KT-XH Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường Việt Nam

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường Việt Nam - Ảnh 1.


Xin ông chia sẻ với độc giả về chặng đường 30 năm hình thành và phát triển của UOB Việt Nam?

UOB gắn bó với thị trường Việt Nam từ năm 1993, khởi đầu từ một văn phòng đại diện chỉ có ba nhân sự. Năm 1995, UOB trở thành ngân hàng Singapore đầu tiên thành lập văn phòng chi nhánh tại TP. HCM.

Nhìn lại hành trình 30 năm qua, Ngân hàng UOB Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu. Chúng tôi đã chuyển đổi thành công từ một chi nhánh thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong khi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định ngay cả trong đại dịch. Kể từ khi ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Cục Đầu tư nước ngoài của Việt Nam vào tháng 4 năm 2015, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 250 công ty đầu tư vào Việt Nam, từ đó góp phần mang lại khoản đầu tư hơn 5,8 tỷ đô la Singapore và giúp tạo ra hơn 30.000 cơ hội việc làm tại Việt Nam.

Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường Việt Nam - Ảnh 2.


Năm 2023 tiếp tục chứng kiến một cột mốc quan trọng khác đối với UOB Việt Nam khi chúng tôi chào đón 575 nhân viên thuộc Citigroup, một phần trong thỏa thuận sáp nhập mảng kinh doanh ngân hàng tiêu dùng của Citigroup tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Với mạng lưới kinh doanh, hệ sinh thái đối tác cũng như danh mục sản phẩm và các năng lực được mở rộng, chúng tôi sẵn sàng phục vụ nhu cầu của một tập khách hàng lớn hơn. Cùng với việc kết nạp thêm các nhân sự mới, giờ đây chúng tôi đã có một đội ngũ lớn mạnh hơn để thúc đẩy tham vọng của UOB là trở thành một ngân hàng khu vực thực sự, giúp khách hàng đạt được các mục tiêu tài chính của họ.

Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường Việt Nam - Ảnh 3.


Ông đánh giá thế nào về môi trường đầu tư tại Việt Nam? Đâu là thách thức và cơ hội cho nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường này?

Trong bối cảnh bất ổn toàn cầu do căng thẳng địa chính trị kéo dài, việc thu hút đầu tư FDI sẽ là những thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào khác.

Căng thẳng địa chính trị kéo dài có thể khiến các công ty và cơ quan lập pháp xem xét các chiến lược giúp chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt hơn bằng cách chuyển sản xuất về nước hoặc đến các quốc gia đáng tin cậy. Điều này sẽ dẫn đến xu hướng phân mảnh địa kinh tế ngày càng gia tăng, gây ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt để thu hút dòng vốn FDI trên toàn thế giới.

Ngoài ra, chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) sẽ áp dụng cho 141 quốc gia từ năm 2024 cũng sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ cho các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, nơi ưu đãi thuế là một trong những điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, trong những năm qua, Việt Nam được coi là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền tảng chính trị ổn định, triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và môi trường kinh doanh thuận lợi. Việt Nam cũng được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, lực lượng lao động dồi dào, giá cả phải chăng và thị trường nội địa gần 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu tăng nhanh tạo ra thị trường có sức mua lớn cũng là những điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam cũng là một trong những điểm đến kinh doanh và đầu tư năng động nhất châu Á, với hình ảnh là một quốc gia có định hướng rõ ràng và nỗ lực thực hiện các cam kết mạnh mẽ từ Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Glasgow (COP26) về thu hút đầu tư chất lượng cao hướng tới một nền kinh tế trung hoà carbon và tăng trưởng xanh.

Do đó, Việt Nam vẫn có cơ hội phát triển mạnh để thu hút thêm dòng vốn FDI bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, chất lượng lực lượng lao động và các yêu cầu pháp lý để đối phó hiệu quả với GMT.

Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường Việt Nam - Ảnh 4.


Xin ông chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng đầu tư, mở rộng kinh doanh tại Việt Nam?

Chúng tôi đã thành lập các trung tâm chuyên trách về Tư vấn đầu tư FDI để hỗ trợ đầu tư và hoạt động thương mại trên toàn khu vực. Hiện tại, UOB có 10 trung tâm chuyên trách về đầu tư FDI trên khắp Châu Á bao gồm cả Việt Nam. Trung tâm FDI thứ 10 vừa đi vào hoạt động tại Nhật Bản vào tháng 6. Nhờ đó, chúng tôi có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam.

Tại Việt Nam, UOB là ngân hàng Singapore đầu tiên thành lập bộ phận Tư vấn FDI tại Việt Nam vào năm 2013 để hỗ trợ thương mại và dòng vốn FDI đang gia tăng vào Việt Nam. Năm 2015, UOB và Cục Đầu tư nước ngoài Việt Nam (FIA) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) đầu tiên, sau đó được gia hạn vào cuối năm 2020 và vừa được ký mở rộng vào tháng 7/2023, với mục đích tăng cường FDI và thương mại giữa Việt Nam và Đông Nam Á.

Thông qua việc hợp tác chặt chẽ với FIA, UOB Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một điểm đến cho các công ty nước ngoài muốn mở rộng hoạt động vào Việt Nam bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về thị trường, thông qua hội thảo trực tuyến cùng các đối tác trong hệ sinh thái của UOB, bao gồm các cơ quan chính phủ, công ty tư vấn và công ty đa quốc gia nơi họ chia sẻ chuyên môn và các giải pháp tốt nhất để đầu tư vào Việt Nam, đồng thời hỗ trợ gia nhập thị trường và cung cấp các giải pháp ngân hàng toàn diện.

Ngày nay, chúng tôi sở hữu mạng lưới rộng lớn nhất tại ASEAN trong số các ngân hàng khu vực, cho phép chúng tôi hỗ trợ liền mạch cho khách hàng của mình để phát triển trong khu vực. Tận dụng khả năng kết nối sâu rộng trong khu vực, và các giải pháp toàn diện được cung cấp thông qua các dịch vụ Tư vấn FDI, chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn FDI vào Việt Nam và hỗ trợ các công ty Việt Nam mở rộng ra khu vực.

Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường Việt Nam - Ảnh 5.


Xin ông cho biết thêm thông tin về thương vụ mua lại mảng ngân hàng tiêu dùng của Citigroup tại Việt Nam? Đây có phải là một phần trong chiến lược mở rộng hoạt động bán lẻ của UOB trong khu vực ASEAN, bên ngoài thị trường mẹ là Singapore?

Việc mua lại là một phần trong chiến lược của UOB nhằm mở rộng quy mô mảng ngân hàng bán lẻ tại ASEAN bên ngoài thị trường Singapore.

UOB tin tưởng vào tiềm năng lâu dài của khu vực Đông Nam Á và chúng tôi đã có sự cam kết, chọn lọc và kiên nhẫn trong việc tìm kiếm các cơ hội phù hợp để phát triển. Việc mua lại này được thực hiện bằng nguồn vốn thặng dư mà chúng tôi đã dành ra trong nhiều năm, kiên nhẫn chờ đợi những cơ hội phù hợp.

Hai mươi năm trước, các ngân hàng nước ngoài thống trị thị trường cạnh tranh. Giờ đây, các ngân hàng khu vực như UOB đang ở vị trí thuận lợi và không có nhiều ngân hàng có mạng lưới như chúng tôi. Chúng tôi đi trước những ngân hàng khác trong khu vực thông qua việc sáp nhập năm ngân hàng ở Singapore và năm ngân hàng trong khu vực trong 40 năm qua.

Khi Citigroup tuyên bố bán lại mảng kinh doanh ngân hàng tiêu dùng tại bốn thị trường, chúng tôi biết rằng đó là một cơ hội tuyệt vời đến đúng lúc khi ASEAN tái khởi động guồng máy tăng trưởng sau đại dịch.

Việc sáp nhập làm tăng gấp đôi cơ sở khách hàng bán lẻ hiện có của UOB tại bốn thị trường và bổ sung thêm 5.000 nhân sự vào đội ngũ nhân lực của Ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 5 năm.

Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường Việt Nam - Ảnh 6.


Ông có thể chia sẻ một số kết quả ban đầu sau Thương vụ này?

Cho đến nay, các kết quả ban đầu đã vượt hơn sự mong đợi của chúng tôi.

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ổn định. Chúng tôi đa dạng hóa thu nhập trên các sản phẩm và quốc gia đồng thời tạo ra các cơ hội bán chéo. Việc mua lại cũng đã xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững hơn với sự đa dạng hóa cả về địa lý và nguồn doanh thu. Với danh mục sản phẩm của Citigroup hướng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh thẻ và cho vay tín chấp, phí thẻ tín dụng ròng của Ngân hàng đã tăng gần gấp đôi trong quý đầu tiên của năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó danh mục sản phẩm của Citigroup đóng góp một phần tư trong số này và tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tín chấp của Ngân hàng dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi vào cuối năm 2023. Riêng các khoản cho vay và tiền gửi cũng tăng gần 10% và 15% trong quý đầu tiên của năm 2023 so với một năm trước đó.

Thứ hai, với việc hoàn tất việc mua lại ở Indonesia vào cuối năm 2023, bốn thị trường này dự kiến sẽ mang lại khoản tăng 1 tỷ đô la Singapore cho doanh thu cả năm của Ngân hàng.

Thứ ba, về khía cạnh con người, hai đội ngũ nhân sự đang hòa nhập tốt.

Thư tư, tại Việt Nam, việc mua lại sẽ tăng gấp ba cơ sở khách hàng bán lẻ, tăng gấp đôi số dư tiền gửi và cho vay bán lẻ của UOB Việt Nam, cung cấp cho Ngân hàng một danh mục đầy đủ các sản phẩm tín chấp, bao gồm thẻ tín dụng và cho vay tín chấp cá nhân, bổ sung cho các khoản vay mua ô tô và thế chấp hiện tại.

Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường Việt Nam - Ảnh 7.


Xin ông chia sẻ định hướng chiến lược của UOB trong tương lai tại Việt Nam?

Chúng tôi sẽ tăng cường đầu tư để phát triển việc kinh doanh tại Việt Nam. Việc mua lại mảng kinh doanh ngân hàng tiêu dùng của Citigroup tại Việt Nam mang đến cho chúng tôi cơ hội tuyệt vời để củng cố vị thế của mình trên thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh bán lẻ sang chương tăng trưởng tiếp theo với danh mục sản phẩm, mạng lưới và hệ sinh thái đối tác được mở rộng.

Chiến lược phát triển của chúng tôi sẽ dựa trên 3 trụ cột chiến lược – Sự kết nối, Cá nhân hóa và Tính bền vững.

Thứ nhất, đối với dịch vụ ngân hàng bán buôn, trọng tâm chiến lược của chúng tôi là Sự kết nối, nghĩa là chúng tôi sẽ tận dụng mạng lưới ASEAN rộng khắp để cung cấp sự hỗ trợ liền mạch cho khách hàng phát triển trong khu vực. Chúng tôi đang tăng tốc để hiện thực hóa các cơ hội mở rộng chuỗi cung ứng với bộ sản phẩm và dịch vụ ngân hàng toàn diện của chúng tôi trên các phân khúc kinh doanh.

Thứ hai, đối với ngân hàng bán lẻ, trọng tâm chiến lược của chúng tôi là Cá nhân hóa: có nghĩa là thấu hiểu nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng, đạt được thông qua sự kết hợp của hai yếu tố: dữ liệu và những hiểu biết có được từ mối quan hệ với khách hàng, qua đó tạo ra các giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng, theo phương thức gắn kết khách hàng và dự đoán tốt hơn các mục tiêu trong cuộc sống của họ. Để thu hút và phục vụ cơ sở khách hàng lớn hơn, UOB Việt Nam sẽ tăng cường nỗ lực xây dựng năng lực kỹ thuật số đồng thời đầu tư vào chiến lược đa kênh để đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiếu đa dạng của khách hàng.

Thứ ba, một trụ cột quan trọng nữa chính là tính bền vững. Chúng tôi sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển một cách có trách nhiệm và mang lại tác động tích cực đến môi trường cũng như thúc đẩy sự hòa nhập xã hội bên cạnh sự phát triển về kinh tế.

Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường Việt Nam - Ảnh 8.


Ngoài hoạt động kinh doanh, UOB có những dự án nào để đóng góp cho cộng đồng trong thời gian tới không thưa ông?

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, chúng tôi cũng thúc đẩy các sáng kiến hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt chú trọng vào thế hệ tương lai và cộng đồng nghệ thuật tại Việt Nam.

Để kỷ niệm 30 năm có mặt tại Việt Nam, UOB Việt Nam công bố hợp tác với SaigonChildren’s Charity để hỗ trợ dự án trang bị phòng máy tính cho các trường học ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong 5 năm tới. Dự án kỳ vọng sẽ giúp hơn 2.000 em học sinh tiếp cận với môi trường học tập kỹ thuật số và cải thiện kỹ năng máy tính của mình. UOB Việt Nam đã và đang đồng hành cùng Saigon Children’s Charity trong những năm qua để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Dự án này là một phần của chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) mang tên UOB Heartbeat, với mục đích tạo ra lợi ích bền vững cho một xã hội yêu thương và hòa nhập hơn.

Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường Việt Nam - Ảnh 9.


Để khuyến khích các nghệ sĩ tài năng theo đuổi niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật của họ, cuộc thi nghệ thuật hàng đầu khu vực UOB Painting of the Year đã được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam tháng 5 vừa qua. Thông qua cuộc thi này, Ngân hàng đặt mục tiêu phát hiện và nuôi dưỡng thế hệ nghệ sĩ tiếp theo của khu vực. Vào tháng 10 năm nay, chúng tôi sẽ chào đón 8 người chiến thắng đầu tiên tại Việt Nam để tham gia cuộc thi cấp khu vực ASEAN.

Link bài gốc: Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường Việt Nam
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,114
Bài viết
63,333
Thành viên
86,294
Thành viên mới nhất
noithatdiemnhan1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN