(HieuHoc): Lựa chọn nghề nghiệp cho riêng mình là cả một quá trình và không đơn giản chút nào. Chỉ một nhầm lẫn nhỏ cũng đủ khiến bạn phải hối tiếc. Việc chọn nghề cần có nhiều thời gian, thu thập nhiều ý kiến của những người xung quanh, sau đó tự đưa ra ý kiến của chính bản thân mình. Sau đây là 3 nhầm lẫn thường gặp phải, bạn nên tham khảo để tránh xa.
Nhầm lẫn giữa cái bạn giỏi và cái bạn thích
Bạn nên lấy giấy bút ghi lại danh sách những việc bạn giỏi và những việc bạn thích. Sau đó, bạn hãy chọn công việc bạn muốn làm. Vì công việc luôn gắn liền với sự đam mê và lòng hăng say. Nếu đã muốn làm công việc đó, chắc chắn bạn sẽ theo đuổi đến cùng. Đừng chọn những công việc bạn giỏi. Bởi lẽ, giỏi nhưng hành nghề không phù hợp với năng lực và trình độ công việc thì công việc của bạn sẽ không đạt được kết quả tốt và ngày càng trì trệ.
Nhầm lẫn giữa sở thích và nghề nghiệp
Bạn đã chọn ra những công việc bạn thích làm, nhưng bạn lại không biết bắt đầu từ đâu và nên bắt đầu như thế nào? Đừng nhầm lẫn giữa “sở thích” và “nghề nghiệp”. Nghề nghiệp là cả một tương lai đang chờ đón bạn phía trước trong khi sở thích chỉ là cái nhất thời của bạn. Bạn đừng phân vân khi chọn nghề nghiệp mà không chọn sở thích vì con người ai cũng có nhiều sở thích nhưng nghề nghiệp thì chỉ có một. Ví dụ như bạn thích nhảy, khiêu vũ, nhưng bạn biết rằng mình không thể sống đầy đủ bằng con đường này. Do đó, bạn không nên lựa chọn nghề này vì đó là một phần sở thích lớn của bạn. Bạn có thể duy trì hoạt động này để giải trí, thư giãn nhưng nên nhớ tách biệt nó với công việc chính của bạn.
Nhầm lẫn giữa một phần và toàn bộ công việc
Cái bạn thích làm không nhất thiết phải là cái chủ đạo mà bạn làm. Người ta thường có xu hướng nghĩ rằng họ phải trở thành cái họ thích thay vì làm nó. Ví dụ như bạn thích viết. Thay vì tìm kiếm những công việc để bạn dốc toàn khả năng của mình vào kỹ năng viết thì bạn lại nghĩ mình sẽ trở thành một nhà văn. Bạn cứ mải miết nghiên cứu sự nghiệp nhà văn chỉ với một mục đích là viết. Trong khi đó, bạn có thể nộp đơn vào các công ty khác với vị trí biên tập viên, phóng viên, người viết lời quảng cáo… để thỏa sức viết đồng thời phát huy những tố chất khác của bản thân.
Bên trên là 3 cách nhầm lẫn thường thấy khi chọn nghề. Hãy suy xét thấu đáo và sáng tạo hơn về công việc bạn sẽ đeo đuổi sau này. Sẽ có nhiều lựa chọn và cơ hội mở ra cho bạn hơn là bạn nghĩ đấy!
Nhầm lẫn giữa cái bạn giỏi và cái bạn thích
Bạn nên lấy giấy bút ghi lại danh sách những việc bạn giỏi và những việc bạn thích. Sau đó, bạn hãy chọn công việc bạn muốn làm. Vì công việc luôn gắn liền với sự đam mê và lòng hăng say. Nếu đã muốn làm công việc đó, chắc chắn bạn sẽ theo đuổi đến cùng. Đừng chọn những công việc bạn giỏi. Bởi lẽ, giỏi nhưng hành nghề không phù hợp với năng lực và trình độ công việc thì công việc của bạn sẽ không đạt được kết quả tốt và ngày càng trì trệ.
Nhầm lẫn giữa sở thích và nghề nghiệp
Bạn đã chọn ra những công việc bạn thích làm, nhưng bạn lại không biết bắt đầu từ đâu và nên bắt đầu như thế nào? Đừng nhầm lẫn giữa “sở thích” và “nghề nghiệp”. Nghề nghiệp là cả một tương lai đang chờ đón bạn phía trước trong khi sở thích chỉ là cái nhất thời của bạn. Bạn đừng phân vân khi chọn nghề nghiệp mà không chọn sở thích vì con người ai cũng có nhiều sở thích nhưng nghề nghiệp thì chỉ có một. Ví dụ như bạn thích nhảy, khiêu vũ, nhưng bạn biết rằng mình không thể sống đầy đủ bằng con đường này. Do đó, bạn không nên lựa chọn nghề này vì đó là một phần sở thích lớn của bạn. Bạn có thể duy trì hoạt động này để giải trí, thư giãn nhưng nên nhớ tách biệt nó với công việc chính của bạn.
Nhầm lẫn giữa một phần và toàn bộ công việc
Cái bạn thích làm không nhất thiết phải là cái chủ đạo mà bạn làm. Người ta thường có xu hướng nghĩ rằng họ phải trở thành cái họ thích thay vì làm nó. Ví dụ như bạn thích viết. Thay vì tìm kiếm những công việc để bạn dốc toàn khả năng của mình vào kỹ năng viết thì bạn lại nghĩ mình sẽ trở thành một nhà văn. Bạn cứ mải miết nghiên cứu sự nghiệp nhà văn chỉ với một mục đích là viết. Trong khi đó, bạn có thể nộp đơn vào các công ty khác với vị trí biên tập viên, phóng viên, người viết lời quảng cáo… để thỏa sức viết đồng thời phát huy những tố chất khác của bản thân.
Bên trên là 3 cách nhầm lẫn thường thấy khi chọn nghề. Hãy suy xét thấu đáo và sáng tạo hơn về công việc bạn sẽ đeo đuổi sau này. Sẽ có nhiều lựa chọn và cơ hội mở ra cho bạn hơn là bạn nghĩ đấy!
Nguyễn Trọng tổng hợp
Bài tương tự bạn quan tâm
Bạn trẻ & việc chọn nghề.
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chọn nghề, cơ hội việc làm nếu không học Đại hoc.
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chọn nghề phù hợp với tính cách
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Làm thế nào để “tự” hướng nghiệp-chọn nghề?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Yêu thiên nhiên, chọn nghề gì?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
10 lầm tưởng khi chọn nghề nghiệp
- Thread starter Mr SieuPham
- Ngày bắt đầu