Cụ bà họ Vương (68 tuổi, Trung Quốc) có thói quen tập thể dục bằng cách đi bộ lên xuống cầu thang chung cư sau mỗi bữa ăn. Được một thời gian, cụ Vương nhận ra đầu gối đau âm ỉ nên quyết định để cơ thể nghỉ ngơi, không tập thể dục nữa. Thế nhưng sau hơn 2 tháng, đầu gối không bớt đau mà chân còn yếu hơn trước. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ kết luận cụ bà bị thoái hóa khớp gối do tập thể dục sai cách.
Nhiều người đặt câu hỏi liệu người già có nên tập thể dục không. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động thể chất không đủ là nguyên nhân gây tử vong cao chỉ sau huyết áp cao, hút thuốc và lượng đường trong máu cao. Người cao tuổi không tập thể dục còn khiến cơ bắp yếu đi, dẫn tới đi lại khó khăn, khó ngủ, giảm hiệu quả của tim.
Ảnh minh hoạ
Tập thể dục là phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát viêm khớp, tăng huyết áp, thậm chí là mất trí nhớ tuổi già, theo MSN. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người trên 65 tuổi nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần.
Theo khuyến nghị trong "Hướng dẫn hoạt động thể chất cho người cao tuổi" của Trung Quốc, người cao tuổi có thể lực kém cũng nên thực hiện các bài tập giữ thăng bằng và phòng ngừa té ngã ít nhất 3 ngày/tuần.
Theo Bác sĩ Quách Nhất Phương, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), thể trạng của mỗi người là khác nhau nên bài tập và thời lượng tập cũng khác nhau nên lựa chọn bộ môn phù hợp cho bản thân rất quan trọng. Đối với người trung niên và cao tuổi, có 4 lưu ý người già nên tránh khi tập luyện để không gây hại cho sức khỏe.
Tuổi cao, các khớp xương trong cơ thể con người dần bị thoái hoá. Khi leo cầu thang nhiều, khả năng chịu tải của khớp gối sẽ tăng lên gấp 3 đến 5 lần, dễ gây tổn thương khớp gối. Đối với người cao tuổi, không nên leo cầu thang để tập thể dục, nếu không sẽ dễ đẩy nhanh quá trình lão hóa khớp.
Ảnh minh hoạ
Sau một đêm ngủ dậy, người già vận động khi bụng đói dễ dẫn đến máu chưa lên não, gây chóng mặt, đứng không vững, đặc biệt nguy hiểm cho những người mắc bệnh tim. Nếu người già đi tập quá sớm, cơ thể sẽ hít phải nhiều khí cacbonic không tốt cho sức khỏe. Buổi sáng cũng là thời điểm thời tiết còn se lạnh, dễ khiến mạch máu bị co lại, gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho người già là 6-7h sáng.
Đi bộ là một bài tập phù hợp với người cao tuổi nhưng nếu đi bộ quá nhiều, nhất là sau một thời gian dài không vận động sẽ gây căng cơ, đau nhức xương khớp. Vậy nên người già cần có thời lượng đi bộ và số bước đi vừa đủ, không nên cố đủ mục tiêu nhiều người vẫn đặt ra là 10.000 hay 20.000 bước. Mỗi ngày người cao tuổi chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút đã có thể phát huy tối đa lợi ích của bộ môn này, để cơ thể dẻo dai, tràn đầy năng lượng.
Ảnh minh hoạ
Bài tập chống đẩy, đẩy tạ, đấm bốc, bóng đá, leo núi có nhiều lợi ích nhưng lại không phù hợp với người cao tuổi. Phần lớn trong số họ mắc các bệnh mãn tính, chức năng phổi suy giảm. Nếu mắc các bệnh về đường hô hấp, huyết áp cao thì càng khó thực hiện các bộ môn này vì vận động liên tục có thể khiến huyết áp tăng nhanh, thở không đều, nhịp tim bất thường,...
Các chuyên gia gợi ý một số bộ môn phù hợp, cường độ vừa phải với người già bao gồm tập yoga giúp tăng khả năng vận động linh hoạt, giữ thăng bằng, tăng cường sức mạnh cơ thể của người già và ngăn ngừa nguy cơ té ngã, tập thái cực quyền hoặc đạp xe, chạy chậm, khiêu vũ. Điều quan trọng của luyện tập ở người già không phải là tập nhiều, tập hết sức mà là phải tập thường xuyên, có hệ thống, phù hợp với bản thân, kiên trì, liên tục.
Theo Toutiao
Link bài gốc: 4 sai lầm khi tập thể dục người cao tuổi nên chú ý kẻo dễ chấn thương, gây hại khôn lường cho sức khỏe
Nhiều người đặt câu hỏi liệu người già có nên tập thể dục không. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động thể chất không đủ là nguyên nhân gây tử vong cao chỉ sau huyết áp cao, hút thuốc và lượng đường trong máu cao. Người cao tuổi không tập thể dục còn khiến cơ bắp yếu đi, dẫn tới đi lại khó khăn, khó ngủ, giảm hiệu quả của tim.
Ảnh minh hoạ
Tập thể dục là phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát viêm khớp, tăng huyết áp, thậm chí là mất trí nhớ tuổi già, theo MSN. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người trên 65 tuổi nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần.
Theo khuyến nghị trong "Hướng dẫn hoạt động thể chất cho người cao tuổi" của Trung Quốc, người cao tuổi có thể lực kém cũng nên thực hiện các bài tập giữ thăng bằng và phòng ngừa té ngã ít nhất 3 ngày/tuần.
Theo Bác sĩ Quách Nhất Phương, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), thể trạng của mỗi người là khác nhau nên bài tập và thời lượng tập cũng khác nhau nên lựa chọn bộ môn phù hợp cho bản thân rất quan trọng. Đối với người trung niên và cao tuổi, có 4 lưu ý người già nên tránh khi tập luyện để không gây hại cho sức khỏe.
1. Tập thể dục bằng cách leo cầu thang
Tuổi cao, các khớp xương trong cơ thể con người dần bị thoái hoá. Khi leo cầu thang nhiều, khả năng chịu tải của khớp gối sẽ tăng lên gấp 3 đến 5 lần, dễ gây tổn thương khớp gối. Đối với người cao tuổi, không nên leo cầu thang để tập thể dục, nếu không sẽ dễ đẩy nhanh quá trình lão hóa khớp.
Ảnh minh hoạ
2. Tập thể dục quá sớm
Sau một đêm ngủ dậy, người già vận động khi bụng đói dễ dẫn đến máu chưa lên não, gây chóng mặt, đứng không vững, đặc biệt nguy hiểm cho những người mắc bệnh tim. Nếu người già đi tập quá sớm, cơ thể sẽ hít phải nhiều khí cacbonic không tốt cho sức khỏe. Buổi sáng cũng là thời điểm thời tiết còn se lạnh, dễ khiến mạch máu bị co lại, gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho người già là 6-7h sáng.
3. Đi bộ quá nhiều
Đi bộ là một bài tập phù hợp với người cao tuổi nhưng nếu đi bộ quá nhiều, nhất là sau một thời gian dài không vận động sẽ gây căng cơ, đau nhức xương khớp. Vậy nên người già cần có thời lượng đi bộ và số bước đi vừa đủ, không nên cố đủ mục tiêu nhiều người vẫn đặt ra là 10.000 hay 20.000 bước. Mỗi ngày người cao tuổi chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút đã có thể phát huy tối đa lợi ích của bộ môn này, để cơ thể dẻo dai, tràn đầy năng lượng.
Ảnh minh hoạ
4. Tập quá nặng
Bài tập chống đẩy, đẩy tạ, đấm bốc, bóng đá, leo núi có nhiều lợi ích nhưng lại không phù hợp với người cao tuổi. Phần lớn trong số họ mắc các bệnh mãn tính, chức năng phổi suy giảm. Nếu mắc các bệnh về đường hô hấp, huyết áp cao thì càng khó thực hiện các bộ môn này vì vận động liên tục có thể khiến huyết áp tăng nhanh, thở không đều, nhịp tim bất thường,...
Các chuyên gia gợi ý một số bộ môn phù hợp, cường độ vừa phải với người già bao gồm tập yoga giúp tăng khả năng vận động linh hoạt, giữ thăng bằng, tăng cường sức mạnh cơ thể của người già và ngăn ngừa nguy cơ té ngã, tập thái cực quyền hoặc đạp xe, chạy chậm, khiêu vũ. Điều quan trọng của luyện tập ở người già không phải là tập nhiều, tập hết sức mà là phải tập thường xuyên, có hệ thống, phù hợp với bản thân, kiên trì, liên tục.
Theo Toutiao
Link bài gốc: 4 sai lầm khi tập thể dục người cao tuổi nên chú ý kẻo dễ chấn thương, gây hại khôn lường cho sức khỏe
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nên Phun Môi Màu Nào Ở Độ Tuổi 35-40?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ cuối tháng 7 Âm lịch là lúc 4 con giáp này may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sang tháng 9, có 4 con giáp hết khổ, từ nay vận may...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hơn 400 dự án bất động sản tại Hà Nội được gỡ vướng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu