thể. Đáng chú ý, về quan điểm tổ chức không gian, đề cương nêu rõ quy hoạch phải bảo đảm hài hòa, hợp lý, có bản sắc của thủ đô ngàn năm văn hiến. Bên cạnh đó, mở rộng không gian đô thị xanh, hiện đại, thông minh, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của nông thôn Bắc Bộ.
Quy hoạch thủ đô sẽ chú trọng 3 nội dung quan trọng về không gian. Trong đó, ngoài 2 thành phố trực thuộc và 3 khu vực không gian (không gian ngầm, không gian xanh, không gian công cộng), Hà Nội còn dự kiến xác định 3 trục phát triển quan trọng, gồm: sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm; Hồ Tây - Ba Vì kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; Nhật Tân - Nội Bài là trục đô thị thông minh.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng quy hoạch thủ đô và quy hoạch chung là 2 quy hoạch rất quan trọng, sẽ định hình diện mạo, con đường phát triển của thủ đô trong những năm tới. Do đó, dù tiến độ gấp, phải làm nhanh nhưng chất lượng vẫn phải là yếu tố hàng đầu. Quá trình xây dựng phải khớp với nhau để bảo đảm tính khả thi.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, quy hoạch trước hết phải định vị thủ đô trong tương lai là văn hiến, văn minh, hiện đại. Do đó, quy hoạch lần này phải tạo ra nguồn lực mới để xây dựng và phát triển thủ đô, tạo ra những cực tăng trưởng mới, trong đó có 2 thành phố trực thuộc (thành phố phía Bắc gồm Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn; thành phố phía Tây gồm Hòa Lạc, Xuân Mai).
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh về định hướng không gian với 3 trục phát triển quan trọng theo đề cương. Trong tính toán không gian phải nghĩ rộng ra, đặt Hà Nội trong liên kết vùng thủ đô. Phải nghiên cứu thêm về hạ tầng, kết nối được Hà Nội với các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc bằng đường sắt...
Chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
Thời gian qua, công tác lập quy hoạch thủ đô đã đạt được những kết quả tích cực nhưng khối lượng công việc còn lại rất lớn, trong khi yêu cầu thời hạn đến tháng 10-2023 phải trình Quốc hội. Để triển khai kịp thời, bảo đảm chất lượng và tiến độ công việc, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đã đề nghị các sở, ngành, địa phương tích cực phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Một trong những công việc quan trọng được giới chuyên gia và dư luận quan tâm hiện nay là lựa chọn đơn vị tư vấn chất lượng để lập quy hoạch thủ đô. Đây là khâu khó khăn và cũng là điểm nghẽn trong thực tế. Đến nay, gói thầu số 3 - tư vấn lập quy hoạch thủ đô (giá dự toán 119,345 tỉ đồng) đã được đấu thầu rộng rãi qua mạng và mở thầu ngày 17-3. Các hồ sơ dự thầu đang được thẩm định, đánh giá; dự kiến cuối tháng 4-2023 kết thúc thời gian đánh giá hồ sơ và tiến hành ký hợp đồng tư vấn vào tháng 5-2023.
Dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô, vành đai 3 TP. HCM trong diện giám sát năm 2024
Link bài gốc: Diện mạo thủ đô sẽ ra sao?
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết thời gian qua, thành phố đã tập trung triển khai thực hiện các chủ trương, dự án, nhiệm vụ lớn, trong đó có việc lập quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch thủ đô). Việc lập quy hoạch thủ đô và điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch chung) sẽ được báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10-2023.
Nỗ lực để kịp tiến độ
Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch vào tháng 3-2022, cả hệ thống chính trị TP Hà Nội đã vào cuộc. Tháng 4-2022, UBND thành phố đã có quyết định giao Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức lập quy hoạch thủ đô. UBND thành phố cũng ban hành kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể và mốc thời gian hoàn thành đối với các phần việc, đơn vị liên quan.
PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng Hà Nội phải xác định rõ tầm nhìn chiến lược, chú trọng những tiềm năng, lợi thế của mình để có giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng. Để hiện thực hóa các quy hoạch lớn, Hà Nội cần có cơ chế vượt trội, mang tính mở đường.
Theo ông Lê Ngọc Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, với sự phối hợp của các sở, ngành, viện đã khẩn trương triển khai, hoàn thành các đầu việc quan trọng như: hoàn thiện dự toán chi phí lập quy hoạch thủ đô và được phê duyệt; tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm lập quy hoạch tại một số tỉnh, thành: Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang. Viện cũng đã xây dựng và được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch thủ đô.
Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đã tham mưu cho UBND thành phố tổ chức 30 cuộc họp để triển khai công tác chuẩn bị lập quy hoạch. Viện đã làm việc với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn báo cáo chuẩn bị công tác lập quy hoạch theo đề cương yêu cầu; tổ chức đoàn khảo sát kinh nghiệm lập quy hoạch tại một số tỉnh, thành.
Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội còn tham mưu cho UBND thành phố xây dựng đề cương định hướng quy hoạch thủ đô. Đề cương này - dự thảo lần thứ 9 - đã được Thường trực Thành ủy thông qua, chuẩn bị báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố trong tháng 4-2023.
Đặt chất lượng lên hàng đầu
Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Hà Nội, cho biết từ nay đến trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố sẽ chỉ đạo thực hiện 8 bước hoàn thiện quy hoạch thủ đô.
Đề cương định hướng quy hoạch thủ đô gồm 3 nội dung: Phạm vi quy hoạch, sự cần thiết xây dựng đề cương và định hướng cụ thể. Đáng chú ý, về quan điểm tổ chức không gian, đề cương nêu rõ quy hoạch phải bảo đảm hài hòa, hợp lý, có bản sắc của thủ đô ngàn năm văn hiến. Bên cạnh đó, mở rộng không gian đô thị xanh, hiện đại, thông minh, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của nông thôn Bắc Bộ.
Quy hoạch thủ đô sẽ chú trọng 3 nội dung quan trọng về không gian. Trong đó, ngoài 2 thành phố trực thuộc và 3 khu vực không gian (không gian ngầm, không gian xanh, không gian công cộng), Hà Nội còn dự kiến xác định 3 trục phát triển quan trọng, gồm: sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm; Hồ Tây - Ba Vì kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; Nhật Tân - Nội Bài là trục đô thị thông minh.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng quy hoạch thủ đô và quy hoạch chung là 2 quy hoạch rất quan trọng, sẽ định hình diện mạo, con đường phát triển của thủ đô trong những năm tới. Do đó, dù tiến độ gấp, phải làm nhanh nhưng chất lượng vẫn phải là yếu tố hàng đầu. Quá trình xây dựng phải khớp với nhau để bảo đảm tính khả thi.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, quy hoạch trước hết phải định vị thủ đô trong tương lai là văn hiến, văn minh, hiện đại. Do đó, quy hoạch lần này phải tạo ra nguồn lực mới để xây dựng và phát triển thủ đô, tạo ra những cực tăng trưởng mới, trong đó có 2 thành phố trực thuộc (thành phố phía Bắc gồm Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn; thành phố phía Tây gồm Hòa Lạc, Xuân Mai).
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh về định hướng không gian với 3 trục phát triển quan trọng theo đề cương. Trong tính toán không gian phải nghĩ rộng ra, đặt Hà Nội trong liên kết vùng thủ đô. Phải nghiên cứu thêm về hạ tầng, kết nối được Hà Nội với các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc bằng đường sắt...
Chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
Thời gian qua, công tác lập quy hoạch thủ đô đã đạt được những kết quả tích cực nhưng khối lượng công việc còn lại rất lớn, trong khi yêu cầu thời hạn đến tháng 10-2023 phải trình Quốc hội. Để triển khai kịp thời, bảo đảm chất lượng và tiến độ công việc, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đã đề nghị các sở, ngành, địa phương tích cực phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Một trong những công việc quan trọng được giới chuyên gia và dư luận quan tâm hiện nay là lựa chọn đơn vị tư vấn chất lượng để lập quy hoạch thủ đô. Đây là khâu khó khăn và cũng là điểm nghẽn trong thực tế. Đến nay, gói thầu số 3 - tư vấn lập quy hoạch thủ đô (giá dự toán 119,345 tỉ đồng) đã được đấu thầu rộng rãi qua mạng và mở thầu ngày 17-3. Các hồ sơ dự thầu đang được thẩm định, đánh giá; dự kiến cuối tháng 4-2023 kết thúc thời gian đánh giá hồ sơ và tiến hành ký hợp đồng tư vấn vào tháng 5-2023.
Dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô, vành đai 3 TP. HCM trong diện giám sát năm 2024
Link bài gốc: Diện mạo thủ đô sẽ ra sao?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Diễn biến mới nhất thị trường nhà đất Bình Định
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bất động sản Đà Nẵng, Quảng Nam diễn biến “lạ”
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
HUD Sơn Tây góp phần thay đổi diện mạo Thị xã Sơn Tây
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chủ mới của PG Bank sắp lộ diện?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người đàn ông khoe "vớt" được khúc gỗ đen sì dài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu