Toán học là bộ môn đòi hỏi tính chính xác cao. Tuy nhiên ở một số bài toán mẹo, toán đố, nhiều khi trẻ nhỏ không thể nghĩ đáp án theo phương thức thông thường mà cần phải liên tưởng sâu rộng hơn để rèn luyện tư duy logic. Cũng chính vì vậy, nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" đã xảy ra trong quá trình trẻ học toán. Một số trường hợp là do đề bài chưa chặt chẽ, khiến học sinh bối rối, phụ huynh và giáo viên tranh cãi. Chẳng hạn như một bài toán ở Trung Quốc dưới đây.
Theo đó, học sinh nhận được bài toán "Đại bàng và gà": "7 đứa trẻ chơi trò "đại bàng và gà". 3 chú gà con bị bắt, hỏi còn mấy chú gà con?". Em học sinh đã trả lời đáp án là 2 (7 (gà + đại bàng) - 1 (đại bàng) - 3 (gà con) - 1 (gà mẹ) = 2 (gà con).
Sở dĩ em học sinh đưa ra đáp án là 2, bởi thực tế, đàn gà con phải có mẹ đi cùng và chúng ta vẫn quen với hình ảnh gà mẹ dang cánh bảo vệ con khỏi đại bàng, diều hâu.
Tuy nhiên cô giáo khi chấm bài đã gạch sai và điền lại đáp án đúng là 3!
Bài toán Đại bàng và gà gây tranh cãi.
Câu trả lời được cô giáo đưa ra là trong sách giáo khoa không đề cập gà mái mẹ. Điều này khiến phụ huynh bức xúc cho rằng: "Sao có thể không có gà mẹ? Nếu không có gà mẹ thì đại bàng bắt hết gà con rồi? Đề bài cần suy ra từ thực tế". Phụ huynh cũng cho rằng, giáo viên có thể cho học sinh chơi thử trò "đại bàng và gà" trong giờ thể dục để xem có thể thiếu vắng vai trò của gà mẹ được không?
Ngay sau đó, phụ huynh đã đăng bài toán này lên mạng xã hội và nhận được nhiều lượt quan tâm từ các bậc phụ huynh khác. Không ít người cho rằng, cách đặt câu hỏi có vấn đề và người đặt câu hỏi thực chất chưa chơi trò này bao giờ.
Một số ý kiến lại cho rằng, với loại câu hỏi gây tranh cãi kiểu này không nên có đáp án chuẩn. Em nào điền 2 thì không được trọn điểm, em nào điền 3 thì được trọn điểm. Tuy nhiên dù như nào thì trẻ cũng không thể hiểu câu hỏi thực sự cũng như bản chất trò chơi trên. Nhiều phụ huynh thậm chí còn chế giễu câu hỏi toán học này như: "Ra đề kiểu này là dạy con tính tự lập, tự bảo vệ mình ngay từ nhỏ", "Gà mẹ đi chơi tít mít ở đâu để con phải đương đầu nguy hiểm như vậy? Đúng là bà mẹ gà tắc trách",...
Với bài toán gây tranh cãi này, một số giáo viên ở Trung Quốc cũng đã lên tiếng. Một số nói không nên tính gà mái mẹ và đáp án đúng nên là 3. Bên cạnh đó, không ít ý kiến bênh vực đáp án 2 sẽ luyện tư duy cho trẻ hơn.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài toán này?
Nguồn: Sohu
Bài Toán hình loạn não, ai ngờ qua tay học sinh Việt Nam "nhắm mắt" giải vèo 2 giây là ra
Link bài gốc: Đây là bài toán lớp 1 khiến phụ huynh và giáo viên tranh cãi dữ dội: Nhiều người bất bình khi nghe đáp án 'chính xác'
Theo đó, học sinh nhận được bài toán "Đại bàng và gà": "7 đứa trẻ chơi trò "đại bàng và gà". 3 chú gà con bị bắt, hỏi còn mấy chú gà con?". Em học sinh đã trả lời đáp án là 2 (7 (gà + đại bàng) - 1 (đại bàng) - 3 (gà con) - 1 (gà mẹ) = 2 (gà con).
Sở dĩ em học sinh đưa ra đáp án là 2, bởi thực tế, đàn gà con phải có mẹ đi cùng và chúng ta vẫn quen với hình ảnh gà mẹ dang cánh bảo vệ con khỏi đại bàng, diều hâu.
Tuy nhiên cô giáo khi chấm bài đã gạch sai và điền lại đáp án đúng là 3!

Bài toán Đại bàng và gà gây tranh cãi.
Câu trả lời được cô giáo đưa ra là trong sách giáo khoa không đề cập gà mái mẹ. Điều này khiến phụ huynh bức xúc cho rằng: "Sao có thể không có gà mẹ? Nếu không có gà mẹ thì đại bàng bắt hết gà con rồi? Đề bài cần suy ra từ thực tế". Phụ huynh cũng cho rằng, giáo viên có thể cho học sinh chơi thử trò "đại bàng và gà" trong giờ thể dục để xem có thể thiếu vắng vai trò của gà mẹ được không?
Ngay sau đó, phụ huynh đã đăng bài toán này lên mạng xã hội và nhận được nhiều lượt quan tâm từ các bậc phụ huynh khác. Không ít người cho rằng, cách đặt câu hỏi có vấn đề và người đặt câu hỏi thực chất chưa chơi trò này bao giờ.
Một số ý kiến lại cho rằng, với loại câu hỏi gây tranh cãi kiểu này không nên có đáp án chuẩn. Em nào điền 2 thì không được trọn điểm, em nào điền 3 thì được trọn điểm. Tuy nhiên dù như nào thì trẻ cũng không thể hiểu câu hỏi thực sự cũng như bản chất trò chơi trên. Nhiều phụ huynh thậm chí còn chế giễu câu hỏi toán học này như: "Ra đề kiểu này là dạy con tính tự lập, tự bảo vệ mình ngay từ nhỏ", "Gà mẹ đi chơi tít mít ở đâu để con phải đương đầu nguy hiểm như vậy? Đúng là bà mẹ gà tắc trách",...
Với bài toán gây tranh cãi này, một số giáo viên ở Trung Quốc cũng đã lên tiếng. Một số nói không nên tính gà mái mẹ và đáp án đúng nên là 3. Bên cạnh đó, không ít ý kiến bênh vực đáp án 2 sẽ luyện tư duy cho trẻ hơn.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài toán này?
Nguồn: Sohu
Bài Toán hình loạn não, ai ngờ qua tay học sinh Việt Nam "nhắm mắt" giải vèo 2 giây là ra
Link bài gốc: Đây là bài toán lớp 1 khiến phụ huynh và giáo viên tranh cãi dữ dội: Nhiều người bất bình khi nghe đáp án 'chính xác'
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Căn nhà hơn 5 tỉ, rao bán chưa đầy hai tuần đã có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giảm lãi suất 'chìa khoá' thúc đẩy tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xem ngày lành tháng tốt 3/9/2023: Đây là một trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu