TIN MỚI
Có lẽ có phần hơi… thừa khi nhắc đến những khó khăn mùa dịch của giáo dục mầm non tư thục. Hai năm nay, câu chuyện giáo viên chật vật mưu sinh, nhà trường thì lao đao vì tiền thuê mặt bằng đã được nói đi nói lại, dày đặc trên mặt báo, nhưng chỉ đến đó, rồi… thôi. Và đến nay, theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, có ít nhất 150 cơ sở giáo dục mầm non tư thục đã giải thể vì không trụ nổi sau dịch bệnh. Nhiều chủ trường còn lại cũng đang phải chật vật tìm mọi cách gồng gánh chi phí để chờ tới ngày mở lại trường. Nhưng câu hỏi khi nào thì được hoạt động trở lại, và dịch bệnh có bùng phát nữa hay không, vẫn chưa thể có câu trả lời.
Chị Hà Ngọc Nga là quản lý của trường mầm non Tatuschool Montessori Children's House ở quận 9, TP.HCM.
Là quản lý của trường mầm non Tatuschool Montessori Children's House ở quận 9, TP.HCM, 2 năm nay, chị Hà Ngọc Nga cũng trải qua những khoảng thời gian chật vật như thế. Xuất phát điểm là một người làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông sang làm giáo dục với mơ ước xây dựng một ngôi trường mầm non đúng kiểu "ngôi nhà hạnh phúc cho trẻ thơ", nhưng chỉ sau 3 tuần hoạt động thuận buồm xuôi gió, dịch bệnh ập đến, nghỉ Tết thành… nghỉ hè. Khoảng thời gian từ đó đến nay là những lần hoạt động – ngắt quãng trong lo âu thấp thỏm không biết bao giờ đợt dịch mới lại đến…
Những tháng ngày chồng chất âu lo
Năm 2018, chị Ngọc Nga quyết định nghỉ việc, dấn thân vào lĩnh vực mầm non để theo đuổi phương pháp giáo dục mà chị đã bỏ công học hỏi và tìm hiểu. Chồng chị hiểu được tâm huyết của vợ nên quyết định bán 1 miếng đất để đầu tư mở ngôi trường mầm non tư thục. Sau những ngày tận tâm xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ, tháng 12/2019, ngôi trường cũng hoàn thành đúng như ý: nhỏ nhắn nhưng chỉn chu, mọi học cụ đều nhập trực tiếp từ nhà sản xuất uy tín cho bé dùng, mọi món nội thất đều được tính toán kỹ nhất.
Tatuschool đầy màu sắc những ngày chưa nghỉ dịch.
Những ngày đầu, trường hoạt động với 5 em bé đầu tiên và danh sách đăng kí chờ đã lên con số 20. Hoạt động được 3 tuần thì nghỉ Tết, thế nhưng dịch Covid 19 kéo đến, nghỉ Tết kéo dài đến tận nghỉ hè! Ngày 1/6/2020 trường mở cửa trở lại trong… thấp thỏm. Giáo viên lẫn phụ huynh bao lần mệt mỏi vì lâu lâu lại có tin dịch đến. Nhưng may thay vẫn hoạt động được 6 tháng cho năm 2020.
"Cuối năm, ngồi tổng kết số tiền lỗ tôi báo chồng, chồng tôi động viên vợ: "thôi vợ yên tâm, anh bán miếng đất nữa cho vợ lo trường". Vậy là miếng đất thứ 2 ra đi để tôi tiếp tục đầu tư cho giấc mơ làm giáo dục của mình. Năm 2021, tưởng mọi việc sẽ sáng sủa hơn nhưng hoạt động đúng 3 tháng, trường lại được lệnh đóng cửa vì Covid 19. Và từ đó đến nay vẫn chưa biết chính xác ngày nào mở cửa lại trường", chị nói.
Tiền mặt bằng vẫn phải đóng, tiền khấu hao đầu tư vẫn ra đi, lãi nợ vẫn thu không trượt phát nào. Áp lực đó cộng với việc thương các giáo viên của mình thất nghiệp nhiều tháng hiện đang vất vả đi làm thêm việc khác khiến chị nhiều lúc rơi vào căng thẳng tinh thần.
Nhìn xung quanh, nhiều ngôi trường mầm non của bạn bè, người quen cũng lần lượt giải thể. Giáo viên mầm non nhiều người có tâm huyết, có trình độ, yêu trẻ đã quyết định đi làm việc khác. Bao nhiêu người tâm huyết với giáo dục trẻ thơ đã quyết định dừng lại? Bao nhiêu cô giáo có trình độ, kỹ năng, yêu trẻ đã đi làm việc khác? Liệu có bao nhiêu cô quay lại nghề? Câu trả lời không cụ thể được, nhưng 2 năm đơn độc bị Covid dập vùi con số đó không hề nhỏ!
Ngồi khóc cũng không xong, thôi thì… "nhạc gì cũng nhảy"
Trong khoảng thời gian khó khăn đó, xác định ngồi ôm nhau… khóc cũng không được gì, chị vẫn cố gắng thu xếp tài chính và thời gian để tiếp tục học sâu hơn, chuẩn bị tâm thế tốt nhất để quay trở lại làm việc với trẻ. Thế nhưng chị Nga vẫn nhận định ngày mở trường vẫn còn rất xa, không biết còn trụ được bao lâu.
Để duy trì nguồn năng lượng tích cực, hai vợ chồng cùng hai con nhỏ đã duy trì những điều sau ngay từ khi đợt dịch này bùng lên để thích nghi dần với cuộc sống mới.
Nhạc nào cũng nhảy cho vui
Cả nhà về quê kẹt luôn dịch bùng, nhà cửa công việc dang dở, lúc về mang độc cái vali đồ. Ừ thì thôi thu xếp cho ổn mọi việc, tận hưởng những điều tích cực ở quê. Vào Sài Gòn chưa được thì ghé Nha Trang ở mấy tháng xem sao. Đi đường nhiều vất vả thì coi như cơ hội cho con trải nghiệm...
Không ngừng học tập và làm việc
Làm việc không những có ý nghĩa về kiếm tiền mà nó giải quyết được vấn đề tâm lí rất tốt. Chồng ở Phú Yên phụ ông bà bán đậu phụ, vợ ở Nghệ An bán đậu phộng tiền mỗi ngày kiếm vài chục ngàn mà vui không kém gì kiếm được chục củ trước kia. Ngoài ra không để thời gian chết cả nhà đua nhau học, mẹ học luôn bằng giáo viên xứ Mỹ, con vẫn duy trì học mọi thứ... Cảm giác mình đang phí phạm thời gian, vô dụng nó dễ dẫn đến căng thẳng lắm nên nhất thiết phải làm cho mình bận rộn!
Kẹt dịch, hai vợ chồng thu xếp cho ổn mọi việc, cùng hai con tận hưởng những điều tích cực ở quê.
Giúp được ai cái gì cứ tích cực giúp
Dù không dư dả tiền vẫn tích cực giúp đỡ mọi người bằng nhiều cách. "Thấy mình ngồi cả buổi phỏng vấn ứng viên cho dự án H.A.T hay ông xã đứng đường phát cơm, người bà con nhà mình hỏi: có được tiền không? Mình bảo "không! Nhưng vui"", chị kể.
Chấp nhận những thay đổi mới
Dịch sẽ khiến thay đổi cuộc sống mãi mãi, không còn cách nào khác là chấp nhận những thay đổi mới. Học online, làm việc online, thay đổi định hướng công việc... là những thứ gia đình chị chấp nhận và không ngừng tìm cách thích nghi.
Các con chị Nga có không gian trải nghiệm ở quê, bên cạnh đó vẫn duy trì học mọi thứ...
Tối giản cuộc sống, tập trung những điều có giá trị cốt lõi
Quần áo, giày dép, ăn uống, đồ dùng... tối giản đi thấy cuộc sống thật nhẹ nhàng, tiết kiệm chi phí. Thay vào đó tập trung vào điều cốt lõi có ý nghĩa cho đời sống tinh thần: thời gian chất lượng cho nhau, trải nghiệm thiên nhiên, hiệu quả học tập, kết nối cha mẹ - con cái...
Tính toán lại tài chính cho hợp lý
Tiền luôn phải được phân bổ, tính toán lại chi tiêu các thứ cho phù hợp với điều kiện mới.
"Phía trước còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần " nhạc nào cũng nhảy" hi vọng chúng ta sẽ sống tốt cùng điều kiện mới", chị Nga chia sẻ.
Giữa “bão tranh luận” về kỷ luật trẻ, cô giáo mầm non đưa ra quan điểm: “Giáo dục bằng yêu thương, sự kiên nhẫn và lòng bao dung mới thành công đưa trẻ đến bến trưởng thành”
Nhịp sống Việt
Link bài gốc: Chuyện về 1 chủ trường mầm non tư thục: 3 năm mở trường "bay" 2 mảnh đất, ôm nợ to đùng nhưng nghe điều này là ngưỡng mộ
Có lẽ có phần hơi… thừa khi nhắc đến những khó khăn mùa dịch của giáo dục mầm non tư thục. Hai năm nay, câu chuyện giáo viên chật vật mưu sinh, nhà trường thì lao đao vì tiền thuê mặt bằng đã được nói đi nói lại, dày đặc trên mặt báo, nhưng chỉ đến đó, rồi… thôi. Và đến nay, theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, có ít nhất 150 cơ sở giáo dục mầm non tư thục đã giải thể vì không trụ nổi sau dịch bệnh. Nhiều chủ trường còn lại cũng đang phải chật vật tìm mọi cách gồng gánh chi phí để chờ tới ngày mở lại trường. Nhưng câu hỏi khi nào thì được hoạt động trở lại, và dịch bệnh có bùng phát nữa hay không, vẫn chưa thể có câu trả lời.
Chị Hà Ngọc Nga là quản lý của trường mầm non Tatuschool Montessori Children's House ở quận 9, TP.HCM.
Là quản lý của trường mầm non Tatuschool Montessori Children's House ở quận 9, TP.HCM, 2 năm nay, chị Hà Ngọc Nga cũng trải qua những khoảng thời gian chật vật như thế. Xuất phát điểm là một người làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông sang làm giáo dục với mơ ước xây dựng một ngôi trường mầm non đúng kiểu "ngôi nhà hạnh phúc cho trẻ thơ", nhưng chỉ sau 3 tuần hoạt động thuận buồm xuôi gió, dịch bệnh ập đến, nghỉ Tết thành… nghỉ hè. Khoảng thời gian từ đó đến nay là những lần hoạt động – ngắt quãng trong lo âu thấp thỏm không biết bao giờ đợt dịch mới lại đến…
Những tháng ngày chồng chất âu lo
Năm 2018, chị Ngọc Nga quyết định nghỉ việc, dấn thân vào lĩnh vực mầm non để theo đuổi phương pháp giáo dục mà chị đã bỏ công học hỏi và tìm hiểu. Chồng chị hiểu được tâm huyết của vợ nên quyết định bán 1 miếng đất để đầu tư mở ngôi trường mầm non tư thục. Sau những ngày tận tâm xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ, tháng 12/2019, ngôi trường cũng hoàn thành đúng như ý: nhỏ nhắn nhưng chỉn chu, mọi học cụ đều nhập trực tiếp từ nhà sản xuất uy tín cho bé dùng, mọi món nội thất đều được tính toán kỹ nhất.
Tatuschool đầy màu sắc những ngày chưa nghỉ dịch.
Những ngày đầu, trường hoạt động với 5 em bé đầu tiên và danh sách đăng kí chờ đã lên con số 20. Hoạt động được 3 tuần thì nghỉ Tết, thế nhưng dịch Covid 19 kéo đến, nghỉ Tết kéo dài đến tận nghỉ hè! Ngày 1/6/2020 trường mở cửa trở lại trong… thấp thỏm. Giáo viên lẫn phụ huynh bao lần mệt mỏi vì lâu lâu lại có tin dịch đến. Nhưng may thay vẫn hoạt động được 6 tháng cho năm 2020.
"Cuối năm, ngồi tổng kết số tiền lỗ tôi báo chồng, chồng tôi động viên vợ: "thôi vợ yên tâm, anh bán miếng đất nữa cho vợ lo trường". Vậy là miếng đất thứ 2 ra đi để tôi tiếp tục đầu tư cho giấc mơ làm giáo dục của mình. Năm 2021, tưởng mọi việc sẽ sáng sủa hơn nhưng hoạt động đúng 3 tháng, trường lại được lệnh đóng cửa vì Covid 19. Và từ đó đến nay vẫn chưa biết chính xác ngày nào mở cửa lại trường", chị nói.
Tiền mặt bằng vẫn phải đóng, tiền khấu hao đầu tư vẫn ra đi, lãi nợ vẫn thu không trượt phát nào. Áp lực đó cộng với việc thương các giáo viên của mình thất nghiệp nhiều tháng hiện đang vất vả đi làm thêm việc khác khiến chị nhiều lúc rơi vào căng thẳng tinh thần.
Nhìn xung quanh, nhiều ngôi trường mầm non của bạn bè, người quen cũng lần lượt giải thể. Giáo viên mầm non nhiều người có tâm huyết, có trình độ, yêu trẻ đã quyết định đi làm việc khác. Bao nhiêu người tâm huyết với giáo dục trẻ thơ đã quyết định dừng lại? Bao nhiêu cô giáo có trình độ, kỹ năng, yêu trẻ đã đi làm việc khác? Liệu có bao nhiêu cô quay lại nghề? Câu trả lời không cụ thể được, nhưng 2 năm đơn độc bị Covid dập vùi con số đó không hề nhỏ!
Ngồi khóc cũng không xong, thôi thì… "nhạc gì cũng nhảy"
Trong khoảng thời gian khó khăn đó, xác định ngồi ôm nhau… khóc cũng không được gì, chị vẫn cố gắng thu xếp tài chính và thời gian để tiếp tục học sâu hơn, chuẩn bị tâm thế tốt nhất để quay trở lại làm việc với trẻ. Thế nhưng chị Nga vẫn nhận định ngày mở trường vẫn còn rất xa, không biết còn trụ được bao lâu.
Để duy trì nguồn năng lượng tích cực, hai vợ chồng cùng hai con nhỏ đã duy trì những điều sau ngay từ khi đợt dịch này bùng lên để thích nghi dần với cuộc sống mới.
Nhạc nào cũng nhảy cho vui
Cả nhà về quê kẹt luôn dịch bùng, nhà cửa công việc dang dở, lúc về mang độc cái vali đồ. Ừ thì thôi thu xếp cho ổn mọi việc, tận hưởng những điều tích cực ở quê. Vào Sài Gòn chưa được thì ghé Nha Trang ở mấy tháng xem sao. Đi đường nhiều vất vả thì coi như cơ hội cho con trải nghiệm...
Không ngừng học tập và làm việc
Làm việc không những có ý nghĩa về kiếm tiền mà nó giải quyết được vấn đề tâm lí rất tốt. Chồng ở Phú Yên phụ ông bà bán đậu phụ, vợ ở Nghệ An bán đậu phộng tiền mỗi ngày kiếm vài chục ngàn mà vui không kém gì kiếm được chục củ trước kia. Ngoài ra không để thời gian chết cả nhà đua nhau học, mẹ học luôn bằng giáo viên xứ Mỹ, con vẫn duy trì học mọi thứ... Cảm giác mình đang phí phạm thời gian, vô dụng nó dễ dẫn đến căng thẳng lắm nên nhất thiết phải làm cho mình bận rộn!
Kẹt dịch, hai vợ chồng thu xếp cho ổn mọi việc, cùng hai con tận hưởng những điều tích cực ở quê.
Giúp được ai cái gì cứ tích cực giúp
Dù không dư dả tiền vẫn tích cực giúp đỡ mọi người bằng nhiều cách. "Thấy mình ngồi cả buổi phỏng vấn ứng viên cho dự án H.A.T hay ông xã đứng đường phát cơm, người bà con nhà mình hỏi: có được tiền không? Mình bảo "không! Nhưng vui"", chị kể.
Chấp nhận những thay đổi mới
Dịch sẽ khiến thay đổi cuộc sống mãi mãi, không còn cách nào khác là chấp nhận những thay đổi mới. Học online, làm việc online, thay đổi định hướng công việc... là những thứ gia đình chị chấp nhận và không ngừng tìm cách thích nghi.
Các con chị Nga có không gian trải nghiệm ở quê, bên cạnh đó vẫn duy trì học mọi thứ...
Tối giản cuộc sống, tập trung những điều có giá trị cốt lõi
Quần áo, giày dép, ăn uống, đồ dùng... tối giản đi thấy cuộc sống thật nhẹ nhàng, tiết kiệm chi phí. Thay vào đó tập trung vào điều cốt lõi có ý nghĩa cho đời sống tinh thần: thời gian chất lượng cho nhau, trải nghiệm thiên nhiên, hiệu quả học tập, kết nối cha mẹ - con cái...
Tính toán lại tài chính cho hợp lý
Tiền luôn phải được phân bổ, tính toán lại chi tiêu các thứ cho phù hợp với điều kiện mới.
"Phía trước còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần " nhạc nào cũng nhảy" hi vọng chúng ta sẽ sống tốt cùng điều kiện mới", chị Nga chia sẻ.
Giữa “bão tranh luận” về kỷ luật trẻ, cô giáo mầm non đưa ra quan điểm: “Giáo dục bằng yêu thương, sự kiên nhẫn và lòng bao dung mới thành công đưa trẻ đến bến trưởng thành”
Nhịp sống Việt
Link bài gốc: Chuyện về 1 chủ trường mầm non tư thục: 3 năm mở trường "bay" 2 mảnh đất, ôm nợ to đùng nhưng nghe điều này là ngưỡng mộ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hướng Dẫn Thiết Kế Logo Nha Khoa Đẹp và Chuyên Nghiệp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia: “Nhà đầu tư nên cân nhắc mua bất động...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia: Từ nay đến cuối năm, lãi suất cho vay...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Gái xinh chuyển giới Lê Tiêu Linh và hành trình từ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu