*Dưới đây là bài chia sẻ của chàng trai 27 tuổi đang thất nghiệp Triệu Kha (Trung Quốc), được đăng trên trang Zhihu.
Tôi 27 tuổi, đã (tự) thất nghiệp được 3 tháng sau khi xin thôi việc ở một công ty may mặc tại Thâm Quyến. Hơn 4 năm qua, tôi đã nhảy việc tới 9 lần. Lý do chủ yếu là vì bản thân thấy mức lương không xứng với năng lực. Hoặc tôi rời đi vì môi trường, đồng nghiệp, văn hóa công ty không phù hợp với bản thân. Mỗi lần quyết định nghỉ một công việc nào đó, tôi đều tự thuyết phục mình bằng những lý do chính đáng và rời đi không chút hối hận.
Tự tin như vậy là vì tôi có trong tay tấm bằng của một trường đại học nổi tiếng ở thành phố. Tôi nghĩ rằng với năng lực của mình, đi đâu cũng sẽ tìm được công việc với mức lương tốt. Cũng vì thế nên ngay khi cảm thấy có vấn đề hoặc không thoải mái với môi trường nào đó, tôi lập tức rời đi. Thời gian nhảy việc nhanh nhất chỉ trong 2 ngày. Lần lâu nhất cũng trụ được 1 năm.
Lúc đầu, bạn bè thấy tôi nhảy việc nhiều cũng không nói gì, thế nhưng khi đã gần 30 tuổi, họ khuyên tôi nên tập trung làm một chỗ để lấy kinh nghiệm và ổn định cuộc sống. Tôi gần như phớt lờ những lời góp ý đấy cho đến năm nay, khi tôi đi xin việc và bị 5 nhà tuyển dụng lợi vì chưa đủ kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển.
Trong lúc phỏng vấn, họ còn đều hỏi tôi câu “Tại sao nhảy việc nhiều thế?”, khiến tôi ngớ người. Tôi trình bày suy nghĩ của mình nhưng dường như không thỏa mãn được yêu cầu của phía công ty. Họ cho tôi câu trả lời:
“Cầu toàn như bạn chưa chắc là một ưu điểm. Bạn đòi hỏi quá nhiều ở một công việc như môi trường tốt, được phát triển, tự do giờ giấc, lương thưởng hậu hĩnh, bảo hiểm tốt… nhưng quên mất bản thân của mình có gì và làm được gì cho công ty.”
Cứ thế, tôi không được nhận dù bằng cấp tôi tốt hơn những ứng viên còn lại. Điều này khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Ngẫm lại, tôi thấy chuyển việc nhiều không có gì là xấu cả, mong muốn tìm một cơ hội mới, tốt hơn cũng chẳng sai. Cái sai của tôi là quá ảo tưởng về bản thân, chưa gom được nhiều kinh nghiệm làm việc mà vẫn “chăm nhảy” nên vừa không thể tìm được nơi tốt hơn mà còn rơi vào cảnh thất nghiệp. Sau tất cả, tôi nhận ra 2 bài học quan trọng mà ai cũng nên biết để tránh rơi vào hoàn cảnh như tôi:
1. Khi đi xin việc, bằng cấp chỉ là ưu thế, không phải tất cả
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần trúng tuyển vào trường đại học “top đầu” là sau này có thể dễ dàng xin việc nhưng điều này không đúng. Trong thời buổi hiện nay, bằng cấp chỉ là điểm cộng, là ưu thế chứ không phải là yếu tố quyết định giúp bạn có được công việc mong muốn.
Các nhà tuyển dụng khi chọn nhân tài cho doanh nghiệp đều sẽ nhìn vào thái độ và kinh nghiệm làm việc của ứng viên để cân đo đong đếm người phù hợp. Vì thế nên người vừa chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, lại thích “nhảy” nhiều công ty như tôi đến một độ tuổi nhất định sẽ không nằm trong số những lựa chọn của các nhà tuyển dụng nữa.
Trường đời thực sự khác xa với trường học, không phải bạn cứ “cày” trên sách vở và đạt kết quả xuất sắc là bạn có thể đảm nhiệm mọi vị trí công việc. Bước chân vào môi trường thực tế, công việc sẽ đòi hỏi sự kết hợp giữa nền tảng kiến thức, tính ứng dụng, khả năng tư duy, khả năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề,.... Vì vậy, những người có tấm bằng giỏi như tôi nhưng khả năng thực hành kém cũng sẽ bị các doanh nghiệp từ chối, thậm chí là thất nghiệp.
2. Khi làm việc, đừng chỉ chăm chăm “bới lông tìm vết” công ty mà hãy học sao cho mình đáng tiền trước tiên
Việc lương cao không nuôi kẻ nhàn hạ. Thay vì suốt ngày phí thời gian để “tìm lỗi” môi trường bạn đang làm việc, chi bằng hãy chăm chỉ làm việc thật tốt để tích lũy kinh nghiệm. Khi bạn đã có nền tảng vững chắc, bạn hoàn toàn có thể rời đi để tìm một nơi tốt hơn với mức lương xứng đáng hơn.
Ngược lại, khi bạn cứ đòi hỏi quá nhiều ở nơi làm việc trong khi những giá trị bạn mang lại gần như bằng 0 thì việc bạn tiếp tục ở lại hay rời đi, thiệt thòi cũng chỉ một mình bạn hứng chịu. Do đó, trước khi nhảy việc để mong cầu một môi trường tốt hơn, hãy tự hoàn thiện bản thân và nâng cao giá trị của mình trước tiên. Nếu không sớm thay đổi bản thân thì không những không tìm được công việc tốt mà nguy cơ thất nghiệp cũng rất là rất cao.
(Theo Zhihu)
Link bài gốc: Chuyên "bắt lỗi" công ty rồi nhảy việc 9 lần trong 4 năm, tôi hối hận khi càng "đổi" càng tệ hơn trước: Biết sớm 2 điều đã không thất nghiệp
Tôi 27 tuổi, đã (tự) thất nghiệp được 3 tháng sau khi xin thôi việc ở một công ty may mặc tại Thâm Quyến. Hơn 4 năm qua, tôi đã nhảy việc tới 9 lần. Lý do chủ yếu là vì bản thân thấy mức lương không xứng với năng lực. Hoặc tôi rời đi vì môi trường, đồng nghiệp, văn hóa công ty không phù hợp với bản thân. Mỗi lần quyết định nghỉ một công việc nào đó, tôi đều tự thuyết phục mình bằng những lý do chính đáng và rời đi không chút hối hận.
Tự tin như vậy là vì tôi có trong tay tấm bằng của một trường đại học nổi tiếng ở thành phố. Tôi nghĩ rằng với năng lực của mình, đi đâu cũng sẽ tìm được công việc với mức lương tốt. Cũng vì thế nên ngay khi cảm thấy có vấn đề hoặc không thoải mái với môi trường nào đó, tôi lập tức rời đi. Thời gian nhảy việc nhanh nhất chỉ trong 2 ngày. Lần lâu nhất cũng trụ được 1 năm.
Lúc đầu, bạn bè thấy tôi nhảy việc nhiều cũng không nói gì, thế nhưng khi đã gần 30 tuổi, họ khuyên tôi nên tập trung làm một chỗ để lấy kinh nghiệm và ổn định cuộc sống. Tôi gần như phớt lờ những lời góp ý đấy cho đến năm nay, khi tôi đi xin việc và bị 5 nhà tuyển dụng lợi vì chưa đủ kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển.
Trong lúc phỏng vấn, họ còn đều hỏi tôi câu “Tại sao nhảy việc nhiều thế?”, khiến tôi ngớ người. Tôi trình bày suy nghĩ của mình nhưng dường như không thỏa mãn được yêu cầu của phía công ty. Họ cho tôi câu trả lời:
“Cầu toàn như bạn chưa chắc là một ưu điểm. Bạn đòi hỏi quá nhiều ở một công việc như môi trường tốt, được phát triển, tự do giờ giấc, lương thưởng hậu hĩnh, bảo hiểm tốt… nhưng quên mất bản thân của mình có gì và làm được gì cho công ty.”
Cứ thế, tôi không được nhận dù bằng cấp tôi tốt hơn những ứng viên còn lại. Điều này khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Ngẫm lại, tôi thấy chuyển việc nhiều không có gì là xấu cả, mong muốn tìm một cơ hội mới, tốt hơn cũng chẳng sai. Cái sai của tôi là quá ảo tưởng về bản thân, chưa gom được nhiều kinh nghiệm làm việc mà vẫn “chăm nhảy” nên vừa không thể tìm được nơi tốt hơn mà còn rơi vào cảnh thất nghiệp. Sau tất cả, tôi nhận ra 2 bài học quan trọng mà ai cũng nên biết để tránh rơi vào hoàn cảnh như tôi:
1. Khi đi xin việc, bằng cấp chỉ là ưu thế, không phải tất cả
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần trúng tuyển vào trường đại học “top đầu” là sau này có thể dễ dàng xin việc nhưng điều này không đúng. Trong thời buổi hiện nay, bằng cấp chỉ là điểm cộng, là ưu thế chứ không phải là yếu tố quyết định giúp bạn có được công việc mong muốn.
Các nhà tuyển dụng khi chọn nhân tài cho doanh nghiệp đều sẽ nhìn vào thái độ và kinh nghiệm làm việc của ứng viên để cân đo đong đếm người phù hợp. Vì thế nên người vừa chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, lại thích “nhảy” nhiều công ty như tôi đến một độ tuổi nhất định sẽ không nằm trong số những lựa chọn của các nhà tuyển dụng nữa.
Trường đời thực sự khác xa với trường học, không phải bạn cứ “cày” trên sách vở và đạt kết quả xuất sắc là bạn có thể đảm nhiệm mọi vị trí công việc. Bước chân vào môi trường thực tế, công việc sẽ đòi hỏi sự kết hợp giữa nền tảng kiến thức, tính ứng dụng, khả năng tư duy, khả năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề,.... Vì vậy, những người có tấm bằng giỏi như tôi nhưng khả năng thực hành kém cũng sẽ bị các doanh nghiệp từ chối, thậm chí là thất nghiệp.
2. Khi làm việc, đừng chỉ chăm chăm “bới lông tìm vết” công ty mà hãy học sao cho mình đáng tiền trước tiên
Việc lương cao không nuôi kẻ nhàn hạ. Thay vì suốt ngày phí thời gian để “tìm lỗi” môi trường bạn đang làm việc, chi bằng hãy chăm chỉ làm việc thật tốt để tích lũy kinh nghiệm. Khi bạn đã có nền tảng vững chắc, bạn hoàn toàn có thể rời đi để tìm một nơi tốt hơn với mức lương xứng đáng hơn.
Ngược lại, khi bạn cứ đòi hỏi quá nhiều ở nơi làm việc trong khi những giá trị bạn mang lại gần như bằng 0 thì việc bạn tiếp tục ở lại hay rời đi, thiệt thòi cũng chỉ một mình bạn hứng chịu. Do đó, trước khi nhảy việc để mong cầu một môi trường tốt hơn, hãy tự hoàn thiện bản thân và nâng cao giá trị của mình trước tiên. Nếu không sớm thay đổi bản thân thì không những không tìm được công việc tốt mà nguy cơ thất nghiệp cũng rất là rất cao.
(Theo Zhihu)
Link bài gốc: Chuyên "bắt lỗi" công ty rồi nhảy việc 9 lần trong 4 năm, tôi hối hận khi càng "đổi" càng tệ hơn trước: Biết sớm 2 điều đã không thất nghiệp
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hướng Dẫn Thiết Kế Logo Nha Khoa Đẹp và Chuyên Nghiệp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia: “Nhà đầu tư nên cân nhắc mua bất động...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia: Từ nay đến cuối năm, lãi suất cho vay...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Gái xinh chuyển giới Lê Tiêu Linh và hành trình từ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu