Những năm gần đây, khi quỹ đất tại trung tâm Hà Nội gần như đã cạn kiệt, cùng đó giá đất ngày một tăng cao. Theo đó, nhiều nhà đầu tư đã có xu hướng dịch chuyển đến cùng ven và các tỉnh tìm kiếm cơ hội đầu tư, khiến giá đất cũng tăng đột biến.
Cùng sức nóng của nhu cầu đầu tư, nhiều người đã đổ hết vốn liếng để đầu tư đất đai, nhà cửa ở các khu vực ven đô, nhất là những nơi có thông tin quy hoạch hạ tầng, khu đô thị,...
Tuy nhiên, nhiều trường hợp do không tìm hiểu kỹ thông tin dự án và đặt niềm tin quá lớn, dẫn đến việc nhà đầu tư bị thiệt hại nặng nề, thậm chí lỗ cả tỷ đồng.
Theo anh Quang Hưng - nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, thời điểm năm 2019 khi thị trường bất động sản tại Quảng Ninh mới nổi lên, mỗi ngày anh nhận hàng chục cuộc điện thoại từ môi giới bất động sản mời mua đất. Ban đầu, anh Hưng không có ý định đầu tư tại thị trường này mà muốn mua đất trong nội đô rồi xây nhà cho thuê sẽ bền vững, an toàn hơn.
Cùng thời điểm đó, sau khi có thông tin Quảng Ninh chuẩn bị thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn, anh Hưng bắt đầu mới chú ý tới thị trường này và sôi sục đi tìm mua đất.
Ôm đất đóng sóng, nhiều nhà đầu tư lâm cảnh "tiến thoái lưỡng nan". ảnh minh họa
Nhớ lại ngày ấy, anh Hưng kể: “Tôi cũng đọc nhiều thông tin thấy rằng các đặc khu kinh tế trên thế giới được thành lập giá đất đều nóng sốt, tăng chóng mặt. Nên khi đó tôi nghĩ nếu đi trước đón đầu có thể sẽ hái ra tiền”.
Sau đó, anh Hưng đã bỏ ra 7 tỷ đồng để mua 3 lô đất, mỗi lô có diện tích 80m2, tổng là 240m2, tương hơn 29 triệu đồng/m2. Thời điểm mới xuống tiền, chỉ trong vài ngày những mảnh đất của anh Hưng tăng vọt từ 29 triệu đồng/m2 lên đến 35 triệu đồng/m2, thậm chí có mảnh còn được trả lên tới gần 40 triệu đồng/m2.
Khi đó nhẩm tính anh Hưng đã thấy lãi từ 1,5 - 2,1 tỷ đồng. Lúc đấy, anh Hưng vẫn đắc chí rằng đầu tư đất tại Vân Đồn là quyết định đúng đắn nên dù lãi anh vẫn quyết chờ thêm một thời gian nữa rồi bán ra.
Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính, chỉ trong 2 tháng đầu tư, việc thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn được tạm dừng. Từ đó, giá đất liên tục “lao dốc” về giá trị thật. Thậm chí, bước qua đầu năm 2020 do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 giá đất lại tiếp tục giảm thêm.
“Từ lúc đạt đỉnh khoảng 35 triệu đồng/m2, giá đất tại Vân Đồn rớt thê thảm xuống còn còn hơn 22 - 23 triệu đồng/m2. Đến năm 2021, giá đất đã được đưa về khoảng 16 - 20 triệu đồng/m2. Giá đã chạm đáy khiến tôi băn khoăn giữ lại cũng không được mà bán cũng không xong”, anh Hưng chia sẻ.
Mặc dù lỗ nặng nhưng đến tháng 3/2021 lợi dụng cơn sốt đất cục bộ khiến thị trường bất động sản nóng lên. anh Hưng đã phải bán tất cả 3 lô đất, với giá 20 triệu đồng/m2, tổng 4,8 tỷ đồng, tức lỗ 2,2 tỷ đồng sau hơn 1 năm đầu tư.
“Tình hình lúc đó tôi cũng muốn biết nên làm thế nào, vì rõ ràng nếu cứ giữ cũng sẽ có lúc quay lại giá ban đầu nhưng không biết thời gian chờ bao lâu. Còn nếu bán đi thì tôi lỗ tới hơn 2 tỷ đồng. Giá như tôi bán ngay lúc đầu có lãi thì không đến mức lỗ thê thảm như này”, anh Hưng nói.
Thực tế, trên thị trường bất động sản không thiếu những trường hợp phải cắt lỗ nặng khi chạy theo xu hướng đón đầu quy hoạch. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nhiều nhà đầu tư F0 vẫn còn là “tín đồ” của xu hướng này, trong khi vẫn còn non kinh nghiệm.
Link bài gốc: ‘Cầm đèn chạy trước ô tô’, nhà đầu tư lỗ ngay hơn 2 tỷ đồng
Cùng sức nóng của nhu cầu đầu tư, nhiều người đã đổ hết vốn liếng để đầu tư đất đai, nhà cửa ở các khu vực ven đô, nhất là những nơi có thông tin quy hoạch hạ tầng, khu đô thị,...
Tuy nhiên, nhiều trường hợp do không tìm hiểu kỹ thông tin dự án và đặt niềm tin quá lớn, dẫn đến việc nhà đầu tư bị thiệt hại nặng nề, thậm chí lỗ cả tỷ đồng.
Theo anh Quang Hưng - nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, thời điểm năm 2019 khi thị trường bất động sản tại Quảng Ninh mới nổi lên, mỗi ngày anh nhận hàng chục cuộc điện thoại từ môi giới bất động sản mời mua đất. Ban đầu, anh Hưng không có ý định đầu tư tại thị trường này mà muốn mua đất trong nội đô rồi xây nhà cho thuê sẽ bền vững, an toàn hơn.
Cùng thời điểm đó, sau khi có thông tin Quảng Ninh chuẩn bị thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn, anh Hưng bắt đầu mới chú ý tới thị trường này và sôi sục đi tìm mua đất.
Ôm đất đóng sóng, nhiều nhà đầu tư lâm cảnh "tiến thoái lưỡng nan". ảnh minh họa
Nhớ lại ngày ấy, anh Hưng kể: “Tôi cũng đọc nhiều thông tin thấy rằng các đặc khu kinh tế trên thế giới được thành lập giá đất đều nóng sốt, tăng chóng mặt. Nên khi đó tôi nghĩ nếu đi trước đón đầu có thể sẽ hái ra tiền”.
Sau đó, anh Hưng đã bỏ ra 7 tỷ đồng để mua 3 lô đất, mỗi lô có diện tích 80m2, tổng là 240m2, tương hơn 29 triệu đồng/m2. Thời điểm mới xuống tiền, chỉ trong vài ngày những mảnh đất của anh Hưng tăng vọt từ 29 triệu đồng/m2 lên đến 35 triệu đồng/m2, thậm chí có mảnh còn được trả lên tới gần 40 triệu đồng/m2.
Khi đó nhẩm tính anh Hưng đã thấy lãi từ 1,5 - 2,1 tỷ đồng. Lúc đấy, anh Hưng vẫn đắc chí rằng đầu tư đất tại Vân Đồn là quyết định đúng đắn nên dù lãi anh vẫn quyết chờ thêm một thời gian nữa rồi bán ra.
Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính, chỉ trong 2 tháng đầu tư, việc thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn được tạm dừng. Từ đó, giá đất liên tục “lao dốc” về giá trị thật. Thậm chí, bước qua đầu năm 2020 do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 giá đất lại tiếp tục giảm thêm.
“Từ lúc đạt đỉnh khoảng 35 triệu đồng/m2, giá đất tại Vân Đồn rớt thê thảm xuống còn còn hơn 22 - 23 triệu đồng/m2. Đến năm 2021, giá đất đã được đưa về khoảng 16 - 20 triệu đồng/m2. Giá đã chạm đáy khiến tôi băn khoăn giữ lại cũng không được mà bán cũng không xong”, anh Hưng chia sẻ.
Mặc dù lỗ nặng nhưng đến tháng 3/2021 lợi dụng cơn sốt đất cục bộ khiến thị trường bất động sản nóng lên. anh Hưng đã phải bán tất cả 3 lô đất, với giá 20 triệu đồng/m2, tổng 4,8 tỷ đồng, tức lỗ 2,2 tỷ đồng sau hơn 1 năm đầu tư.
“Tình hình lúc đó tôi cũng muốn biết nên làm thế nào, vì rõ ràng nếu cứ giữ cũng sẽ có lúc quay lại giá ban đầu nhưng không biết thời gian chờ bao lâu. Còn nếu bán đi thì tôi lỗ tới hơn 2 tỷ đồng. Giá như tôi bán ngay lúc đầu có lãi thì không đến mức lỗ thê thảm như này”, anh Hưng nói.
Thực tế, trên thị trường bất động sản không thiếu những trường hợp phải cắt lỗ nặng khi chạy theo xu hướng đón đầu quy hoạch. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nhiều nhà đầu tư F0 vẫn còn là “tín đồ” của xu hướng này, trong khi vẫn còn non kinh nghiệm.
Link bài gốc: ‘Cầm đèn chạy trước ô tô’, nhà đầu tư lỗ ngay hơn 2 tỷ đồng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tưng bừng ngày khai giảng năm học mới, hội cầu thủ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia: Từ nay đến cuối năm, lãi suất cho vay...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Jack nói gì về chuyện Messi đồng ý xuất hiện trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bãi bỏ ‘cấm’ vay vốn: Cuộc ‘đại phẫu’ thị trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
‘Cảm ơn công ty đã sa thải tôi’: Đang ổn định với...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu