TIN MỚI
Việt Nam may mắn có được khí hậu, địa hình và hệ sinh thái đa dạng để cây cỏ sinh sôi, phát triển tốt. Nhờ vậy, chúng ta có biết bao loại thực phẩm hay vị thuốc thiên nhiên cực tốt, dù chỉ mọc dại nhưng lại có tác dụng trị bệnh hiệu quả, khi sang nước ngoài chúng bỗng trở thành "hàng hiếm", bán giá cắt cổ vẫn được tìm mua ầm ầm.
Trái tầm bóp được bày bán tại các siêu thị nước ngoài.
Trái tầm bóp (hay còn gọi là trái thù lù hay trái lồng đèn) cũng là một trong số đó. Ở Việt Nam, nó thường mọc dại ở bờ, bụi nhưng khi sang Nhật Bản và Trung Quốc, trái tầm bóp này có giá lên tới khoảng 700k/kg. Người Nhật mua trái tầm bóp về để ăn, nấu canh, hoặc dùng như một vị thuốc có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt…
Trong Đông y, tầm bóp cũng là một loại thuốc quý
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, không chỉ quả tầm bóp mà tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều có thể sử dụng để trị bệnh. Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho. Ngoài ra, loại quả này còn có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt.
Trong Đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi thấp, tán kết... Chủ trị các chứng bệnh cảm sốt, tiểu đường, viêm họng , khan tiếng, ho khan hoặc ho có đờm, thủy đậu, ban đỏ, nóng trong, nôn ói, sưng đau yết hầu, bệnh tay chân miệng.
Theo y học hiện đại, cây tầm bóp có những tác dụng như kháng khuẩn, giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp, chống co thắt, chống nấm, chống đông máu…
Dưới đây là những cách sử dụng tầm bóp để trị bệnh:
1. Chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm
- Chuẩn bị 50g cây tầm bóp tươi. Nếu dùng khô thì lấy 15g.
- Đem cây tầm bóp đi rửa sạch, sắc với 500ml chia uống nhiều lần trong ngày.
- Bạn nên kiên trì dùng thuốc liên tiếp trong ít nhất 3 đến 5 ngày để có được kết quả mong muốn.
Cây tầm bóp có thể tận dụng để trị nhiều bệnh.
2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Chuẩn bị 20-30g rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn, chu sa.
- Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi nấu chung với nhau trong khoảng 20 phút. Gạn lấy nước uống mỗi ngày một lần. Mỗi liệu trình dùng thuốc cần uống liên tục trong 5-7 ngày.
3. Điều trị tay chân miệng, nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu
- Dùng 50-100g tầm bóp tươi (tương đương 15–30g cây khô. Đem sắc thuốc lấy nước đặc uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
4. Hỗ trợ điều trị các loại ung thư phổi, ruột, gan, cổ tử cung, vòm họng, mũi
- Lấy 30g cây tầm bóp khô, 40g cây bách giải. Cho 2 nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 700ml thì ngưng. Chia ra uống 2 hoặc 3 lần trong ngày.
5. Cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật
- Lấy lượng đủ dùng lá và đọt non cây tầm bóp tươi. Đem nguyên liệu đi nấu canh hoặc luộc ăn thay rau trong bữa chính. Mỗi tuần ăn 2-3 lần để nâng cao thể trạng, góp phần phòng chống ung thư , tiểu đường và các bệnh lý khác.
6. Trị mụn nhọt
- Dùng cây tầm bóp tươi đem giã rồi vắt lấy nước để uống hằng ngày, bã cây đắp nơi bệnh.
7. Trị nhọt vú, đinh độc
- Dùng 40–80g tầm bóp tươi đem giã nát vắt lấy nước uống còn bã đắp ngoài. Có thể nấu nước cây tầm bóp để rửa hằng ngày.
Lưu ý:
- Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, cây tầm bóp là dược liệu tự nhiên lành tính nhưng dùng lâu dài cũng không tốt. Trước khi dùng tốt nhất nên tham khảo ý kiến, liều lượng của thầy thuốc.
- Nếu trong quá trình điều trị bạn thấy cơ thể có các biểu hiện xấu như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn… thì nên ngưng uống ngay.
Nếu trong quá trình điều trị bạn thấy cơ thể có các biểu hiện xấu như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn… thì nên ngưng uống ngay.
- Phụ nữ mang thai, trẻ em cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng.
- Trong thời gian đang điều trị bằng thuốc tây, cần thận trọng khi sử dụng cây tầm bóp vì chúng có thể làm giảm tác dụng của nhau hoặc gây ra những tác dụng phụ không tốt.
- Cuối cùng, lương y Sáng khuyến cáo cây tầm bóp rất dễ bị nhầm lẫn với lu lu đực - một loại cây chứa độc tố solanin.
Đặc điểm phân biệt: Nếu như hoa tầm bóp thường mọc đơn độc, khi chín quả màu đỏ hoặc vàng thì hoa cây lu lu đực lại mọc thành chùm, quả có màu đen. Mọi người cần lưu ý điều này để mua cho đúng.
Loại cây mọc hoang bờ bụi ở Việt Nam là “thuốc quý bậc nhất” bảo vệ gan và mật
Nhịp sống Việt
Link bài gốc: Đây là loại quả mà người Việt chỉ coi là cỏ dại, sang Nhật được tôn như "thảo dược quý" chữa đủ thứ bệnh, bán giá 700k/kg vẫn cháy hàng
Việt Nam may mắn có được khí hậu, địa hình và hệ sinh thái đa dạng để cây cỏ sinh sôi, phát triển tốt. Nhờ vậy, chúng ta có biết bao loại thực phẩm hay vị thuốc thiên nhiên cực tốt, dù chỉ mọc dại nhưng lại có tác dụng trị bệnh hiệu quả, khi sang nước ngoài chúng bỗng trở thành "hàng hiếm", bán giá cắt cổ vẫn được tìm mua ầm ầm.
Trái tầm bóp được bày bán tại các siêu thị nước ngoài.
Trái tầm bóp (hay còn gọi là trái thù lù hay trái lồng đèn) cũng là một trong số đó. Ở Việt Nam, nó thường mọc dại ở bờ, bụi nhưng khi sang Nhật Bản và Trung Quốc, trái tầm bóp này có giá lên tới khoảng 700k/kg. Người Nhật mua trái tầm bóp về để ăn, nấu canh, hoặc dùng như một vị thuốc có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt…
Trong Đông y, tầm bóp cũng là một loại thuốc quý
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, không chỉ quả tầm bóp mà tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều có thể sử dụng để trị bệnh. Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho. Ngoài ra, loại quả này còn có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt.
Trong Đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi thấp, tán kết... Chủ trị các chứng bệnh cảm sốt, tiểu đường, viêm họng , khan tiếng, ho khan hoặc ho có đờm, thủy đậu, ban đỏ, nóng trong, nôn ói, sưng đau yết hầu, bệnh tay chân miệng.
Theo y học hiện đại, cây tầm bóp có những tác dụng như kháng khuẩn, giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp, chống co thắt, chống nấm, chống đông máu…
Dưới đây là những cách sử dụng tầm bóp để trị bệnh:
1. Chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm
- Chuẩn bị 50g cây tầm bóp tươi. Nếu dùng khô thì lấy 15g.
- Đem cây tầm bóp đi rửa sạch, sắc với 500ml chia uống nhiều lần trong ngày.
- Bạn nên kiên trì dùng thuốc liên tiếp trong ít nhất 3 đến 5 ngày để có được kết quả mong muốn.
Cây tầm bóp có thể tận dụng để trị nhiều bệnh.
2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Chuẩn bị 20-30g rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn, chu sa.
- Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi nấu chung với nhau trong khoảng 20 phút. Gạn lấy nước uống mỗi ngày một lần. Mỗi liệu trình dùng thuốc cần uống liên tục trong 5-7 ngày.
3. Điều trị tay chân miệng, nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu
- Dùng 50-100g tầm bóp tươi (tương đương 15–30g cây khô. Đem sắc thuốc lấy nước đặc uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
4. Hỗ trợ điều trị các loại ung thư phổi, ruột, gan, cổ tử cung, vòm họng, mũi
- Lấy 30g cây tầm bóp khô, 40g cây bách giải. Cho 2 nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 700ml thì ngưng. Chia ra uống 2 hoặc 3 lần trong ngày.
5. Cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật
- Lấy lượng đủ dùng lá và đọt non cây tầm bóp tươi. Đem nguyên liệu đi nấu canh hoặc luộc ăn thay rau trong bữa chính. Mỗi tuần ăn 2-3 lần để nâng cao thể trạng, góp phần phòng chống ung thư , tiểu đường và các bệnh lý khác.
6. Trị mụn nhọt
- Dùng cây tầm bóp tươi đem giã rồi vắt lấy nước để uống hằng ngày, bã cây đắp nơi bệnh.
7. Trị nhọt vú, đinh độc
- Dùng 40–80g tầm bóp tươi đem giã nát vắt lấy nước uống còn bã đắp ngoài. Có thể nấu nước cây tầm bóp để rửa hằng ngày.
Lưu ý:
- Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, cây tầm bóp là dược liệu tự nhiên lành tính nhưng dùng lâu dài cũng không tốt. Trước khi dùng tốt nhất nên tham khảo ý kiến, liều lượng của thầy thuốc.
- Nếu trong quá trình điều trị bạn thấy cơ thể có các biểu hiện xấu như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn… thì nên ngưng uống ngay.
Nếu trong quá trình điều trị bạn thấy cơ thể có các biểu hiện xấu như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn… thì nên ngưng uống ngay.
- Phụ nữ mang thai, trẻ em cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng.
- Trong thời gian đang điều trị bằng thuốc tây, cần thận trọng khi sử dụng cây tầm bóp vì chúng có thể làm giảm tác dụng của nhau hoặc gây ra những tác dụng phụ không tốt.
- Cuối cùng, lương y Sáng khuyến cáo cây tầm bóp rất dễ bị nhầm lẫn với lu lu đực - một loại cây chứa độc tố solanin.
Đặc điểm phân biệt: Nếu như hoa tầm bóp thường mọc đơn độc, khi chín quả màu đỏ hoặc vàng thì hoa cây lu lu đực lại mọc thành chùm, quả có màu đen. Mọi người cần lưu ý điều này để mua cho đúng.
Loại cây mọc hoang bờ bụi ở Việt Nam là “thuốc quý bậc nhất” bảo vệ gan và mật
Nhịp sống Việt
Link bài gốc: Đây là loại quả mà người Việt chỉ coi là cỏ dại, sang Nhật được tôn như "thảo dược quý" chữa đủ thứ bệnh, bán giá 700k/kg vẫn cháy hàng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Căn nhà hơn 5 tỉ, rao bán chưa đầy hai tuần đã có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giảm lãi suất 'chìa khoá' thúc đẩy tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xem ngày lành tháng tốt 3/9/2023: Đây là một trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu