Đặc quyền của “con sếp”
Con của lãnh đạo trở thành đồng nghiệp là điều không phải nhân viên nào cũng thoải mái. Mùa hè là thời điểm cử nhân mới tốt nghiệp và sinh viên thực tập đến các doanh nghiệp và cũng là lúc tình huống này dễ bắt gặp hơn bao giờ hết.
“Tôi chưa bao giờ gặp ai hào hứng khi con của sếp đến làm việc”, Sarah Lopez, một nhà tuyển dụng từng làm ở các công ty phần mềm và xây dựng ở Cincinnati (Mỹ) cho biết. Lopez nhận thấy tinh thần của các nhân viên trong văn phòng thường sa sút ngay từ khoảnh khắc con của các lãnh đạo bước vào công ty.
Theo nhà tuyển dụng này, những bản CV “mỏng” kinh nghiệm và kỹ năng thu hút sự chú ý của mọi người. Nhiều nhân viên vẫn không khỏi thắc mắc trước đó đã có bao nhiêu ứng cử viên sáng giá hơn đã bị loại và lo sợ rằng cơ hội thăng tiến sẽ bị thu hẹp.
Ảnh minh họa
Một độc giả của Business Insider từng chia sẻ câu chuyện về người con gái lười biếng của một quản lý trong công ty. Cô gái này tên Stacy, dù được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng nhưng cả ngày chỉ xem Netflix, chơi xếp hình khi các nhân viên khác làm việc. Dù công ty có phần mềm quản lý danh sách việc cần làm, Stacy liên tục gọi "Mẹ ơi!" để hỏi xem phải làm gì tiếp theo và không bao giờ kiểm tra email của mình.
Sự xuất hiện của Stacy trở thành "ác mộng" của bộ phận khi cô liên tiếp mắc những sai lầm. Không những vậy, Stacy thường xuyên tranh cãi của mẹ của mình, việc những cô gái trẻ thường làm nhưng hoàn toàn không phù hợp với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vị độc giả và những nhân viên khác rất căng thẳng khi mọi nỗ lực hướng dẫn Stacy về quy trình làm việc đều vô nghĩa, thậm chí họ còn phải chịu trách nhiệm cho những sai sót của cô gái này.
Mối quan hệ gia đình và sự kế thừa thành công từ thế hệ trước được bàn luận sôi nổi trong năm nay khi thuật ngữ “nepo baby” trở nên phổ biến. Thuật ngữ này nổi lên từ mạng xã hội Tiktok, nhắm vào con cái của các ngôi sao Hollywood được hưởng nhiều đặc quyền từ hào quang của bố mẹ. Hiện “nepo baby” còn được áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác như giải trí, thể thao và kinh doanh.
Thuật ngữ "nepo baby" nhắm vào thế hệ kế cận trong gia đình ngôi sao Hollywood, giới doanh nhân và cả lĩnh vực thể thao. Ảnh: The Independent
Nghiên cứu của nhà kinh tế học Matthew Staiger của Đại học Harvard (Mỹ) chỉ ra rằng 29% người Mỹ làm việc cho một công ty của cha hoặc mẹ ngay từ khi mới bắt đầu sự nghiệp. Nhà kinh tế Staiger cũng ước tính rằng nhóm người “con sếp” này kiếm được nhiều tiền hơn 19% so với những người khác. “Đây là điều mà tôi nghĩ hầu hết mọi người đều cho rằng thật không công bằng”, Staiger nói.
Matthew Staiger còn nhận thấy những người không có bằng cấp hoặc ít kỹ năng được hưởng lợi nhiều nhất từ các mối quan hệ gia đình khi họ có thể chuyển từ công việc chân tay có mức lương tối thiểu sang vị trí nhân viên với mức lương cao hơn hẳn.
Trách nhiệm nặng nề khi trở thành người thừa kế
Ở chiều ngược lại, nhiều “cậu ấm cô chiêu” đến làm việc ở doanh nghiệp gia đình cũng biết rằng các nhân viên khác sẽ bàn tán và phán xét về họ vậy nên họ sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để chứng tỏ giá trị của bản thân. Chắc chắn sẽ có những đặc quyền khi là con của ông chủ nhưng cũng thật khó để thoát khỏi bóng của phụ huynh.
Theo WSJ, các bậc cha mẹ CEO thường để con họ tự lập trước, làm việc và tích lũy kinh nghiệm tại một công ty khác, sau đó mới giao phó con mình cho các quản lý khác “kèm cặp”. Họ thừa nhận hiệu quả công việc là cách duy nhất để “chặn đứng” những lời đồn đoán, phán xét.
Nhiều CEO không ngần ngại gây ra những khó khăn để con cái trưởng thành hơn trong quá trình làm việc tại công ty. Oscar Munoz, cựu CEO United Airlines đã giao cho con trai quản lý một tổ đội tại đường băng sân bay trong mùa hè.
“Tôi đã nói rằng nếu có động vật chạy trên đường băng thì con trai tôi sẽ phải là người đưa nó ra khỏi đó, thậm chí làm những việc vất vả hơn thế”, Munoz nói.
Cựu CEO United Airlines Oscar Munoz. Ảnh: WSJ
Cựu CEO United Airlines thừa nhận bản thân khó tính vì ông từng chịu nhiều thiệt thòi khi làm việc với con trai giám đốc tại một công ty khác. Vậy nên Munoz muốn con mình “lăn xả” thay vì chỉ ngồi không và được hưởng nhiều quyền lợi.
Theo Jay Zagorsky, người được kỳ vọng trở thành lãnh đạo thế hệ thứ tư của một nhà máy sản xuất đệm ở Massachusetts (Mỹ), ai cũng có thể tự mãn khi nghĩ rằng mình được vạch sẵn con đường thành công nhờ gia đình. Zagorsky từng không học hành nghiêm túc vì đinh ninh mình sẽ điều hành công việc kinh doanh.
Nhưng kết quả là nhà máy ngừng hoạt động trước khi anh chính thức tiếp quản nó. Zagorsky phải quay lại trường học, bắt đầu lại từ đầu để lấy bằng tiến sĩ và trở thành PGS tại Trường Kinh doanh Questrom của Đại học Boston (Mỹ).
Jay Zagorsky. Ảnh: WSJ
Một đồng nghiệp của Jay Zagorsky tại Đại học Boston là Patrick Abouchalache có mở khóa học dành cho những sinh viên muốn tiếp quản các công ty gia đình. Abouchalache cho biết hầu hết nhóm thanh niên này đều khiêm tốn, chăm chỉ và coi việc trở thành người thừa kế là một trách nhiệm nặng nề.
Chỉ khoảng 10% trong số họ sẽ làm cho công ty bố mẹ ngay sau khi tốt nghiệp. Những người còn lại đều muốn tự mình xây dựng sự nghiệp riêng, khi đó họ sẽ chứng minh được năng lực và có uy tín hơn nếu sau này gia nhập doanh nghiệp gia đình.
Theo WSJ, BI
Link bài gốc: Ác mộng con sếp đi làm ngồi xem Netflix và gọi 'mẹ ơi' cả ngày, CV 'mỏng dính' vẫn có thể kiếm nhiều tiền hơn nhân viên khác: Liệu có xứng đáng?
Con của lãnh đạo trở thành đồng nghiệp là điều không phải nhân viên nào cũng thoải mái. Mùa hè là thời điểm cử nhân mới tốt nghiệp và sinh viên thực tập đến các doanh nghiệp và cũng là lúc tình huống này dễ bắt gặp hơn bao giờ hết.
“Tôi chưa bao giờ gặp ai hào hứng khi con của sếp đến làm việc”, Sarah Lopez, một nhà tuyển dụng từng làm ở các công ty phần mềm và xây dựng ở Cincinnati (Mỹ) cho biết. Lopez nhận thấy tinh thần của các nhân viên trong văn phòng thường sa sút ngay từ khoảnh khắc con của các lãnh đạo bước vào công ty.
Theo nhà tuyển dụng này, những bản CV “mỏng” kinh nghiệm và kỹ năng thu hút sự chú ý của mọi người. Nhiều nhân viên vẫn không khỏi thắc mắc trước đó đã có bao nhiêu ứng cử viên sáng giá hơn đã bị loại và lo sợ rằng cơ hội thăng tiến sẽ bị thu hẹp.
Ảnh minh họa
Một độc giả của Business Insider từng chia sẻ câu chuyện về người con gái lười biếng của một quản lý trong công ty. Cô gái này tên Stacy, dù được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng nhưng cả ngày chỉ xem Netflix, chơi xếp hình khi các nhân viên khác làm việc. Dù công ty có phần mềm quản lý danh sách việc cần làm, Stacy liên tục gọi "Mẹ ơi!" để hỏi xem phải làm gì tiếp theo và không bao giờ kiểm tra email của mình.
Sự xuất hiện của Stacy trở thành "ác mộng" của bộ phận khi cô liên tiếp mắc những sai lầm. Không những vậy, Stacy thường xuyên tranh cãi của mẹ của mình, việc những cô gái trẻ thường làm nhưng hoàn toàn không phù hợp với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vị độc giả và những nhân viên khác rất căng thẳng khi mọi nỗ lực hướng dẫn Stacy về quy trình làm việc đều vô nghĩa, thậm chí họ còn phải chịu trách nhiệm cho những sai sót của cô gái này.
Mối quan hệ gia đình và sự kế thừa thành công từ thế hệ trước được bàn luận sôi nổi trong năm nay khi thuật ngữ “nepo baby” trở nên phổ biến. Thuật ngữ này nổi lên từ mạng xã hội Tiktok, nhắm vào con cái của các ngôi sao Hollywood được hưởng nhiều đặc quyền từ hào quang của bố mẹ. Hiện “nepo baby” còn được áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác như giải trí, thể thao và kinh doanh.
Thuật ngữ "nepo baby" nhắm vào thế hệ kế cận trong gia đình ngôi sao Hollywood, giới doanh nhân và cả lĩnh vực thể thao. Ảnh: The Independent
Nghiên cứu của nhà kinh tế học Matthew Staiger của Đại học Harvard (Mỹ) chỉ ra rằng 29% người Mỹ làm việc cho một công ty của cha hoặc mẹ ngay từ khi mới bắt đầu sự nghiệp. Nhà kinh tế Staiger cũng ước tính rằng nhóm người “con sếp” này kiếm được nhiều tiền hơn 19% so với những người khác. “Đây là điều mà tôi nghĩ hầu hết mọi người đều cho rằng thật không công bằng”, Staiger nói.
Matthew Staiger còn nhận thấy những người không có bằng cấp hoặc ít kỹ năng được hưởng lợi nhiều nhất từ các mối quan hệ gia đình khi họ có thể chuyển từ công việc chân tay có mức lương tối thiểu sang vị trí nhân viên với mức lương cao hơn hẳn.
Trách nhiệm nặng nề khi trở thành người thừa kế
Ở chiều ngược lại, nhiều “cậu ấm cô chiêu” đến làm việc ở doanh nghiệp gia đình cũng biết rằng các nhân viên khác sẽ bàn tán và phán xét về họ vậy nên họ sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để chứng tỏ giá trị của bản thân. Chắc chắn sẽ có những đặc quyền khi là con của ông chủ nhưng cũng thật khó để thoát khỏi bóng của phụ huynh.
Theo WSJ, các bậc cha mẹ CEO thường để con họ tự lập trước, làm việc và tích lũy kinh nghiệm tại một công ty khác, sau đó mới giao phó con mình cho các quản lý khác “kèm cặp”. Họ thừa nhận hiệu quả công việc là cách duy nhất để “chặn đứng” những lời đồn đoán, phán xét.
Nhiều CEO không ngần ngại gây ra những khó khăn để con cái trưởng thành hơn trong quá trình làm việc tại công ty. Oscar Munoz, cựu CEO United Airlines đã giao cho con trai quản lý một tổ đội tại đường băng sân bay trong mùa hè.
“Tôi đã nói rằng nếu có động vật chạy trên đường băng thì con trai tôi sẽ phải là người đưa nó ra khỏi đó, thậm chí làm những việc vất vả hơn thế”, Munoz nói.
Cựu CEO United Airlines Oscar Munoz. Ảnh: WSJ
Cựu CEO United Airlines thừa nhận bản thân khó tính vì ông từng chịu nhiều thiệt thòi khi làm việc với con trai giám đốc tại một công ty khác. Vậy nên Munoz muốn con mình “lăn xả” thay vì chỉ ngồi không và được hưởng nhiều quyền lợi.
Theo Jay Zagorsky, người được kỳ vọng trở thành lãnh đạo thế hệ thứ tư của một nhà máy sản xuất đệm ở Massachusetts (Mỹ), ai cũng có thể tự mãn khi nghĩ rằng mình được vạch sẵn con đường thành công nhờ gia đình. Zagorsky từng không học hành nghiêm túc vì đinh ninh mình sẽ điều hành công việc kinh doanh.
Nhưng kết quả là nhà máy ngừng hoạt động trước khi anh chính thức tiếp quản nó. Zagorsky phải quay lại trường học, bắt đầu lại từ đầu để lấy bằng tiến sĩ và trở thành PGS tại Trường Kinh doanh Questrom của Đại học Boston (Mỹ).
Jay Zagorsky. Ảnh: WSJ
Một đồng nghiệp của Jay Zagorsky tại Đại học Boston là Patrick Abouchalache có mở khóa học dành cho những sinh viên muốn tiếp quản các công ty gia đình. Abouchalache cho biết hầu hết nhóm thanh niên này đều khiêm tốn, chăm chỉ và coi việc trở thành người thừa kế là một trách nhiệm nặng nề.
Chỉ khoảng 10% trong số họ sẽ làm cho công ty bố mẹ ngay sau khi tốt nghiệp. Những người còn lại đều muốn tự mình xây dựng sự nghiệp riêng, khi đó họ sẽ chứng minh được năng lực và có uy tín hơn nếu sau này gia nhập doanh nghiệp gia đình.
Theo WSJ, BI
Link bài gốc: Ác mộng con sếp đi làm ngồi xem Netflix và gọi 'mẹ ơi' cả ngày, CV 'mỏng dính' vẫn có thể kiếm nhiều tiền hơn nhân viên khác: Liệu có xứng đáng?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu