KT-XH Chuyên gia giáo dục hàng đầu: Cha mẹ áp dụng phương pháp 7/38/55, không lo con cái không tài phú, hiểu chuyện!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Một người mẹ lấy tên trên mạng là Cat, đã vào nhóm chung của chị em phụ nữ để hỏi về một vấn đề:

"Nếu lúc bạn giải thích, giảng đạo lý cho con cái hiểu, mà chúng không chịu nghe thì phải làm sao? Có nên đánh đòn trẻ hay không?"

Có người bảo sẽ mua đồ chơi để dụ trẻ. Có người nói cứ việc đánh đến khi nào trẻ chịu nghe lời mới thôi.

Đại loại mỗi người một ý, nếu là bạn, bạn sẽ làm thế nào?

Chuyên gia giáo dục hàng đầu: Cha mẹ áp dụng phương pháp 7/38/55, không lo con cái không tài phú, hiểu chuyện! - Ảnh 1.


Định luật 7/38/55

Trong tâm lý học có một quy luật được gọi là "Định luật Mehrabian", hay còn gọi là "Luật 7/38/55". Nó nói về thông tin mà một người nhận được khi chúng ta giao tiếp với họ.

Có đến 55% là thông qua mắt nhìn, ví dụ cử chỉ tay, nét mặt, thái độ và ngôn ngữ cơ thể...

38% là thông qua tai nghe, chẳng hạn như ngữ điệu, giọng nói, tốc độ cũng như mức độ lời nói diễn đạt...

7% còn lại mới là nội dung cuộc hội thoại.


Nói cách khác, khi chúng ta giao tiếp với trẻ nhỏ, những đứa trẻ chỉ có thể hiểu được 7%, 93% còn lại chúng thường dựa vào ngôn ngữ hình thể cũng như giọng nói của bạn để phán đoán sự việc mà bạn muốn đề cập.

Nếu bạn đang tức giận, những biểu hiện bên ngoài cũng biểu lộ như vậy, não bộ của trẻ sau khi tiếp nhận sẽ trở nên hoảng sợ, khủng hoảng. Lúc này, trong đầu trẻ sẽ xuất hiện những "đáp án" như: nên tấn công, bỏ chạy hay phát ngốc tại chỗ?

Đối với đứa trẻ có tính cách nhát gan, hoặc còn quá nhỏ, chúng sẽ biểu lộ vẻ mặt sững sờ. Đối với những đứa trẻ nóng tính, hay được nuông chiều hằng ngày, chúng có thể lựa chọn cách phản công, hoặc chạy đi giả vờ như không nghe thấy.

Bộ não của con trẻ tiếp nhận được 93% điều bạn thể hiện bên ngoài, nhưng lại không hiểu được 7% nội dung bạn muốn nói. Mà một khi rơi vào tình trạng này, nhiều cha mẹ sẽ la mắng nhiều lần, thậm chí là đánh con, khiến việc dạy dỗ trở nên phản tác dụng hơn.

Nói cách khác, bạn càng nói nhiều, cằn nhằn nhiều, thì khả năng thuyết phục đối phương càng kém hiệu quả.

Chuyên gia giáo dục hàng đầu: Cha mẹ áp dụng phương pháp 7/38/55, không lo con cái không tài phú, hiểu chuyện! - Ảnh 2.


Mỗi đứa trẻ đều có giai đoạn phát triển và ôm "đạo lý" riêng

Trẻ 6 tuổi, tự coi mình là trung tâm


Nhà tâm lý học Piaget đã thực hiện một thí nghiệm nổi tiếng gọi là "Ba ngọn núi".

Các nhân viên công tác sẽ ngồi đối diện với những đứa trẻ ở hai đầu bàn. Ở giữa sẽ đặt mấy ngọn núi giả.

Nhà nghiên cứu hỏi đứa trẻ đã thấy gì, và hầu hết chúng đều trả lời như thực tế.

Nhưng khi hỏi đứa trẻ, rằng các nhân viên công tác đối diện sẽ thấy gì, thì những đứa trẻ vẫn đưa ra đáp án cũ.

Thông qua thí nghiệm này, Piaget muốn kết luận rằng:

Trẻ em ở độ tuổi này thường cho mình là trung tâm, nên nhìn nhận thế giới theo quan điểm của riêng mình, mà rất khó chấp nhận quan điểm của người khác.

Nói cách khác, nếu bạn ngăn không cho đứa trẻ vẩy nước xuống sàn, vì sẽ làm dơ sàn, thì đứa trẻ lại cảm thấy không hài lòng, vì đối với chúng, làm như vậy rất vui.

Nếu bạn cứ kiên quyết ngăn chúng, sẽ khiến chúng cảm thấy, bạn là người không nghe lí lẽ.

Trẻ sau 6 tuổi, có chủ kiến riêng.

Bởi vì lí do này, mà nhiều đứa trẻ đã rơi vào thời kì "nổi loạn" sớm hơn. Và khi bạn nói, chúng sẽ nghe tai trái ra tai phải. Bởi vì chúng nghĩ rằng, bạn nói rất hay, nhưng chúng vẫn có lí lẽ của riêng mình. Và chúng muốn kiên trì với ý kiến đó!

Chuyên gia giáo dục hàng đầu: Cha mẹ áp dụng phương pháp 7/38/55, không lo con cái không tài phú, hiểu chuyện! - Ảnh 3.


Những điều mà phụ huynh thông minh cần biết

Nhiều cha mẹ kiên nhẫn giải thích cho con hiểu, mà không muốn dùng đòn roi, là vì họ mong rằng bản thân có cách dạy dỗ văn minh và đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

Nhưng trên thực tế, bạn có thể biến đổi biện pháp thành cách nói thế này:

"Được rồi, con có lí lẽ của con, mẹ không nói con sai hoàn toàn. Nhưng nếu con yêu mẹ, mẹ mong con có thể sửa đổi nó."

Không ai thích bị la rầy và đánh đập, kể cả trẻ con đôi khi cũng rất để tâm đến việc này. Thay đổi lời nói một chút, đừng quá cứng rắn, có khi lại khiến những đứa trẻ sẵn sàng thay đổi quan niệm cũ.

Ai mà chẳng thích được khen ngợi và động viên. Tất nhiên, bạn không nên phóng đại vô căn cứ như: "Con thật giỏi", mà nên khéo léo hướng con đến cách làm khác.

Ngoài ra, chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu con cái. Xem điểm mạnh của những đứa trẻ là gì? Chúng ta có thể dùng điểm mạnh của đứa trẻ làm tiền đề khen trước, sau đó mới nhắc đến khuyết điểm của chúng. Như vậy sẽ giảm được nguy cơ khiến những đứa trẻ trở nên tự ti, thu mình lại so với trước...!

(toutiao)

Giáo sư nổi tiếng nghiên cứu 40 năm để tìm hiểu với đứa trẻ, tính cách hay trí tuệ quan trọng hơn: 4 hành vi khiến trẻ bị khiếm khuyết nhân cách, cha mẹ nào cũng giật mình

Link bài gốc: Chuyên gia giáo dục hàng đầu: Cha mẹ áp dụng phương pháp 7/38/55, không lo con cái không tài phú, hiểu chuyện!
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,372
Bài viết
63,592
Thành viên
86,457
Thành viên mới nhất
JessieNem

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN