TIN MỚI
Đũa gỗ là vật dụng không thể nào thiếu trong bữa cơm gia đình của người Việt, thế nhưng không phải ai cũng biết bảo quản chúng đúng cách, thay chúng đúng thời điểm... Nếu phạm phải những sai lầm nghiêm trọng dưới đây khi dùng đũa thì sức khỏe của người ăn chắc chắn sẽ bị đe dọa.
1. Dùng đũa gỗ suốt nhiều năm không thay: Mất vệ sinh, làm hại sức khỏe
Không ít gia đình Việt Nam cho rằng đũa gỗ là vật dụng có độ bền cao, chỉ cần rửa sạch là có thể dùng hàng chục năm, nếu chúng không bị gãy hỏng thì không cần thay mới. Thực tế, đũa gỗ chỉ có hạn sử dụng trong vòng 3-6 tháng, sau thời gian trên chúng sẽ bị mủn, mục. Những thớ đũa bị nứt ra là "ổ chứa" vi khuẩn và cặn thức ăn thừa, nếu tiếp tục sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe.
2. Thấy đũa gỗ bị mốc mà vẫn tiếp tục sử dụng: Gây ngộ độc, ung thư
Bàn giải về đũa gỗ, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên cán bộ khoa Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay: Đũa gỗ thường được làm từ nguyên liệu tre non, tre già, gỗ bền... Nguyên liệu tre non thì rất dễ hỏng, còn tre già và gỗ thì lại khó rửa sạch, thức ăn dễ bám vào. Hơn nữa, thói quen rửa đũa cẩu thả, gom đũa thành nắm rồi rửa, bảo quản đũa ở môi trường ẩm ướt... cũng có thể làm sản sinh vi khuẩn trên đũa, hơn nữa còn khiến đũa bị mốc.
Nấm mốc xuất hiện trên đũa có thể phát tán mầm bệnh vào khu vực nhà bếp hay mâm cơm. Nguy hiểm nhất là khi nó có chứa độc tố là aflatoxin. Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính (liều khoảng 10mg có thể gây chết người) thì aflatoxin còn được WHO đánh giá là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan .
3. Dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác: Lan truyền vi khuẩn HP
Thói quen dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác tưởng chừng là một hành động rất lịch sự trong mâm cơm, nhưng thực chất lại không khác nào một cách "lây truyền vi khuẩn" cho nhau.
Thực ra, theo bác sĩ Nguyễn Đình Bình (Cao đẳng Y Hà Nội), trong khoang miệng của chúng ta vốn dĩ có chứa rất nhiều vi khuẩn. Đó có thể là Helicobacter pylori (HP), viêm gan A, viêm gan E, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn quai bị… Khi chúng ta dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác, vi khuẩn này sẽ đi theo dịch tiêu hóa bám trên đũa và dính vào thức ăn của người đối diện. Bình thường thì vi khuẩn HP không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày .
Cần lưu ý gì khi dùng đũa gỗ?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, đũa gỗ không phải loại đồ vật gây hại, chỉ là do chúng ta sử dụng sai cách nên mới làm tăng nguy cơ gây bệnh. Vị chuyên gia khuyên các gia đình mỗi tuân nên luộc đũa trong nước sôi 100 độ C trong vòng nửa tiếng. Sau đó mang đũa đi phơi ở nơi khô ráo rồi mới đem đi cất vào tủ bát.
Khi rửa, cần nhớ không được gom đũa lại thành nắm rồi rửa, cách rửa đũa này dễ khiến cặn thức ăn đọng lại trong từng thớ gỗ của đũa, không chỉ dễ sinh vi khuẩn mà còn có thể gây lây nhiễm chéo bệnh. Thay vào đó, các bà nội trợ nên dội qua đũa bằng nước sạch trước, sau đó dùng miếng giẻ rửa bát kỳ cọ từng chiếc đũa một. Khi phát hiện đũa có dấu hiệu nấm, mốc thì nên dứt khoát vứt đi.
5 món ngon giúp loại bỏ mỡ nội tạng tốt ngang với việc tập thể dục
Nhịp Sống Việt
Link bài gốc: Đây là kiểu dùng đũa ăn cơm vô cùng độc hại của nhiều người Việt, cần phải thay đổi gấp trước khi nó làm tổn thương sức khỏe của bạn
Đũa gỗ là vật dụng không thể nào thiếu trong bữa cơm gia đình của người Việt, thế nhưng không phải ai cũng biết bảo quản chúng đúng cách, thay chúng đúng thời điểm... Nếu phạm phải những sai lầm nghiêm trọng dưới đây khi dùng đũa thì sức khỏe của người ăn chắc chắn sẽ bị đe dọa.
1. Dùng đũa gỗ suốt nhiều năm không thay: Mất vệ sinh, làm hại sức khỏe
Không ít gia đình Việt Nam cho rằng đũa gỗ là vật dụng có độ bền cao, chỉ cần rửa sạch là có thể dùng hàng chục năm, nếu chúng không bị gãy hỏng thì không cần thay mới. Thực tế, đũa gỗ chỉ có hạn sử dụng trong vòng 3-6 tháng, sau thời gian trên chúng sẽ bị mủn, mục. Những thớ đũa bị nứt ra là "ổ chứa" vi khuẩn và cặn thức ăn thừa, nếu tiếp tục sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe.
2. Thấy đũa gỗ bị mốc mà vẫn tiếp tục sử dụng: Gây ngộ độc, ung thư
Bàn giải về đũa gỗ, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên cán bộ khoa Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay: Đũa gỗ thường được làm từ nguyên liệu tre non, tre già, gỗ bền... Nguyên liệu tre non thì rất dễ hỏng, còn tre già và gỗ thì lại khó rửa sạch, thức ăn dễ bám vào. Hơn nữa, thói quen rửa đũa cẩu thả, gom đũa thành nắm rồi rửa, bảo quản đũa ở môi trường ẩm ướt... cũng có thể làm sản sinh vi khuẩn trên đũa, hơn nữa còn khiến đũa bị mốc.
Nấm mốc xuất hiện trên đũa có thể phát tán mầm bệnh vào khu vực nhà bếp hay mâm cơm. Nguy hiểm nhất là khi nó có chứa độc tố là aflatoxin. Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính (liều khoảng 10mg có thể gây chết người) thì aflatoxin còn được WHO đánh giá là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan .
3. Dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác: Lan truyền vi khuẩn HP
Thói quen dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác tưởng chừng là một hành động rất lịch sự trong mâm cơm, nhưng thực chất lại không khác nào một cách "lây truyền vi khuẩn" cho nhau.
Thực ra, theo bác sĩ Nguyễn Đình Bình (Cao đẳng Y Hà Nội), trong khoang miệng của chúng ta vốn dĩ có chứa rất nhiều vi khuẩn. Đó có thể là Helicobacter pylori (HP), viêm gan A, viêm gan E, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn quai bị… Khi chúng ta dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác, vi khuẩn này sẽ đi theo dịch tiêu hóa bám trên đũa và dính vào thức ăn của người đối diện. Bình thường thì vi khuẩn HP không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày .
Cần lưu ý gì khi dùng đũa gỗ?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, đũa gỗ không phải loại đồ vật gây hại, chỉ là do chúng ta sử dụng sai cách nên mới làm tăng nguy cơ gây bệnh. Vị chuyên gia khuyên các gia đình mỗi tuân nên luộc đũa trong nước sôi 100 độ C trong vòng nửa tiếng. Sau đó mang đũa đi phơi ở nơi khô ráo rồi mới đem đi cất vào tủ bát.
Khi rửa, cần nhớ không được gom đũa lại thành nắm rồi rửa, cách rửa đũa này dễ khiến cặn thức ăn đọng lại trong từng thớ gỗ của đũa, không chỉ dễ sinh vi khuẩn mà còn có thể gây lây nhiễm chéo bệnh. Thay vào đó, các bà nội trợ nên dội qua đũa bằng nước sạch trước, sau đó dùng miếng giẻ rửa bát kỳ cọ từng chiếc đũa một. Khi phát hiện đũa có dấu hiệu nấm, mốc thì nên dứt khoát vứt đi.
5 món ngon giúp loại bỏ mỡ nội tạng tốt ngang với việc tập thể dục
Nhịp Sống Việt
Link bài gốc: Đây là kiểu dùng đũa ăn cơm vô cùng độc hại của nhiều người Việt, cần phải thay đổi gấp trước khi nó làm tổn thương sức khỏe của bạn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Căn nhà hơn 5 tỉ, rao bán chưa đầy hai tuần đã có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giảm lãi suất 'chìa khoá' thúc đẩy tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xem ngày lành tháng tốt 3/9/2023: Đây là một trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu