TIN MỚI
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, tần suất sử dụng TV, máy tính bảng và điện thoại của con người đã tăng lên trông thấy. Trẻ em cũng không ngoại lệ. Dù phần lớn thời gian trẻ nhìn màn hình là để học từ xa trên các lớp học trực tuyến, nhiều bậc phụ huynh vẫn lo ngại rằng con em mình đang tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử.
BS Nhi khoa Jenny Radesky - chuyên gia về trẻ em và phương tiện truyền thông tại Bệnh viện Nhi C.S. Mott thuộc ĐH Michigan - cho biết, cha mẹ không nên nhìn nhận việc trẻ em sử dụng thiết bị điện tử theo chiều hướng xấu.
Theo nhiều khuyến cáo, trẻ em dưới 18 tháng tuổi không nên xem TV hay điện thoại, còn trẻ em trong độ tuổi từ 2-5 chỉ nên xem các chương trình có chất lượng trong không quá 1 tiếng. Tuy nhiên, hầu như chẳng có gia đình nào làm được điều này trên thực tế. Giờ đây, trẻ không chỉ dùng thiết bị điện tử để giải trí mà còn để giao tiếp với giáo viên, bạn bè và người thân.
Quá chú trọng giới hạn thời gian xem màn hình của trẻ có thể khiến các bậc phụ huynh cảm thấy tội lỗi, chẳng hạn như khi trẻ dùng FaceTime quá số giờ quy định để trò chuyện với ông bà. Chưa kể đến việc đại dịch lần này khiến chúng ta vừa tất bật làm việc tại nhà, vừa bận bịu trông nom những đứa trẻ đang cần sự chú ý.
Quản lý việc trẻ sử dụng các thiết bị điện tử bằng “nguyên tắc 3C”
BS. Radesky gợi ý, trong thời điểm này, thay vì hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của con, cha mẹ nên chú ý hơn đến các yếu tố: con thuộc đối tượng nào, con đang xem gì và làm thế nào để tương tác với con. Đây là “nguyên tắc 3C” của BS. Radesky: Child (Con cái) - Content (Nội dung) - Context (Bối cảnh).
Child (Con cái)
“Bạn biết rõ đứa trẻ hơn bất kỳ ai khác nên bạn là người tốt nhất để quyết định con nên xem gì và trong bao lâu”, cô nói. Chẳng hạn, nếu đứa trẻ là người hay lo lắng, phụ huynh nên tránh cho con xem tin tức hoặc video đáng sợ. Nếu con thích xem ca nhạc, tìm các kênh có chương trình ca hát hoặc một vở nhạc kịch mà con có thể nghe lại album sau đó.
Content (Nội dung)
Về mặt nội dung, đây là yếu tố quan trọng nhất đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi, hơn hẳn thời gian xem hay kích cỡ màn hình. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên ưu tiên những nội dung được phát triển từ nguồn uy tín. Họ cũng có thể tham khảo các khung khuyến nghị về phim, chương trình TV, sách, ứng dụng và trò chơi theo lứa tuổi để chọn ra nội dung phù hợp cho con cái.
Kênh YouTube của Thủy cung Vịnh Monterey và Facebook của Vườn thú Cincinnati cũng là một chương trình mang tính giáo dục và giải trí cao dành cho trẻ em, với các chương trình livestream thủy cung và vườn thú trực tuyến.
Những chương trình livestream dạng này cũng tái hiện nhịp sống ở ngoài đời thực - giúp trẻ giảm bớt sự phấn khích thái quá - điều xảy ra khi não bộ bị kích thích quá mức bởi các trải nghiệm giác quan. Một số nhà nghiên cứu tin rằng các chương trình có nhịp độ nhanh và quá hấp dẫn có thể sẽ khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về khả năng tập trung hơn so với các chương trình có nhịp độ chậm.
Trẻ lớn hơn có thể chuyển sang chơi những game mà các nhà nghiên cứu đã chứng minh là không có liên quan tới các hành vi bạo lực. Bằng cách chơi game, trẻ sẽ vẫn duy trì được các mối quan hệ xã hội trong thời gian mà các tương tác trực tiếp đều bị hạn chế.
Context (Bối cảnh)
Bối cảnh là cách mà chúng ta tương tác với con cái xung quanh các phương tiện truyền thông. BS Radesky khuyến khích cha mẹ ngồi xuống và tham gia cùng con cái khi chúng xem TV hoặc điện thoại. Việc phụ huynh tỏ ra hứng thú với những thứ con cái đang làm sẽ giúp làm trẻ thêm phần tự tin hơn.
Nếu quá bận bịu với công việc và không có thời gian để ngồi cùng con, bạn có thể để chúng sử dụng các ứng dụng kết nối trực tuyến với bạn bè hoặc các người thân khác trong gia đình. Chẳng hạn, ứng dụng Caribu cho phép trẻ đọc sách hay tô màu cùng với những người khác từ xa.
Nếu có thể, cha mẹ nên kiểm soát việc sử dụng thiết bị điện tử của con cái bằng cách hỏi trẻ đã học hoặc xem được gì thú vị rồi. BS. Radesky cũng khuyên cha mẹ nên để trẻ xem các video dạy nấu ăn, sau đó biến nó thành một hoạt động thực sự bằng cách rủ trẻ tham gia nấu nướng cùng gia đình.
Các lưu ý khác khi cho trẻ dùng điện thoại hay xem TV
Để hạn chế các cuộc cãi vã, cha mẹ nên thảo luận với trẻ và cùng nhau đặt ra các giới hạn về việc sử dụng thiết bị điện tử trong nhà. Cha mẹ cũng cần khuyến khích con duy trì các giới hạn này lâu nhất có thể. Trẻ con, đặc biệt là những đứa bé nhỏ tuổi, thường rất thích làm theo hệ thống, nhất là trong thời điểm bất ổn này.
Ngoài ra, cả nhà nên thống nhất hạn chế nhìn điện thoại hoặc xem TV ít nhất 1-2 tiếng trước khi lên giường để tránh ảnh hưởng tới chu kỳ ngủ. Nếu được, hãy dành một chút thời gian để ra ngoài hít thở không khí. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các hoạt động ngoài trời giúp trẻ giảm stress, tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa mỏi mắt.
Cuối cùng, cha mẹ cần phải nhớ rằng chính bản thân họ cũng phải làm gương, vì họ chính là hình mẫu mà con cái hay noi theo. Dù thích lướt điện thoại, trò chuyện trên mạng xã hội hay xem tin tức tới đâu, bạn cũng nên nghỉ ngơi điều độ để con cái học tập theo.
Đại dịch Covid-19 có thể sẽ còn kéo dài, vì thế phụ huynh nên xây dựng những thói quen mới mang tính bền vững và thực tế. Trên hết, đừng cảm thấy tội lỗi khi sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn bình thường. Tại thời điểm này, chúng là vừa là công cụ giúp bạn làm việc từ xa, vừa là giải pháp giúp trẻ bớt nhàm chán trong những ngày bị kẹt ở nhà.
“Điều mà con cái cần để có một tinh thần khỏe mạnh chính là cha mẹ”, BS. Radesky nói. “Nếu bạn đang cảm thấy áp lực và phân tán, hãy dành thời gian cho các hoạt động giúp mình bình tĩnh trở lại, suy nghĩ thông suốt hơn và chú ý hơn tới những nhu cầu của con. Đây là những gì bạn cần để giúp trẻ thích nghi tốt hơn với tình hình này”.
(Theo NYT)
Dán mắt vào màn hình hàng giờ đồng hồ, những gì đọng lại chỉ là con số 0: Chúng ta chơi điện thoại hay bị "điện thoại chơi"?
Theo ICTVietNam
Link bài gốc: Áp dụng nguyên tắc 3C này, phụ huynh sẽ không còn phải đau đầu vì con cái cứ dán mắt vào màn hình suốt kỳ nghỉ tránh dịch
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, tần suất sử dụng TV, máy tính bảng và điện thoại của con người đã tăng lên trông thấy. Trẻ em cũng không ngoại lệ. Dù phần lớn thời gian trẻ nhìn màn hình là để học từ xa trên các lớp học trực tuyến, nhiều bậc phụ huynh vẫn lo ngại rằng con em mình đang tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử.
BS Nhi khoa Jenny Radesky - chuyên gia về trẻ em và phương tiện truyền thông tại Bệnh viện Nhi C.S. Mott thuộc ĐH Michigan - cho biết, cha mẹ không nên nhìn nhận việc trẻ em sử dụng thiết bị điện tử theo chiều hướng xấu.
Theo nhiều khuyến cáo, trẻ em dưới 18 tháng tuổi không nên xem TV hay điện thoại, còn trẻ em trong độ tuổi từ 2-5 chỉ nên xem các chương trình có chất lượng trong không quá 1 tiếng. Tuy nhiên, hầu như chẳng có gia đình nào làm được điều này trên thực tế. Giờ đây, trẻ không chỉ dùng thiết bị điện tử để giải trí mà còn để giao tiếp với giáo viên, bạn bè và người thân.
Quá chú trọng giới hạn thời gian xem màn hình của trẻ có thể khiến các bậc phụ huynh cảm thấy tội lỗi, chẳng hạn như khi trẻ dùng FaceTime quá số giờ quy định để trò chuyện với ông bà. Chưa kể đến việc đại dịch lần này khiến chúng ta vừa tất bật làm việc tại nhà, vừa bận bịu trông nom những đứa trẻ đang cần sự chú ý.
Quản lý việc trẻ sử dụng các thiết bị điện tử bằng “nguyên tắc 3C”
BS. Radesky gợi ý, trong thời điểm này, thay vì hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của con, cha mẹ nên chú ý hơn đến các yếu tố: con thuộc đối tượng nào, con đang xem gì và làm thế nào để tương tác với con. Đây là “nguyên tắc 3C” của BS. Radesky: Child (Con cái) - Content (Nội dung) - Context (Bối cảnh).
Child (Con cái)
“Bạn biết rõ đứa trẻ hơn bất kỳ ai khác nên bạn là người tốt nhất để quyết định con nên xem gì và trong bao lâu”, cô nói. Chẳng hạn, nếu đứa trẻ là người hay lo lắng, phụ huynh nên tránh cho con xem tin tức hoặc video đáng sợ. Nếu con thích xem ca nhạc, tìm các kênh có chương trình ca hát hoặc một vở nhạc kịch mà con có thể nghe lại album sau đó.
Content (Nội dung)
Về mặt nội dung, đây là yếu tố quan trọng nhất đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi, hơn hẳn thời gian xem hay kích cỡ màn hình. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên ưu tiên những nội dung được phát triển từ nguồn uy tín. Họ cũng có thể tham khảo các khung khuyến nghị về phim, chương trình TV, sách, ứng dụng và trò chơi theo lứa tuổi để chọn ra nội dung phù hợp cho con cái.
Kênh YouTube của Thủy cung Vịnh Monterey và Facebook của Vườn thú Cincinnati cũng là một chương trình mang tính giáo dục và giải trí cao dành cho trẻ em, với các chương trình livestream thủy cung và vườn thú trực tuyến.
Những chương trình livestream dạng này cũng tái hiện nhịp sống ở ngoài đời thực - giúp trẻ giảm bớt sự phấn khích thái quá - điều xảy ra khi não bộ bị kích thích quá mức bởi các trải nghiệm giác quan. Một số nhà nghiên cứu tin rằng các chương trình có nhịp độ nhanh và quá hấp dẫn có thể sẽ khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về khả năng tập trung hơn so với các chương trình có nhịp độ chậm.
Trẻ lớn hơn có thể chuyển sang chơi những game mà các nhà nghiên cứu đã chứng minh là không có liên quan tới các hành vi bạo lực. Bằng cách chơi game, trẻ sẽ vẫn duy trì được các mối quan hệ xã hội trong thời gian mà các tương tác trực tiếp đều bị hạn chế.
Context (Bối cảnh)
Bối cảnh là cách mà chúng ta tương tác với con cái xung quanh các phương tiện truyền thông. BS Radesky khuyến khích cha mẹ ngồi xuống và tham gia cùng con cái khi chúng xem TV hoặc điện thoại. Việc phụ huynh tỏ ra hứng thú với những thứ con cái đang làm sẽ giúp làm trẻ thêm phần tự tin hơn.
Nếu quá bận bịu với công việc và không có thời gian để ngồi cùng con, bạn có thể để chúng sử dụng các ứng dụng kết nối trực tuyến với bạn bè hoặc các người thân khác trong gia đình. Chẳng hạn, ứng dụng Caribu cho phép trẻ đọc sách hay tô màu cùng với những người khác từ xa.
Nếu có thể, cha mẹ nên kiểm soát việc sử dụng thiết bị điện tử của con cái bằng cách hỏi trẻ đã học hoặc xem được gì thú vị rồi. BS. Radesky cũng khuyên cha mẹ nên để trẻ xem các video dạy nấu ăn, sau đó biến nó thành một hoạt động thực sự bằng cách rủ trẻ tham gia nấu nướng cùng gia đình.
Các lưu ý khác khi cho trẻ dùng điện thoại hay xem TV
Để hạn chế các cuộc cãi vã, cha mẹ nên thảo luận với trẻ và cùng nhau đặt ra các giới hạn về việc sử dụng thiết bị điện tử trong nhà. Cha mẹ cũng cần khuyến khích con duy trì các giới hạn này lâu nhất có thể. Trẻ con, đặc biệt là những đứa bé nhỏ tuổi, thường rất thích làm theo hệ thống, nhất là trong thời điểm bất ổn này.
Ngoài ra, cả nhà nên thống nhất hạn chế nhìn điện thoại hoặc xem TV ít nhất 1-2 tiếng trước khi lên giường để tránh ảnh hưởng tới chu kỳ ngủ. Nếu được, hãy dành một chút thời gian để ra ngoài hít thở không khí. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các hoạt động ngoài trời giúp trẻ giảm stress, tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa mỏi mắt.
Cuối cùng, cha mẹ cần phải nhớ rằng chính bản thân họ cũng phải làm gương, vì họ chính là hình mẫu mà con cái hay noi theo. Dù thích lướt điện thoại, trò chuyện trên mạng xã hội hay xem tin tức tới đâu, bạn cũng nên nghỉ ngơi điều độ để con cái học tập theo.
Đại dịch Covid-19 có thể sẽ còn kéo dài, vì thế phụ huynh nên xây dựng những thói quen mới mang tính bền vững và thực tế. Trên hết, đừng cảm thấy tội lỗi khi sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn bình thường. Tại thời điểm này, chúng là vừa là công cụ giúp bạn làm việc từ xa, vừa là giải pháp giúp trẻ bớt nhàm chán trong những ngày bị kẹt ở nhà.
“Điều mà con cái cần để có một tinh thần khỏe mạnh chính là cha mẹ”, BS. Radesky nói. “Nếu bạn đang cảm thấy áp lực và phân tán, hãy dành thời gian cho các hoạt động giúp mình bình tĩnh trở lại, suy nghĩ thông suốt hơn và chú ý hơn tới những nhu cầu của con. Đây là những gì bạn cần để giúp trẻ thích nghi tốt hơn với tình hình này”.
(Theo NYT)
Dán mắt vào màn hình hàng giờ đồng hồ, những gì đọng lại chỉ là con số 0: Chúng ta chơi điện thoại hay bị "điện thoại chơi"?
Theo ICTVietNam
Link bài gốc: Áp dụng nguyên tắc 3C này, phụ huynh sẽ không còn phải đau đầu vì con cái cứ dán mắt vào màn hình suốt kỳ nghỉ tránh dịch
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chi tiết quy trình cấp sổ hồng cho condotel ở Khánh Hòa
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu