01
Anh không phải là cậu con trai ngoan trong mắt bố mẹ, thậm chí nhiều lần, anh đã khiến bố mẹ cảm thấy phiền lòng và liên tục lo lắng vì anh rất thích đánh nhau. Hồi học lớp 7, anh từng khiến một cậu bạn suýt phải bỏ mạng. Vì lý do này, bố mẹ anh đã nhận được thư cảnh cáo của hiệu trưởng có thể đuổi con trai họ bất cứ lúc nào nếu vẫn tiếp tục đánh nhau.
Tuy nhiên, anh vẫn "chứng nào tật nấy", dù bố mẹ đã cố hết sức răn dạy con trai. Ở tuổi 16, anh chính thức bị đuổi học. Ấy vậy, trong khi bố mẹ anh vô cùng buồn rầu về con trai, giáo viên thể chất của trường lại tìm đến tận nhà anh và thuyết phục gia đình cho anh tham gia thi vào đội tuyển đấu vật quốc gia.
Bố anh vội lắc đầu vì lo sợ con trai mình có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người khác, thậm chí có thể phải đi tù để trả giá. Nhưng giáo viên thể chất vẫn cố gắng thuyết phục bố mẹ anh cho anh một cơ hội. Bố anh cuối cùng cũng miễn cưỡng đồng ý.
Nhờ vào sự kiên trì của vị giáo viên kia mà cuộc đời anh thay đổi. Anh chính là đô vật người Nga nổi tiếng thế giới Aleksandr Karelin. Giành huy chương vàng tại các kỳ Thế vận hội năm 1988, 1992, và 1996, anh được mệnh danh là "Gấu Nga," "Alexander Đại đế" và "The Experiment".
02
Còn câu chuyện của cô cũng phải trải qua một hành trình "đấu tranh" tâm lí, vượt qua rào cản của tâm lí bản thân để theo đuổi đam mê. Sinh năm 1989 trong một gia đình giàu có ở Ba Lan, cô mê mẩn môn bóng bàn từ năm 7 tuổi. Tuy nhiên, khi sinh ra, cô đã không có bàn tay và cẳng tay ở cánh tay phải.
Năm 11 tuổi, cô tham gia Thế vận hội Paralympic; tới năm 15 tuổi, cô giành Giải vô địch bóng bàn năm 2004 tại Athens. Mặc dù không đủ điều kiện để tham gia Thế vận hội Bắc Kinh 2008 nhưng HLV vẫn tin tưởng và chọn cô vào đội nữ. Kết quả năm ấy khiến nhiều người bất ngờ khi đội Ba Lan đã đánh bại đội tuyển Đức với tỉ số 3-1. Cô - vận động viên Natalia Patika, đã nhận được sự hoan nghênh vô cùng lớn từ khán giả.
03
Học cách tôn trọng con cái là một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Giống như con trẻ, các bậc phụ huynh cũng từng phải trải qua khoảng thời gian "muốn được trở thành người lớn".
Con trẻ có ưu điểm, có khuyết điểm, điều chúng cần hơn tất cả chính là sự bao dung và lắng nghe từ bố mẹ. Đặc biệt, ở độ tuổi này, chúng muốn thấy được sự hỗ trợ và niềm tin từ người lớn. Tin đứa trẻ khác mà không tin con mình, loại hành vi này sẽ dễ khiến con trẻ nổi loạn, làm những việc không nên làm.
"Thời kỳ nở hoa của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Cần tập trung vào sự độc đáo và điểm sáng của trẻ", nhà tâm lý học người Áo Alfred Adler từng bày tỏ quan điểm. Một đứa trẻ, nếu nhận được định hướng giáo dục đúng đắn từ gia đình - trường học đầu tiên trong đời - chắc chắn sẽ trở thành người có ích.
Cái giá cho hào quang: Nữ vận động viên nổi tiếng "không còn nhớ cảm giác ăn uống bình thường là thế nào nữa"
Link bài gốc: Cậu bé thích đánh nhau, bố không tin tưởng sau này trở thành vận động viên nổi tiếng thế giới
Anh không phải là cậu con trai ngoan trong mắt bố mẹ, thậm chí nhiều lần, anh đã khiến bố mẹ cảm thấy phiền lòng và liên tục lo lắng vì anh rất thích đánh nhau. Hồi học lớp 7, anh từng khiến một cậu bạn suýt phải bỏ mạng. Vì lý do này, bố mẹ anh đã nhận được thư cảnh cáo của hiệu trưởng có thể đuổi con trai họ bất cứ lúc nào nếu vẫn tiếp tục đánh nhau.
Tuy nhiên, anh vẫn "chứng nào tật nấy", dù bố mẹ đã cố hết sức răn dạy con trai. Ở tuổi 16, anh chính thức bị đuổi học. Ấy vậy, trong khi bố mẹ anh vô cùng buồn rầu về con trai, giáo viên thể chất của trường lại tìm đến tận nhà anh và thuyết phục gia đình cho anh tham gia thi vào đội tuyển đấu vật quốc gia.
Bố anh vội lắc đầu vì lo sợ con trai mình có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người khác, thậm chí có thể phải đi tù để trả giá. Nhưng giáo viên thể chất vẫn cố gắng thuyết phục bố mẹ anh cho anh một cơ hội. Bố anh cuối cùng cũng miễn cưỡng đồng ý.
Nhờ vào sự kiên trì của vị giáo viên kia mà cuộc đời anh thay đổi. Anh chính là đô vật người Nga nổi tiếng thế giới Aleksandr Karelin. Giành huy chương vàng tại các kỳ Thế vận hội năm 1988, 1992, và 1996, anh được mệnh danh là "Gấu Nga," "Alexander Đại đế" và "The Experiment".
![Cậu bé thích đánh nhau, bố không tin tưởng sau này trở thành vận động viên nổi tiếng thế giới - Ảnh 1.](/proxy.php?image=https%3A%2F%2Fcafefcdn.com%2Fthumb_w%2F640%2F203337114487263232%2F2022%2F11%2F8%2Fphoto-2-1667899489170240698569.jpg&hash=7c2c121b443cf6f4f77bf43240d2f000)
02
Còn câu chuyện của cô cũng phải trải qua một hành trình "đấu tranh" tâm lí, vượt qua rào cản của tâm lí bản thân để theo đuổi đam mê. Sinh năm 1989 trong một gia đình giàu có ở Ba Lan, cô mê mẩn môn bóng bàn từ năm 7 tuổi. Tuy nhiên, khi sinh ra, cô đã không có bàn tay và cẳng tay ở cánh tay phải.
Năm 11 tuổi, cô tham gia Thế vận hội Paralympic; tới năm 15 tuổi, cô giành Giải vô địch bóng bàn năm 2004 tại Athens. Mặc dù không đủ điều kiện để tham gia Thế vận hội Bắc Kinh 2008 nhưng HLV vẫn tin tưởng và chọn cô vào đội nữ. Kết quả năm ấy khiến nhiều người bất ngờ khi đội Ba Lan đã đánh bại đội tuyển Đức với tỉ số 3-1. Cô - vận động viên Natalia Patika, đã nhận được sự hoan nghênh vô cùng lớn từ khán giả.
![Cậu bé thích đánh nhau, bố không tin tưởng sau này trở thành vận động viên nổi tiếng thế giới - Ảnh 2.](/proxy.php?image=https%3A%2F%2Fcafefcdn.com%2Fthumb_w%2F640%2F203337114487263232%2F2022%2F11%2F8%2Fphoto-1-16678994862171044940678.jpg&hash=670b64961a935b014b335730118b894e)
03
Học cách tôn trọng con cái là một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Giống như con trẻ, các bậc phụ huynh cũng từng phải trải qua khoảng thời gian "muốn được trở thành người lớn".
Con trẻ có ưu điểm, có khuyết điểm, điều chúng cần hơn tất cả chính là sự bao dung và lắng nghe từ bố mẹ. Đặc biệt, ở độ tuổi này, chúng muốn thấy được sự hỗ trợ và niềm tin từ người lớn. Tin đứa trẻ khác mà không tin con mình, loại hành vi này sẽ dễ khiến con trẻ nổi loạn, làm những việc không nên làm.
"Thời kỳ nở hoa của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Cần tập trung vào sự độc đáo và điểm sáng của trẻ", nhà tâm lý học người Áo Alfred Adler từng bày tỏ quan điểm. Một đứa trẻ, nếu nhận được định hướng giáo dục đúng đắn từ gia đình - trường học đầu tiên trong đời - chắc chắn sẽ trở thành người có ích.
Cái giá cho hào quang: Nữ vận động viên nổi tiếng "không còn nhớ cảm giác ăn uống bình thường là thế nào nữa"
Link bài gốc: Cậu bé thích đánh nhau, bố không tin tưởng sau này trở thành vận động viên nổi tiếng thế giới
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tưng bừng ngày khai giảng năm học mới, hội cầu thủ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Câu hỏi phỏng vấn: 0 lớn hơn 2, 2 lớn hơn 5, 5 lớn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hai cậu bé tìm thấy “kho báu bí mật” khi chơi đào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Anh bộ đội siêng đi ăn cưới bỗng "chốt" được vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu