Tại chương trình “Bí mật đồng tiền mùa 2 - Số 20: Nhà băng không lạnh”, phát sóng trên nền tảng VTV Digital, Host Ngọc Trinh - Finance Lady, đã đặt câu hỏi cho các khách mời về tình hình kinh doanh các ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển vọng cổ phiếu ngân hàng trong phần còn lại của năm 2023.
Ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc TPBank cho biết, ngành ngân hàng vẫn đang rất khó khăn do thu nhập từ lãi và ngoài lãi đang có tín hiệu sa sút; chất lượng tài sản chưa tích cực do những khó khăn chung của thị trường; chi phí vốn cao… Các nhà băng vẫn đang phải gồng mình đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2023 và khó có thể kỳ vọng lợi nhuận vượt trội.
Tuy nhiên, nếu xem xét quá khứ, ngành ngân hàng có lãi trên vốn chủ cao hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác, do đó nhà đầu tư có thể kỳ vọng tỷ lệ cổ tức cao từ các nhà băng. Đồng thời, những cổ phiếu có tỷ suất sinh lời trên 20% rất ít có trên thị trường, song lại thường xuất hiện trong ngành ngân hàng. Đầu tư vào ngành này là một quyết định không tệ.
Nói thêm về kinh nghiệm đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng, ông Nguyễn Hưng cho rằng khi nhà đầu tư khi muốn rót vốn vào cổ phiếu ngân hàng không nên chỉ nhìn mỗi giá, mà còn cần phải xem xét hiệu quả hoạt động, tính ổn định, lành mạnh và bền vững của ngân hàng.
“Trong trường hợp chúng ta mua, cổ phiếu giảm giá và bị kẹt lại ở đấy, kinh nghiệm của tôi cho thấy, cứ bình tĩnh, để đấy, một vài năm sau cổ phiếu sẽ lên, thậm chí là lên rất nhiều lần, lãi vài nghìn phần trăm. Điều quan trọng là nhà đầu tư có kiên nhẫn hay không. Ngành ngân hàng có điều kiện gia nhập không dễ. Việc có được giấy phép thành lập một ngân hàng rất khó khăn. Chưa kể, với các quy định quản lý nghiêm ngặt thì ngân hàng càng phải đi vào hiệu quả hơn. Do đó, tôi nghĩ đầu tư vào ngành này là một quyết định không tệ, quan trọng là ngân hàng nào”, ông Nguyễn Hưng chia sẻ.
CEO TPBank nói thêm, các ngân hàng phần lớn đều đã niêm yết và công khai báo cáo tài chính. Nhà đầu tư đều có thể tiếp cận các thông tin này. Ngoài ra, báo chí, các công ty chứng khoán, các nhà phân tích độc lập uy tín cũng thường xuyên có đánh giá, nhận định về tình hình cổ phiếu ngân hàng và các nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận cập nhật tình hình kinh doanh và triển vọng của các nhà băng. Bên cạnh đó, hiện nay Ngân hàng Nhà nước cũng đang quản lý chặt chẽ hoạt động của các nhà băng. Do đó, nhà đầu tư có thể lựa chọn trong danh sách các ngân hàng niêm yết và tìm kiếm thêm thông tin thị trường để phát hiện các cơ hội đầu tư.
Host Dương Ngọc Trinh (bên trái), ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng SSI (ở giữa) và ông Nguyễn Hưng - CEO TPBank (bên phải)
Ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng của Công ty Chứng khoán SSI trong chương trình cũng chia sẻ kinh nghiệm về đầu tư cổ phiếu ngân hàng từ góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài và định chế tài chính.
Theo đó, ngân hàng thường được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn vì có khả năng bao quát toàn bộ tình hình phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, khối nhà băng đang chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chỉ số VN-Index và có tốc độ tăng trưởng khá tốt qua nhiều năm. Do đó, để vượt trội so với thị trường, các nhà đầu tư ngoại gần như phải có trong tay một số cổ phiếu ngân hàng. Với riêng SSI, công ty có triển khai ETF Finlead, phần lớn các cổ phiếu trong rổ này thuộc nhóm ngành ngân hàng và chứng khoán. Hằng năm ETF này đều tăng trưởng trên 10% và có tỷ suất sinh lời tốt hơn so với VN-Index. Đồng thời, khi đầu tư vào ngành ngân hàng việc lựa chọn chu kỳ đầu tư và cổ phiếu cũng rất quan trọng.
“Trong từng giai đoạn, mỗi cổ phiếu ngân hàng sẽ có những mức tăng khác nhau. Không nên đánh giá các ngân hàng đều có mức tăng trưởng như nhau. Nếu chọn đúng thì một số cổ phiếu ngân hàng tăng rất mạnh. Nhìn chung, như ETF SSI Finlead với đa số cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán thì đều ghi nhận tăng trưởng hằng năm trên 10% và cao hơn VN-Index”, ông Phạm Lưu Hưng đánh giá.
Host Dương Ngọc Trinh rất đồng tình với ý kiến của các chuyên gia về việc nhà đầu tư phải kiên nhẫn khi phân bổ tiền vào cổ phiếu ngân hàng. Bên cạnh đó, Finance Lady cũng lưu ý, sẽ có những giai đoạn một số cổ phiếu ngân hàng bị đánh giá là “nặng mông” do sức tăng yếu, song kết quả trong tương lai các mã chứng khoán này lại “nở hậu”.
Link bài gốc: Đâu là chiến lược phù hợp để đầu tư cổ phiếu ngân hàng?
Ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc TPBank cho biết, ngành ngân hàng vẫn đang rất khó khăn do thu nhập từ lãi và ngoài lãi đang có tín hiệu sa sút; chất lượng tài sản chưa tích cực do những khó khăn chung của thị trường; chi phí vốn cao… Các nhà băng vẫn đang phải gồng mình đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2023 và khó có thể kỳ vọng lợi nhuận vượt trội.
Tuy nhiên, nếu xem xét quá khứ, ngành ngân hàng có lãi trên vốn chủ cao hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác, do đó nhà đầu tư có thể kỳ vọng tỷ lệ cổ tức cao từ các nhà băng. Đồng thời, những cổ phiếu có tỷ suất sinh lời trên 20% rất ít có trên thị trường, song lại thường xuất hiện trong ngành ngân hàng. Đầu tư vào ngành này là một quyết định không tệ.
Nói thêm về kinh nghiệm đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng, ông Nguyễn Hưng cho rằng khi nhà đầu tư khi muốn rót vốn vào cổ phiếu ngân hàng không nên chỉ nhìn mỗi giá, mà còn cần phải xem xét hiệu quả hoạt động, tính ổn định, lành mạnh và bền vững của ngân hàng.
“Trong trường hợp chúng ta mua, cổ phiếu giảm giá và bị kẹt lại ở đấy, kinh nghiệm của tôi cho thấy, cứ bình tĩnh, để đấy, một vài năm sau cổ phiếu sẽ lên, thậm chí là lên rất nhiều lần, lãi vài nghìn phần trăm. Điều quan trọng là nhà đầu tư có kiên nhẫn hay không. Ngành ngân hàng có điều kiện gia nhập không dễ. Việc có được giấy phép thành lập một ngân hàng rất khó khăn. Chưa kể, với các quy định quản lý nghiêm ngặt thì ngân hàng càng phải đi vào hiệu quả hơn. Do đó, tôi nghĩ đầu tư vào ngành này là một quyết định không tệ, quan trọng là ngân hàng nào”, ông Nguyễn Hưng chia sẻ.
CEO TPBank nói thêm, các ngân hàng phần lớn đều đã niêm yết và công khai báo cáo tài chính. Nhà đầu tư đều có thể tiếp cận các thông tin này. Ngoài ra, báo chí, các công ty chứng khoán, các nhà phân tích độc lập uy tín cũng thường xuyên có đánh giá, nhận định về tình hình cổ phiếu ngân hàng và các nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận cập nhật tình hình kinh doanh và triển vọng của các nhà băng. Bên cạnh đó, hiện nay Ngân hàng Nhà nước cũng đang quản lý chặt chẽ hoạt động của các nhà băng. Do đó, nhà đầu tư có thể lựa chọn trong danh sách các ngân hàng niêm yết và tìm kiếm thêm thông tin thị trường để phát hiện các cơ hội đầu tư.
Host Dương Ngọc Trinh (bên trái), ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng SSI (ở giữa) và ông Nguyễn Hưng - CEO TPBank (bên phải)
Ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng của Công ty Chứng khoán SSI trong chương trình cũng chia sẻ kinh nghiệm về đầu tư cổ phiếu ngân hàng từ góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài và định chế tài chính.
Theo đó, ngân hàng thường được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn vì có khả năng bao quát toàn bộ tình hình phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, khối nhà băng đang chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chỉ số VN-Index và có tốc độ tăng trưởng khá tốt qua nhiều năm. Do đó, để vượt trội so với thị trường, các nhà đầu tư ngoại gần như phải có trong tay một số cổ phiếu ngân hàng. Với riêng SSI, công ty có triển khai ETF Finlead, phần lớn các cổ phiếu trong rổ này thuộc nhóm ngành ngân hàng và chứng khoán. Hằng năm ETF này đều tăng trưởng trên 10% và có tỷ suất sinh lời tốt hơn so với VN-Index. Đồng thời, khi đầu tư vào ngành ngân hàng việc lựa chọn chu kỳ đầu tư và cổ phiếu cũng rất quan trọng.
“Trong từng giai đoạn, mỗi cổ phiếu ngân hàng sẽ có những mức tăng khác nhau. Không nên đánh giá các ngân hàng đều có mức tăng trưởng như nhau. Nếu chọn đúng thì một số cổ phiếu ngân hàng tăng rất mạnh. Nhìn chung, như ETF SSI Finlead với đa số cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán thì đều ghi nhận tăng trưởng hằng năm trên 10% và cao hơn VN-Index”, ông Phạm Lưu Hưng đánh giá.
Host Dương Ngọc Trinh rất đồng tình với ý kiến của các chuyên gia về việc nhà đầu tư phải kiên nhẫn khi phân bổ tiền vào cổ phiếu ngân hàng. Bên cạnh đó, Finance Lady cũng lưu ý, sẽ có những giai đoạn một số cổ phiếu ngân hàng bị đánh giá là “nặng mông” do sức tăng yếu, song kết quả trong tương lai các mã chứng khoán này lại “nở hậu”.
Link bài gốc: Đâu là chiến lược phù hợp để đầu tư cổ phiếu ngân hàng?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia: “Nhà đầu tư nên cân nhắc mua bất động...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lên mạng tham gia lớp học đầu tư, ông cụ 70 tuổi bị...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vụ giao đất không đấu giá: Mường Thanh Quảng Nam đã...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu